An toàn giao thông là gì và các biện pháp hiệu quả

Trên toàn thế giới thì Việt Nam là một nước có tỷ lệ tai nạn giao thông gần như là cao nhất do đó mà vấn đề an toàn giao thông đang trở nên vô cùng nhức nhối và nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Hôm nay vieclam123.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu an toàn giao thông là gì và tầm quan trọng nó đem lại ra sao nhé.

1. An toàn giao thông là gì và phân loại ra sao?

1.1. Tìm hiểu khái niệm an toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông được hiểu là một thuật ngữ được dùng khá rộng rãi và nhiều người biết đến nhưng chưa thực sự có một định nghĩa cụ thể. Hiểu một cách đơn giản thì an toàn giao thông chính là là sự bảo đảm cho các đối tượng tham gia giao thông giảm thiểu được nguy cơ tình trạng phát sinh ra tai nạn giao thông, hạn chế tối đa việc tổn thất về tính mạng, vật chất, tinh thần của con người khi tai nạn giao thông xảy ra.

Bên cạnh đó thì tai nạn giao thông cũng được cho là những sự cố phát sinh xảy ra bất ngờ, ngoài ý muốn chủ quan của con người bởi vi phạm quy tắc đề ra trong luật an toàn giao thông hay gặp phải trường hợp, rủi ro không kịp tránh khỏi gây ra thiệt hại về tài sản, về người cho xã hội.

An toàn giao thông là gì An toàn giao thông là gì

1.2. An toàn giao thông được phân loại ra sao?

1.2.1. An toàn giao thông chủ động

An toàn giao thông chủ động có nghĩa là sự an toàn được xuất phát ngay từ ý thức con người, sự chuẩn bị kỹ càng, cẩn trọng trong việc tham gia giao thông hỗ trợ bạn tránh được rủi ro tai nạn cao nhất.

Sự chuẩn bị này được thể hiện qua chất lượng, tính chất của kết cấu phương tiện tham gia giao thông hỗ trợ việc lái xe an toàn ví dụ như tính ổn định, tính chất phanh, tín hiệu cảnh báo, tính chiếu sáng, tính cơ động,… bên cạnh đó thì việc chủ động an toàn giao thông còn được thể hiện thông qua vấn đề hiểu biết luật giao thông của con người cũng như sự nhạy bén trong việc xử lý tình huống tham gia giao thông.

Phân loại an toàn giao thông Phân loại an toàn giao thông

Mỗi người khi tham gia giao thông cần phải có ý thức tuân thủ luật lệ, quy định giao thông để có được những yếu tố an toàn trên. Ngoài ra thì cần bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa các điểm hư hỏng để phương tiện di chuyển được đảm bảo an toàn. Đồng thời thì phía bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần theo dõi thường xuyên, sửa chữa khắc phục, nâng cấp hệ thống đèn đường, đường xá, biển báo giao thông.

1.2.2. An toàn giao thông bị động

An toàn giao thông bị động được hiểu là sự bảo đảm do chất lượng, tính chất trong kết cấu mục đích chấn thương giảm thiểu của lái xe khi tai nạn xảy ra bởi kết cấu của xe cũng được quyết định bởi yếu tố này.

An toàn môi trường là những yếu tố buộc hoặc cho phép đối tượng tham gia giao thông giảm những tác động gây hại đến môi trường xung quanh ta ví dụ như tiếng ồn, bụi bẩn, khí xả độc hại,.. Mọi người khi đọc qua nội dung trên cũng đã cảm nhận được vai trò hết sức quan trọng trong đời sống về vấn đề an toàn giao thông. Vì thế mà việc giữ an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước mà còn là nhiệm vụ của toàn dân cùng chung tay đẩy lùi tỷ lệ tai nạn giao thông.

Tham gia giao thông Tham gia giao thông

2. Lợi ích mang lại khi đảm bảo an toàn giao thông

Yếu tố được ưu tiên lên hàng đầu hiện nay là đảm bảo an toàn giao thông, đã xuất hiện nhiều mới được ra đời tuy nhiên hướng đến mục đích cuối cùng vẫn là đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu đi tỷ lệ tai nạn giao thông xuống mức thấp nhất có thể. Sẽ có khá nhiều lợi ích mà việc an toàn giao thông đem lại như:

Đảm bảo tính mạng cho con người: Theo như nghiên cứu thống kê tại đất nước Việt Nam thì tai nạn giao thông chết người có số lượng người quá khủng khiếp lên đến co số hơn 40000 người tính đến thời điểm hiện tại, kèm theo đó là nỗi mất mát đi người thân, tinh thần cho phía bên gia đình của nạn nhân. Không những vậy số lượng người thị thương tật do tai nạn giao thông cũng không hề nhỏ đó đó sẽ kéo giảm được số người bị thương và tử vong một cách đáng kể nếu như được đảm bảo tốt an toàn giao thông để chính xác với nội dung khẩu hiệu “an toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi gia đình và cả xã hội”.

Thiệt hại kinh tế giảm đi: Ngoài việc giảm thiệt hại về tính mạng con người thì mặt kinh tế cũng được tác động về chi phí chữa phương tiện di chuyển, chi phí chạy chữa cho người bị nạn, ùn tắc giao thông,… có hậu quả vô cùng lớn do ảnh hưởng kinh tế gây nên.

Lợi ích an toàn giao thông Lợi ích an toàn giao thông

Tồn tại một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa giữa an toàn giao thông và văn hóa giao thông. An toàn giao thông thông sẽ được đảm bảo nếu như văn hóa giao thông của mọi người nâng cao, kéo theo đó đem lại bình yên hạnh phúc cho xã hội vì tỉ lệ tai nạn giao thông sẽ giảm xuống. Ngược lại nếu như thực hiện tốt an toàn giao thông và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ, tuân thủ quy định luật đường bộ thì nhiều người nhìn vào gương đó học tập thì cúng giúp cho văn hóa giao thông được đẩy lên chất lượng hơn và thấy được lợi ích mang lại từ an toàn giao thông.

3. Giải pháp hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn giao thông

Thứ nhất là mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức về luật giao thông đường bộ qua nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn dán ghi nhớ tại một vị trí nào đó quen thuộc bạn hay đi lại hàng ngày, hàng giờ để thuộc và chấp hành nghiêm chỉnh. Bên cạnh đó thì tập thói quen xem báo nghe đài để nắm chắc các quy định mới mẻ về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về luật giao thông đường bộ trên các đường phố, ngõ ngách.

Thứ hai là không nên quá xem thường việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, khi lái xe dùng điện thoại di động, dùng còi xe xi nhan không đúng quy định, đi bộ không đúng khu vực,…Không được kinh doanh buôn bán qua việc lấn chiếm lề đường, lòng đường,… Khi tham gia giao thông không được uống rượu bia, nên sử dụng những phương tiện công cộng cho an toàn nếu đã lỡ uống bia rượu không thể trực tiếp lái xe.

Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông

Thứ ba là cần mạnh dạn tố giác các đối tượng không chấp hành luật giao thông đường bộ ví dụ nạn đinh tặc, thanh niên đua xe trái phép,..Cần hỗ trợ cảnh sát đối phó với những đối tượng vi phạm giao thông và có hành vi chống lại người đi thành công vụ để răn đe cho những lần sau không dám tái phạm.

Thứ tư đối với những ngành chức năng cần kiểm tra sát sao việc sức khỏe lái xe, đối với người nghiện chất kích thích, bia rượu thì không được cấp giấy phép lái xe. Tình huống đã đã cấp phép lái xe thì phải cai nghiện và không cho phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Thu hồi giấy phép lái xe đối với người không thể cai nghiện.

Thứ 5 là các bậc phụ huynh cần phải tuân thủ luật giao thông đường bộ để con cái nhìn làm gương để thực hiện nay. Quản lý sát sao con em không để con em quá nhỏ sử dụng phương tiện xe máy tham gia giao thông.

Thứ 6 nhà trường cần tuyên truyền luật giao thông đường bộ thường xuyên và phải có biện pháp để ngăn ngừa hạn chế tình trạng học sinh còn đi học vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ có mức hạ hạnh kiểm nếu vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Khẩu hiệu an toàn giao thông Khẩu hiệu an toàn giao thông

Thứ bảy là hỗ trợ cứu giúp người bị tai nạn, kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu để thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông. Luôn thể hiện thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, một số nguyên nhân bị ùn tắc giao thông, nguy cơ tai nạn giao thông do một số đối tượng có hành vi ứng xử kém ví dụ đánh nhau, gây gổ.

Cần tăng cường cho cảnh sát đi tuần tra, giải quyết xử lý các đối tượng vi phạm, về ban đêm có khá nhiều người vi phạm luật giao thông đường bộ do đó cần tăng cường kiểm soát vào thời gian này.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung an toàn giao thông là gì và biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông cho xã hội. Phía trước tay lái là sự sống cho nên hãy lái xe bằng cả trái tim đó là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi gắm đến độc giả. Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại bạn đọc trong những bài viết tiếp theo của vieclam123.vn với nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.