An ninh – Xã hội | Báo Nhân Dân điện tử
Mục Lục
Pháp đình “xộc xệch”
Các phiên tòa xét xử tội phạm diễn ra hằng ngày, tưởng đã “chuẩn không cần chỉnh” hóa ra không phải thế. Pháp đình chưa chuẩn từ năng lực chuyên môn cũng như cách bố trí chỗ ngồi cho từng chức danh của hội đồng xét xử.
…Bỗng nhiên
* Dân nhậu đang nhậu,… bỗng nhiên phấn khởi ra mặt khi biết mình góp công sức không nhỏ để Việt Nam giành danh hiệu tiêu thụ 3 tỷ lít bia (bình quân mỗi người uống 32 lít/năm) vô địch uống bia ở Đông-Nam Á và xếp hạng oách của thế giới! “Văn hóa dzô… dzô…” từ sáng đến tối, từ tửu quán, nhà hàng sang trọng cho đến hang cùng ngõ hẻm… làm hư hỏng không biết bao nhiêu thân phận con người, từ cán bộ công chức đến dân đen, thậm chí cả vị thành niên.
Tìm lại chính mình
Có trăm ngàn vạn nẻo đưa đường dẫn lối những chàng trai, cô gái khỏe mạnh trở thành môn đệ của ma túy. Những con người một thời lầm lỡ quyết chí đứng dậy sau vấp ngã, miệt mài sửa sai ở Trung tâm giáo dục lao động tỉnh Sơn La. Lối về hun hút, mịt mùng hay lóe sáng tương lai đang phụ thuộc nghị lực chính họ.
Phía sau những công trình
Trong hàng nghìn dự án thủy điện, di dân tái định cư (TĐC) thủyđiện Sơn La được coi là một trong những dự án trọng điểm quốcgia, có cơ chế chính sách tương đối toàn diện, tập trung giải quyết tốt những vấn đề về đời sống, sản xuất cho đồng bào. Trên thực tế, cuộc sống của người dân đang từng bước ổn định, nhưng để bảo đảm lâu dài, vẫn còn nhiều việc phải làm…
Những dòng sông chết…
Mùa bão lũ đi qua, nước dâng bất thường ngập nhà cửa, cuốn trôi hoa màu, mùa khô lại cạn kiện đến tận cùng. Đó là những gì đã và đang diễn ra trong đời sống của người dân vùng hạ lưu thủy điện ở Tây Nguyên.
Loại bỏ các dự án thủy điện kém hiệu quả
Đầu tư quy hoạch thủy điện cấp tập tràn lan trong một thời gian ngắn, công tác khảo sát thiết kế ban đầu chưa được tiến hành chỉn chu bài bản, quản lý hệ thống hồ chứa còn manh mún, giao phó hết cho các nhà đầu tư, trong đó có nhiều nhà đầu tư tư nhân dẫn đến những hệ lụy khôn lường, là bức xúc của không ít người dân vùng hạ lưu thủy điện, của các nhà khoa học và cả các đại biểu Quốc hội. Nhiều tiếng nói thẳng thắn, đầy trách nhiệm đã trực diện vào hàng loạt vấn đề còn tồn đọng để cùng tìm ra một hướng khắc phục căn cơ, hiệu quả nhất.
Thảm họa từ những dự báo lạc hậu
Bất chấp cảnh báo từ giới khoa học, bất chấp cả sự phản ứng dai dẳng của cư dân sở tại, trong một thời gian ngắn, các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ chi chít mọc lên trên các con sông khắp dải đất miền trung, Tây Nguyên đã gây ra hậu quả khôn lường về môi trường, dòng chảy, tác động đến mọi mặt kinh tế – xã hội địa phương. “Thủy điện xả lũ” thốt nhiên trở thành cụm từ tạo nên nỗi ám ảnh khôn nguôi với hàng triệu người sinh sống ở vùng hạ du, kèm theo đó là những tranh cãi chưa có hồi kết về một “quy trình xả lũ” có hay không phù hợp tiêu chuẩn?
Thủy điện – Tài nguyên không vô tận
Liên tiếp các đợt lũ lụt khủng khiếp, với cấp độ tàn phá ngày một nặng nề hơn giáng xuống miền trung thời gian qua được coi là hệ quả của biến đổi khí hậu vốn mỗi lúc lại thêm khó lường. Bên cạnh đó, một nguyên nhân cũng liên tục được nhắc tới, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp gây nên thiệt hại không nhỏ cho người dân là do các nhà máy thủy điện “đồng loạt xả lũ”.
Nhà Bè nước chảy…
Sài Gòn hai phía là sông. Ai đến xứ này đều biết câu ca: Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.Câu ca ấy cũng man mác như dòng sông hôm nay.
Căng thẳng từng giây
Trời sậm tối, Móng cái, thành phố vùng biên ải đã dần ngơi dáng vẻ tấp nập thường tình. Dòng sông Ka Long yên bình và sầm uất tàu thuyền lại qua trong màn đêm tịch mịch. Mọi động tĩnh của một người đàn ông đầy dấu hiệu khả nghi đang loay hoay xe máy ở khu vực kè sông biên giới đã không lọt khỏi tầm mắt nhà nghề của các trinh sát Đội chống ma túy, tội phạm Đồn biên phòng số 7 và Đồn biên phòng Hải Hòa (Bộ đội biên phòng Quảng Ninh). Tín hiệu được phát ra, các trinh sát ập đến…
Ma túy – cuộc chiến không khoan nhượng
Ma túy là vấn nạn không chỉ của một quốc gia mà còn là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Cũng như các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế, Việt Nam đã có nhận thức sâu sắc về tác hại của ma túy đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội. Việc đấu tranh phòng, chống ma túy ở Việt Nam luôn là một mặt trận cam go, được cả xã hội quan tâm.
Phải quyết liệt hơn nữa
Quân số mỏng tỷ lệ nghịch với đường biên giới dài, mức lợi nhuận siêu khủng kích thích sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các đối tượng buôn bán, vận chuyển cộng với số lượng người sử dụng không ngừng gia tăng đã khiến cuộc đối đầu với ma túy của các lực lượng chức năng ngày càng cam go, khốc liệt.
“Bước gian nan tìm lại chính mình”
Trong khuôn viên rộng thoáng của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Hải Phòng, nơi cả tập thể hơn nghìn người đang ngày đêm nỗ lực đẩy lùi tệ nạn ma túy, người ta tuyệt nhiên không thấy pa-nô, áp-phích như vẫn hay thấy ở bên ngoài. Không tiếng nói to, không hơi thuốc lá, không rượu, thậm chí không cả chè, trong môi trường thân thương, dễ chịu, tập thể nhân viên Trung tâm cùng sống, cùng ăn, cùng ở với học viên, tạo sự bình đẳng và tin cậy…
Nẻo về của Tuấn
Nhìn Lê Trung Tuấn – một doanh nhân khá thành đạt hiện nay, ít ai có thể ngờ rằng, đã có thời kỳ anh là nỗi khiếp sợ của cả vùng. Câu chuyện hoàn lương của Tuấn đã và đang gieo niềm tin hy vọng cho những ai trót sa chân vào con đường lầm lạc.
Vật lộn giữ rừng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”. 40 năm qua, thực hiện lời dạy của Người, lực lượng kiểm lâm Việt Nam đã không ngừng phát huy phẩm chất và năng lực để trở thành những người chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ rừng. Nhưng, cuộc chiến giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, và còn rừng, cuộc chiến giữ rừng vẫn còn tiếp diễn…
Chuyện tình của nữ Quân báo
Những ngày tháng 4 lịch sử, tại ngôi nhà trong hẻm 100/119c, đường Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, bà Vũ Thị Cúc kể lại kỷ niệm với người chồng – liệt sĩ Tô Hoài Thanh (Ba Thanh).
Chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao
Trước kia, nếu coi tội phạm hình sự, tội phạm ma túy là cực kỳ nguy hiểm, thì nay, tội phạm sử dụng công nghệ cao (CNC) đang trở thành quốc nạn của nhiều quốc gia và mỗi gia đình. Lợi dụng sự hám lợi, thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân, ở Việt Nam, tội phạm sử dụng công nghệ cao đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống.
Bắt cướp ở Đà thành
Được trang bị công cụ hỗ trợ, đảm nhận vai trò chủ lực trong đấu tranh với tội phạm cướp giật và hành hung, gây rối trên đường phố, Lực lượng vũ trang liên ngành (gồm công an và bộ đội biên phòng) của thành phố Đà Nẵng đã và đang đem lại sự bình yên cho thành phố, trung tâm của khu vực miền trung, Tây Nguyên.
Hệ lụy từ làm dâu xứ người
Vốn xưa nay, chuyện phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc không còn xa lạ. Sướng hay khổ là phúc phận của mỗi người, cũng như những cặp vợ chồng thuần Việt ở xứ ta vậy thôi… Không phải cuộc hôn nhân ngoại quốc nào cũng có kết cục xấu. Tuy nhiên, khi hiện tượng này gần như trở thành trào lưu, khi người phụ nữ quyết định chọn tấm chồng không xuất phát từ tình yêu, khi cuộc sống có quá nhiều khác biệt… sự rủi ro trong canh bạc cuộc đời mà họ tự lựa chọn, càng dễ xảy ra.
Nỗi lo trộm cắp mùa cà-phê
Hàng chục nghìn người từ các tỉnh đồng bằng đang ùn ùn kéo về Tây Nguyên khi mùa thu hoạch cà-phê đang vào chính vụ. Hái cà-phê thuê đã giúp nhiều người có thu nhập đáng kể lúc nông nhàn. Tuy nhiên, không ít người trong số đó đã sa đà vào tệ nạn cờ bạc, rượu chè, đến khi hết tiền các đối tượng này “ra tay” trộm cắp cà-phê. Hai mùa thu hoạch cà-phê gần đây, nạn trộm cắp cà-phê đã trở nên nhức nhối bởi không chỉ gia tăng về số lượng mà còn xảy ra cả những vụ trọng án…
Gương mặt đô thị hiện đại
Tắc đường, giao thông lộn xộn, tai nạn nhiều và bao hiểm họa bất thường rình rập con người mỗi khi bước chân ra khỏi nhà khiến hình ảnh các đô thị của chúng ta mất đi bao dáng vẻ bình an, tươi đẹp và cuốn hút. Ai cũng cáu kỉnh bực dọc khi phải đối diện với các tồn đọng hằng ngày, chạm trán với kẹt xe, với các hành vi vi phạm luật giao thông và cả sự tắc trách, thậm chí tiêu cực của lực lượng chức năng mà đại diện tiêu biểu là cảnh sát giao thông (CSGT) nhưng để ứng xử tích cực hơn, văn minh hơn và tôn trọng luật hơn tại nơi công cộng thì nhiều người dân lại thụ động, chưa hợp tác.
Cơn ác mộng của cư dân phố thị
Ngoài áp lực kẹt xe, ùn tắc, tai nạn giống với Hà Nội, người dân TP Hồ Chí Minh – đô thị sôi động bậc nhất cả nước còn đang phải đối mặt với mối kinh hoàng mỗi khi bước chân ra đường: Nạn cướp giật. Cướp gia tăng đến độ, người dân đã mặc nhiên chấp nhận sống chung với rủi ro và sẽ là không bình thường nếu một ngày, thành phố vắng tin tức về các vụ cướp! Huy động tối đa sức mạnh của các lực lượng, từ cảnh sát hình sự, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, thêm nhiệt tâm của các hiệp sĩ đường phố và sự chủ động từ chính người dân, những quái xế mang khuôn mặt tử thần chắc chắn sẽ bị triệt tiêu trong một ngày gần đây…
Xây dựng hình ảnh cảnh sát giao thông uy nghiêm, thân thiện
Thẳng thắn, không né tránh, vừa tiếp quản chiếc ghế “nóng” – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ đường sắt (PC67) Công an thành phố Hà Nội – Đại tá Đào Vịnh Thắng (ảnh bên) đã trực diện với ngay cả các vấn đề tồn đọng trong lực lượng của mình, khi đối thoại cùng chúng tôi. Với những trải nghiệm của người hơn 30 năm khoác trên mình bộ sắc phục CSGT, Đại tá Đào Vịnh Thắng cho rằng, không có sự chung sức sẻ chia của chính người dân mà chỉ dựa vào nỗ lực của riêng lực lượng CSGT thì trật tự an toàn giao thông ở thủ đô sẽ khó có thể cải thiện được.
Trật tự đô thị phản chiếu từ… cảnh sát giao thông
Tang tảng sáng, chuông báo thức réo liên hồi. Cuống cuồng trở dậy, cuống cuồng thực hiện những việc chẳng thể đặng đừng để đón chào một ngày mới. Rồi như thường lệ, cuống cuồng lao ra đường với nỗi phấp phỏng chưa hôm nào đổi khác: Chẳng hiểu cái ngã tư cách nhà vài trăm mét, giờ này đã đông nghẹt chưa? Không riêng ai, tắc đường, kẹt xe, thêm nỗi tai nạn giao thông…, nhiều năm nay đã là ám ảnh thường trực của đông đảo cư dân các đô thị lớn, nhất là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh…
Tôi yêu bộ sắc phục khoác trên thân hình con gái
Nhớ cái đận những năm 60, các cô gái văn công quân đội sau khi từ Trung Quốc về, được nước bạn may tặng cho mỗi cô một bộ quân phục bằng vải dạ gabadin mầu xanh rêu, sóng bước ra Bờ Hồ đã làm chao chênh cả mặt nước cổ xưa, làm ngỡ ngàng biết bao những mắt nhìn kẻ khác giới.
Thức đêm cùng 141
Thành phố vào đêm, các tuyến đường gần như dày đặc phương tiện qua lại. Dòng ánh sáng nhập nhòa từ hàng vạn đèn xe cùng với tiếng gầm gừ của động cơ cứ lừ đừ trôi từ hướng Nguyễn Chí Thanh về Láng khiến hơi may những ngày cuối thu dường như ấm lên. Giữa ngã tư tấp nập và có phần ngổn ngang của công trình cầu vượt còn dang dở, xuất hiện mầu áo của cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động lẫn với những bộ thường phục chỉn chu có, bụi bặm có, sành điệu có… Tất cả họ đang có chung một nhiệm vụ là kiểm tra người, phương tiện vi phạm luật giao thông và các đối tượng có nhiều biểu hiện nghi vấn. Họ là 141!
“Ra đường sợ nhất… giao thông”
“Ra đường sợ nhất giao thông / Thanh tra, cơ động, mấy ông xã phường” – anh Hoàng Linh, lái xe taxi Ba Sao đã hài hước ngân nga, khi biết tôi muốn tìm hiểu thực hư câu chuyện chấp nhận “sống chung với… xử phạt” của cánh tài xế taxi. Bởi cứ ra đường là phải phạm luật, vi phạm thì bị xử phạt nên chỉ cần thoáng thấy bóng các lực lượng chức năng được liệt kê trong hai câu thơ trên là mấy anh lái xe đã “tim đập, chân run”. Bị phạt tiền, bị tạm giữ bằng lái một, hai tháng đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực.
Nỗi lo tai nạn đường biển
Với 3.000 km bờ biển và nhiều hải cảng có vị trí thuận lợi là thế mạnh để ngành Hàng hải Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình hình tai nạn hàng hải do đâm va hoặc các sự cố liên quan đến tàu biển làm hư hỏng, chìm đắm, gây ô nhiễm môi trường và gây hậu quả chết người tương đối phổ biến. Tìm nguyên nhân, đề ra các biện pháp phòng ngừa tai nạn đường biển là việc làm có ý nghĩa khoa học và thiết thực.
Dở dang nhiều hạng mục, ảnh hưởng điều hành bay
Dự án xây dựng Đài kiểm soát không lưu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài mới đi vào hoạt động (từ ngày 19-7-2012), nhưng đến nay vẫn chưa thể khánh thành vì nhiều hạng mục quan trọng của dự án đến nay chưa hoàn thành. Nhiều đơn thư tố cáo gửi tới các cơ quan báo chí phản ánh mục tiêu ban đầu của dự án chưa đạt được chính vì sự dở dang của các hạng mục này…
Sự thật lẩn khuất giữa rừng Yok Đôn
Cuộc chiến giữa các lực lượng bảo vệ rừng với lâm tặc chưa bao giờ khốc liệt như bây giờ. Là Vườn Quốc gia (VQG) lớn nhất Việt Nam với nhiều loài động thực vật hiếm quý, Yok Đôn không có lấy một ngày yên tĩnh…