Âm hộ là gì? Phân biệt âm hộ, âm vật, âm đạo để chăm sóc đúng cách

>> Tìm hiểu thêm: 9 bí quyết giúp bạn chăm sóc vùng kín khỏe mạnh

Sự thay đổi của âm hộ theo từng giai đoạn

sự thay đổi của âm hộ là gì

Theo từng thời kỳ, âm hộ phụ nữ sẽ thay đổi đặc trưng.

Tuổi dậy thì: Âm hộ thay đổi như thế nào?

Âm hộ thay đổi trong tuổi dậy thì khi cơ thể gia tăng estrogen và bắt đầu phát triển nhanh. Môi bé phát triển và rộng ra. Lông mu bắt đầu mọc nhiều và trở nên dày, xoăn hơn.

Âm hộ cũng có thể thay đổi màu sắc. Trải qua dậy thì, màu sắc của cô bé có thể chuyển đổi từ màu hồng nhạt đến đỏ nâu sẫm, hoặc thâm đen. Màu sắc cũng có thể thay đổi theo các sắc tộc khác nhau.

>> Đọc thêm: Điểm danh 8 nguyên tắc chăm sóc vùng kín phụ nữ cần nhớ

Thời kỳ mang thai: Những thay đổi của âm hộ là gì?

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc lưu lượng máu chảy đến vùng âm hộ sẽ nhiều hơn, và khiến âm hộ sưng lên. Màu da âm hộ và lỗ âm đạo có thể sẫm lại.

Một số phụ nữ có thể bị giãn tĩnh mạch ở âm đạo, âm hộ và hậu môn trong khi mang thai. Tình trạng này có thể gây khó chịu, nhưng sẽ thường biến mất sau khi mang thai.

Sau khi sinh nở: Âm hộ thay đổi như thế nào?

Trong quá trình sinh nở, da ở đáy chậu phải căng ra để chứa đầu của em bé. Đôi khi, da và các mô của tầng sinh môn bị rách. Những vết rách nhỏ có thể tự lành mà không cần khâu, nhưng một số vết rách cần được phẫu thuật.

Một vấn đề khác sau khi sinh con là khô âm đạo, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Khô âm đạo có thể do thay đổi nồng độ hormone. Chất bôi trơn và liệu pháp estrogen cục bộ có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề này.

Thời kỳ mãn kinh: Những thay đổi của âm hộ – âm đạo là gì?

Việc giảm estrogen cũng có thể làm mỏng niêm mạc đường tiết niệu của bạn. Do những thay đổi này, nhiều phụ nữ có thể gặp phải hội chứng cơ quan sinh dục của thời kỳ mãn kinh (GSM) bao gồm:

  • Ngứa hoặc kích ứng
  • Nóng rát

  • Giảm bôi trơn

  • Giảm độ đàn hồi

Ngoài ra, tình trạng giảm nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo trong thời kỳ mãn kinh. Theo thời gian, niêm mạc âm đạo của bạn có thể mỏng hơn, khô hơn và kém đàn hồi hơn.

>> Gợi ý cho bạn: Mách bạn cách chăm sóc âm đạo sau mãn kinh

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin mà chị em cần biết về cấu tạo âm hộ, chức năng và cách chăm sóc âm hộ phụ nữ. Nếu bạn còn những thắc mắc chưa được giải đáp, hãy cho Hello Bacsi biết tại Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi nhé!