A-Z về đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất

16. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở của Luật Thái An

5. Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất là gì?

Các cá nhân, pháp nhân có thể có được quyền sử dụng đất bằng nhiều cách, trong đó có việc thực hiện đấu giá đất / đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất. Đấu giá đất hay đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất là việc trả giá cạnh tranh nhất để có được đất. Việc này phải tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai. Công ty Luật Thái An với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn luật đất đai, sẽ tư vấn về đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất dưới đây:

Mục Lục

1. Cơ sở pháp lý quy định việc đấu giá đất / đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất

Cơ sở pháp lý quy định việc đấu giá đất / đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật Đất đai 2013;
  • Luật Thi hành án dân sự năm 2014;
  • Thông tư liên tịch 14/2015/TT-BTNMT-BTP ngày 04 tháng 04 năm 2015 quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

2. Thế nào là đấu giá đất?

Đấu giá quyền sử dụng đất là hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng  có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định. Người trúng đấu giá là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.

3. Tầm quan trọng của đấu giá quyền sử dụng đất

Đấu giá quyền sử dụng đất không còn xa lạ với người dân, nhất là trong giới kinh doanh bất động sản. Đấu giá quyền sử dụng đất là phương thức giúp Nhà nước huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế; làm thị trường đất đai trở nên sôi động, tạo ra nhiều cơ hội cho người mua. Thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, Nhà nước thu về một số tiền lớn để thực hiện những dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật.

Đặc biệt, đấu giá quyền sử dụng đất góp phần tạo lập sự ổn định, sự minh bạch, công bằng xã hội trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng đất.

4. Các trường hợp đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất là gì?

Pháp luật quy định các trường hợp phải thực hiện đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cũng như các trường hợp không phải thực hiện đấu giá.

===>>> Xem thêm: Các trường hợp đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất.

5. Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013 thì sẽ không đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

  • Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
  • Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Cụ thể:
    • Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;
    • Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở…
    • Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số;
    • Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập;
    • Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không;
    • Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đối với hợp tác xã nông nghiệp;
    • Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
  • Sử dụng đất trong các trường hợp:
    • Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật đất đai năm 2013;
    • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc.
    • Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
  • Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản;
  • Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ;
  • Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền;
  • Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;
  • Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;
  • Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

6. Điều kiện để thực hiện đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất

Để thực hiện đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng một số điều kiện:

  • Đất đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước;
  • Đơn vị tổ chức đấu giá phải có phương án đấu giá được phê duyệt;

  • Điều kiện đối với các cá nhân và tổ chức tham gia đấu giá.
  • …..

===>>> Xem thêm: Điều kiện đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất là gì?

 

Thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất

7. Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất

Theo quy định Điều 117 Luật đất đai 2013 thì nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện phải đảm bảo 2 nguyên tắc sau:

  • Đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
  • Việc đấu giá quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá tài sản.

8. Phương án đấu giá quyền sử dụng đất

Phương án đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung chính sau đây:

  • Danh mục loại đất, vị trí, diện tích và hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với các thửa đất đấu giá (nếu có);
  • Mục đích, hình thức (giao đất hoặc cho thuê đất), thời hạn sử dụng của các thửa đất khi đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện đấu giá các thửa đất;
  • Đối tượng và điều kiện được tham gia đấu giá; mức phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước phải nộp khi tham gia đấu giá;
  • Hình thức đấu giá được áp dụng khi thực hiện cuộc bán đấu giá;
  • Kinh phí, nguồn chi phí tổ chức thực hiện việc đấu giá;
  • Dự kiến giá trị thu được và đề xuất việc sử dụng nguồn thu từ kết quả đấu giá;
  • Phương thức lựa chọn đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá (đấu thầu rộng rãi hoặc giao đơn vị cụ thể thực hiện) hoặc đề xuất thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đặc biệt (đối với trường hợp được thành lập Hội đồng đấu giá đặc biệt theo quy định);
  • Đề xuất đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất.

===>>> Xem thêm: Phương án đấu giá quyền sử dụng đất

9. Chủ thể tổ chức thực hiện thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất là ai?

Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao tổ chức thực hiện các thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất là chủ thể tổ chức thực hiện đấu giá.

10. Đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất

Đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá phải là tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thành lập trong trường hợp đặc biệt. Hội đồng đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất được thành lập để thực hiện bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp đặc biệt sau:

  • Giao đất, cho thuê đất đối với đất để thực hiện dự án có giá trị lớn. Giá trị ở đây được xác định là giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất trong bảng giá đất, cụ thể là:
    • từ 1.000 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương;
    • từ 300 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao;
    • từ 500 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại;
  • Giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư mà tại địa bàn giao đất không có tổ chức có chức năng đấu giá.
  • Giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân tại xã thuộc địa bàn miền núi cách trung tâm tỉnh lỵ từ 60 km trở lên mà tại địa bàn giao đất không có tổ chức có chức năng đấu giá.

Thành phần của Hội đồng đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất gồm có:

  • Chủ tịch Hội đồng: đại diện lãnh đạo UBND cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc người được ủy quyền.
  • Các ủy viên: đại diện các cơ quan tài nguyên và môi trường, tài chính, tư pháp xây dựng cùng cấp, tổ chức khác liên quan.

11. Qũy đất được phép đấu giá

Theo quy định của pháp luật, quỹ đất được sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Đất Nhà nước thu hồi để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất;
  • Đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
  • Đất do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý mà Nhà nước chưa giao hoặc cho thuê để sử dụng theo quy định của pháp luật;
  • Đất do các tổ chức được giao để quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao, cho thuê để sử dụng theo quy định của pháp luật.

12. Thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm những bước nào?

Đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất là một thủ tục hành chính Nhà nước nên việc tổ chức thực hiện phải thực hiện theo các bước cụ thể và đòi hỏi phải tuân thủ cao. Cơ quan tổ chức đấu giá không được phép bỏ qua một hay vài bước trong thủ tục này, trừ trường hợp thực hiện theo thủ tục rút gọn được phê chuẩn theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định.

Các bước thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất là:

Bước 1: Lập phương án đấu giá đất

Đơn vị đang được giao quản lý quỹ đất là đối tượng đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất tiến hành lập phương án đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND cùng cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đấu giá đất (hồ sơ tham gia đấu giá đất)

Đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất gửi hồ sơ đấu giá đất (hồ sơ tham gia đấu giá đất) đến cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định sau đó được trình lên UBND cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá đất theo Khoản 1 Điều 7 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP:

  • Hồ sơ đấu giá đất (hồ sơ tham gia đấu giá đất) cần có t

    ờ trình và dự thảo quyết định đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất;

  • Hồ sơ đấu giá đất (hồ sơ tham gia đấu giá đất) cần có g

    iấy tờ liên quan đến hiện trạng quản lý, sử dụng thửa đất đấu giá và hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với thửa đất đấu giá (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền;

  • Hồ sơ đấu giá đất (hồ sơ tham gia đấu giá đất) cần có t

    hông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chi tiết liên quan đến thửa đất đấu giá đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

  • Hồ sơ đấu giá đất (hồ sơ tham gia đấu giá đất) cần có t

    rích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đấu giá trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính;

  • Hồ sơ đấu giá đất (hồ sơ tham gia đấu giá đất) cần có t

    ên, địa chỉ của đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng thửa đất.

===>>> Xem thêm: Hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất

Bước 3: Quyết định đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất

UBND cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất. Quyết định đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất được thể hiện bằng văn bản và có những nội dung chính sau đây:

  • Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định đấu giá đất
  • Danh mục, vị trí, diện tích thửa đất, hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với thửa đất (nếu có), mục đích, hình thức và thời hạn sử dụng đất được quyết định đấu giá;
  • Các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng thửa đất được quyết định đấu giá;
  • Tên, địa chỉ của đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng thửa đất.

Bước 4: Xác định và phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá

Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm của thửa đất đấu giá (gồm giá đất, hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với đất nếu có) theo quy định của pháp luật và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Nguyên tắc xác định giá khởi điểm đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất: sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới của thửa đất đấu giá; không được thấp hơn giá đất tại Bảng

Bước 5:

Lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất

Đơn vị tổ chức thực hiện việc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất:

  • đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá đất phải trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Tổ tư vấn đấu thầu để xây dựng và đánh giá hồ sơ mời thầu
  • thực hiện thông báo nội dung và hồ sơ mời thầu trên phương tiện thông tin đại chúng ít nhất 02 lần
  • đàm phán, ký kết hợp đồng thuê thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá đất
  • đánh giá hồ sơ dự thầu theo thang điểm, tiêu chí quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định cụ thể tại địa phương (nếu có)

Bước 6: Thực hiện cuộc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất

Đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện cuộc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất và giám sát cuộc bằng cách cử người đại diện giám sát việc thực hiện cuộc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất theo Điều 11 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP.

Bước 7: Phê duyệt kết quả đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất

Các công việc trong bước 7 được quy định tại Điều 12 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP như sau:

  • Đơn vị thực hiện việc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất bàn giao hồ sơ và biên bản kết quả thực hiện việc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất cho đơn vị tổ chức thực hiện việc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận tài liệu, Đơn vị tổ chức việc bán đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất lập hồ sơ gửi cơ quan tài nguyên môi trường để trình UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất.

Bước 8: Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất

Các công việc trong bước 8 được quy định tại Điều 13 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP như sau:

  • Cơ quan thuế gửi thông báo nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất bằng văn bản cho người đã trúng đấu giá.
  • Người trúng đấu giá có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất vào Kho bạc nhà nước và chuyển chứng từ đã nộp tiền lên cơ quan tài nguyên và môi trường để làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 14 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP.

12. Tham gia thực hiện thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất như thế nào?

Làm thế nào để các tổ chức và cá nhân có thể tham gia vào cuộc đấu giá ? Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sẽ được tiếp cận thông tin về việc bán đấu giá được niêm yết tại trụ sở UBND xã, có thể nộp hồ sơ tham gia đấu giá, cụ thể là:

a. Niêm yết và thông báo đấu giá quyền sử dụng đất

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tham gia đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất biết được thông tin buổi đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất thông qua văn bản niêm yết công khai, báo hoặc trang thông tin điện tử. Cụ thể:

  • Việc tổ chức thực hiện trong thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất phải được niêm yết tại trụ sở của tổ chức thực hiện việc bán trong thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất, nơi tổ chức cuộc đấu giá và UBND cấp xã ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá theo Điểm b Khoản 1 Điều 35 Luật đấu giá tài sản 2016.
  • Tổ chức thực hiện việc bán trong thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất phải thông báo công khai ít nhất 02 lần trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có quyền sử dụng đất đấu giá và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản; mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít nhất 02 ngày làm việc theo Khoản 1 Điều 57 Luật đấu giá tài sản 2016.
  • Nếu tiến hành đấu giá theo thủ tục rút gọn thì việc thông báo phải thực hiện trước 15 ngày.

b. Nộp và nhận hồ sơ tham gia thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất

Tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia thủ tục đấu giá bằng việc nộp hồ sơ đấu giá và tiền đặt trước tới đơn vị thực hiện thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất.

Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Phương thức thanh toán tiền đặt cọc:

  • Qua tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản ( khi tiền đặt cọc dưới 5 triệu đồng);
  • Bảo lãnh ngân hàng ( nếu có thỏa thuận).

Tổ chức thực hiện trong thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày.

Tổ chức thực hiện thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá (trừ trường hợp có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá).

===>>> Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận cho người trúng đất giá

13. H

oãn phiên đấu giá quyền sử dụng đất

Trong quá trình thi hành án, bán đấu giá là giai đoạn cuối cùng và quan trọng trong quá trình xử lý tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo cho việc thi hành nghĩa vụ trả tiền trong thi hành án dân sự. Theo đó, các trường hợp hoãn phiên đấu giá là:

  • Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời gian hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án.
  • Người có thẩm quyền kháng nghị yêu cầu hoãn thi hành án ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thất cần thiết.

14. Xử lý vi phạm khi đấu giá quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì:

  • Đối với hành vi cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá tham gia cuộc đấu giá sẽ bị phạt hạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  • Cho người không được đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà tham gia đấu giá bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, nếu vi phạm khi đấu giá đất thì bạn còn phải chịu áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định như: hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Theo Điều 218 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản sẽ bị xử lý đối với hành vi: lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá; lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản; không đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.

Theo đó, với các hành vi trên mà thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

15. Mua đất đấu giá như thế nào ?

Theo quy định của Luật đất đai 2013, người trúng đấu giá có quyền thực hiện việc chuyển nhượng sử dụng đất cho người khác.Việc mua bán đất do đấu giá cũng sẽ phải đáp ứng điều kiện chung để chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó, để chuyển nhượng thì cần đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
  • Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Tuy đã đủ điều kiện nhưng nhiều người mua vẫn còn phân vân không biết có lên mua đất đấu giá không? Theo chúng tôi, bạn vẫn nên mua đất đấu giá nếu có nhu cầu và phù hợp khả năng tài chính. Bởi lẽ về mặt pháp lý, nguồn gốc đất đấu giá, thủ tục cấp sổ đỏ của đất đấu giá là hợp pháp nếu theo quy định của pháp luật nên bạn có thể yên tâm về vấn đề này.

Nhưng nếu mua đất đấu giá, bạn nên tìm hiểu về giá cả, nên so sánh giá giữa các khu vực để tránh mua phải đất với mức giá quá cao so với tiềm năng, giá trị thật của mảnh đất, khu đất.

Thủ tục mua đất đấu giá sẽ tương tự như việc mua đất thông thường.

===>>> Xem thêm: Quy trình mua bán đất.

Trên đây là phần tư vấn về thủ tục đấu giá đất / đấu giá quyền sử dụng đất. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý đất đai nhà ở  – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

16. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về đất đai của Luật Thái An là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới đất đai, nhà ở.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn đất đai.

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới nhà ở, đất đai thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP