999+ Câu đố toán học “trí tuệ, thú vị, căng não” cấp độ 10/10
Những câu đố về toán học sẽ giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh, khả năng tư duy logic cũng như tính toán. Ngoài ra thì những câu đố giống như những bài kiểm tra để biết được khả năng về toán học và tư duy logic của mình như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về những câu đố toán học hại não có đáp án để kiểm tra cũng như rèn luyện trí não bản thân nhé!
Những câu đố toán học hại não liên quan đến trí tuệ
Trong phần này của bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ 7 câu đố trí tuệ toán học để các bạn rèn luyện tư duy logic và khả năng tính toán của mình nhé!
Câu 1:
Câu đố toán học hại não như sau: Một nhà buôn nọ có 9 đồng tiền vàng nhìn giống nhau như đúc, nhưng lại có một đồng là giả có trọng lượng nhẹ hơn các đồng tiền thật. Bạn hãy sử dụng cân 2 đĩa để giúp nhà buôn tìm ra được đồng vàng giả đó với số lần thực hiện cân ít nhất.
Đáp án: Để biết được đâu là đồng tiền giả chúng ta chỉ cần thực hiện 2 lần cân. Cụ thể như sau:
-
Lần cân thứ nhất: Các bạn đem 9 đồng tiền chia làm 3 phần mỗi phần sẽ bao gồm 3 đồng tiền vàng. Sau đó chúng ta đem 2 phần bất kỳ lên cân. Phần nào nhẹ hơn chứng tỏ phần đó có chứa đồng vàng giải. Trong trường hợp 2 phần tiền vàng này có trọng lượng bằng nhau thì phần còn lại (phần không được cân) là phần có chứa đồng vàng giả.
-
Lần cân thứ 2: Ở lần cân thứ nhất chúng ta đã xác nhận được phần có chứa 1 đồng tiền giả. Tương tự như trên chúng ta thực hiện cân 2 đồng tiền bất kỳ nếu đồng vàng nào nhẹ hơn thì đồng đó là tiền giả. Trong trường hợp 2 đồng vàng được cân bằng nhau thì đồng tiền không cân là giả.
Câu 2:
Câu đố trí tuệ toán học thứ 2 như sau:
Chúng ta có một bản đồ các thành phố như hình dưới đây. Mỗi đỉnh của hình là một thành phố. Cạnh nối hai đỉnh với nhau chính là đường để đi đến nhau của hai thành phố. Nghỉ hè bố mẹ sẽ cho bạn Hoa đi tham quan.
Hoa đã điền điểm số cho mỗi thành phố lên bản đồ dưới đây (số ghi trên mỗi ô biểu thị thành phố chính là số điểm thể hiện độ yêu thích của hoa cho thành phố ấy). Bạn hãy tính toán một chương trình du lịch cho Hoa và gia đình sao cho cả gia đình có thể đi được 5 thành phố liên tiếp nhau và có tổng số điểm yêu thích lớn nhất.
Đáp án: 9 + 6 + 8 + 9 + 7 = 39
Câu 3:
Số tự nhiên nào khi đem nhân với 3 và trừ đi 2 thì sẽ cho ra đáp án là số đảo ngược của chính nó.
Đáp án: 28
Câu 4:
Câu đố trí tuệ toán học ngắn gọn như sau: Bạn hãy thực hiện tìm ra số tiếp theo của dãy số dưới đây?
5, 16, 49, 104, ?
Đáp án: 181
>>>[Giải Đáp] 1Năm Có Bao Nhiêu Ngày, Tuần, Ngày nghỉ lễ, phép
Câu 5:
Max là người chạy nhanh xếp thứ 50 đồng thời Max cũng là người chạy chậm thứ 50 của cuộc thi. Nếu như không có 2 người cùng chạy với 1 tốc độ (không có ai cùng thứ hạng chạy) hỏi cuộc thi chạy có tổng cộng là bao nhiêu người tham gia.
Đáp án:
Cuộc thi chạy Max tham ra có tổng cộng 99 người tham gia. Lý giải như sau:
-
Nếu Max là người chạy nhanh đứng thứ 50 của cuộc thi thì cậu sẽ là số 50 trong dãy số tự nhiên 1, 2, 3, 4… 50.
-
Để là người chạy chậm thứ 50 của cuộc thi chạy thì Max phải là người thứ 50 của bảng xếp hạng từ dưới tính lên. Như vậy để Max là người chạy chậm thứ 50 của cuộc thi thì người chạy chậm nhất cuộc thi phải là người xếp thứ 99. Bởi trong dãy số từ 50 đến 99 có tổng cộng 50 số ( cậu là số thứ 50 khi đếm ngược từ 99 lên).
Câu 6:
Một cây gỗ có chiều dài là 8m. Người thợ mộc muốn cưa cây gỗ 8m này thành các khúc gỗ dài 16 dm. Biết được rằng, mỗi lần thực hiện cưa người thợ mộc sẽ hết 5 phút, khi cưa được 1 khúc gỗ người thợ mộc sẽ nghỉ ngơi 3 phút để lấy sức. Hỏi người thợ mộc cần bao nhiêu phút để cưa xong cây gỗ.
Đáp án: 32 phút
Lý giải: Cây gỗ 8m mà cưa thành các khúc gỗ 16dm thì sẽ cưa được thành 5 khúc. Như vậy người thợ mộc sẽ cần thực hiện 4 lần cưa để cưa xong cây gỗ.
Lại biết được người thợ mộc mất 5 phút để thực hiện 1 lần cưa và cần nghỉ ngơi 3 phút. Suy ra người thợ mộc cần 8 phút cho một lần cưa. Từ 2 dữ liệu trên chúng ta có 8 x 4 = 32 (phút).
Câu 7:
Nếu 5 con mèo có thể bắt được 5 con chuột trong thời gian là 5 phút thì cần bao nhiêu con mèo để chúng có thể bắt được 100 con chuột trong vòng 100 phút?
Đáp án: 5 con mèo
Lý giải đáp án: Nếu như 5 con mèo có thể bắt được 5 con chuột trong vòng 5 phút vậy có nghĩa là bình quân mỗi con mèo cần 5 phút để bắt một con chuột. Do đó nếu muốn bắt 100 con chuột thì một con mèo cần 500 phút. Vậy để trong vòng 100 phút có thể bắt được 100 con chuột cần phải có 5 con mèo.
>>> Câu đố trí tuệ toán học khiến bạn thông minh hơn không nào, hy vọng bạn đọc sẽ thích thú với những câu đố trên
Những câu đố toán học hại não sử dụng MẸO
Ngoài những câu đố toán học hại não thì còn có những câu đố mẹo vô cùng thú vị, chắc chắn bạn chưa biết. Những câu đố mẹo toán học “Hack” não cần phải sử dụng trí thông minh và tư duy logic để tìm ra đáp án liệu có làm khó được bạn? Cùng thử sức với những câu đố toán học mẹo của chúng tôi trong phần dưới đây nhé!
Câu 1:
Một người đàn ông nọ mua một con ngựa có giá là 60 đô la. Sau đó ông ta bán con ngựa với giá là 70 đô la. Rồi anh lại mua lại với 80 đô la. Cuối cùng anh ta bán con ngựa với giá 90 đô la. Hỏi người đàn ông có lãi hay không? Nếu lãi thì lãi được bao nhiêu?
Đáp án:
Người đàn ông có lãi sau 2 lần buôn bán. Mỗi lần ông ta bán ngựa sẽ lãi được 10 đô la. Do đó sau 2 lần ông ta kiếm được tổng cộng là 20 đô la.
Câu 2:
Những câu đố toán học mẹo tiếp theo như sau:
Có một sợi dây nếu bạn thực hiện đốt cháy hết sẽ cần 10 phút đồng hồ. Chất liệu của sợi dây này không đồng nhất, có đoạn cháy chậm có đoạn cháy nhanh. Bạn có một chiếc bật lửa hỏi làm sao có thể thực hiện đốt hết sợi dây trong 5 phút.
Đáp án: Theo như giả thiết trên khi 2 nửa sợi dây sẽ không có tốc độ cháy như nhau, sẽ có một nửa sợi dây có thời gian cháy không phải là 5 phút. Do đó để sợi dây có thể cháy hết trong 5 phút các bạn cần thực hiện đốt 2 đầu sợi dây cùng một lúc.
Xem thêm: Ép lụa là gì? Bảo quản Ảnh ép lụa và ép plastic cái nào tốt hơn?
Câu 3
Có một người đàn ông đi câu cá. Sau buổi câu, anh ta câu được 6 con không đầu, 8 con có một nửa và 9 con không có đuôi. Hỏi anh ta tổng cộng câu được bao nhiêu con?
Đáp án:
Người đi câu không câu được bất kỳ con cá nào cả. Lý giải như sau:
-
Số 6 chúng ta bỏ đầu đi sẽ thành số 0
-
Số 8 bỏ một nửa đi chúng ta lại được số 0
-
Số 9 bỏ đuôi đi chúng ta cũng được số 0
Câu 4:
Một nhóm có 4 người, họ có 1 hộp cam với 4 quả. Làm sao để chia cho mỗi người được một quả mà vẫn còn 1 quả ở trong hộp.
Đáp án:
Chúng ta lấy 3 quả cam trong hộp ra chia đều cho cả 3 người như vậy sẽ còn lại 1 quả cam trong hộp. Người thứ tư sẽ nhận cả hộp và quả cam. Cuối cùng mỗi người đều có 1 quả cam và trong hộp vẫn còn 1 quả cam.
Câu 5:
Thực hiện tính diện tích hình tam giác màu hồng trong hình dưới đây. Biết rằng mỗi cạnh của hình vuông bằng 1.
Đáp án:
Chúng ta có
-
Công thức tính điện tích hình tam giác là: 1/2 x (đáy x chiều cao).
-
Cạnh hình vuông chứa tam giác cần tính diện tích là 1.
-
Quan sát hình chúng ta có thể thấy cạnh đáy của hình tam giác cần tính vừa bằng 1 cạnh của hình vuông = 1
Như vậy chúng ta cần tìm được chiều cao của tam giác đó thì mới có thể tính được diện tích tam giác đó.
Mẹo tính đó là: Quan sát kỹ các bạn sẽ thấy tam giác nhỏ phía trên của tam giác màu hồng chính là phiên bản thu nhỏ của nó. Đáy của tam giác hồng gấp đôi đáy của tam giác nhỏ đó => Có nghĩa là chiều cao của tam giác hồng cũng gấp đôi của tam giác nhỏ. Tiếp đến chúng ta có chiều cao của tam giác nhỏ và tam giác hồng cần tính cộng lại sẽ bằng 1 (do 2 tam giác đối đỉnh và đỉnh cùng giao nhau tại 1 điểm). Như vậy ta có chiều cao của tam giác hồng bằng 2/3.
Do đó theo phân tích ở trên tam giác màu hồng có diện tích là:
-
1/2 x (đáy x chiều cao) = 1/2 x (1 x 2/3) = ⅓
Trên đây là những câu đố toán học mẹo, hy vọng bạn thích thú
Những câu đố toán học hại não, vui cho học THCS, THPT
Giải quyết căng thẳng những câu đố toán học hại não thì đến phần này sẽ có thể câu đố toán nhưng rất vui. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những câu đố tư duy logic khó để các bạn THCS và THPT có thể thử sức và kiểm tra khả năng tư duy logic của mình. Cùng thử sức với những câu đố của chúng tôi dưới đây nhé!
Câu 1:
Vận dụng khả năng tư duy logic của mình để điền con số còn thiếu vào dấu hỏi trong hình dưới đây. Đáp án gợi ý:
-
A. 7
-
B. 9
-
C. 22
-
D. 15
Đáp án: Các bạn quan sát các số ở hàng ngang trên cùng và vẽ đường thẳng đi qua số ở tâm (số 2) nối với số ở giữa.
-
Đường thẳng thứ nhất ta có 9, 2, ?
-
Đường thẳng thứ 2 ta có 8, 2, 6
-
Đường thẳng thứ 3 ta có 4, 2, 2
Từ đường thẳng thứ 2 và thứ 3 chúng ta có thể nhận thấy số số thứ 3 của đường thẳng là kết quả của số thứ nhất trừ đi 2 ( 8 -2 = 6; 4 – 2 = 2). Như vậy số ra điên vào dấu hỏi chấm là số 7 (9-2=7). Đáp án A là đáp án đúng.
Câu 2:
Câu hỏi đố vui toán học thcs như sau: Quan sát hình bên dưới và điền số còn thiếu vào hình tròn. Đáp án gợi ý
-
A. 16
-
B. 13
-
C. 97
-
D. 56
Đáp án: Đáp án B. 13
Quan sát kỹ các bạn sẽ thấy quy luật của cả hình và từng vòng tròn. Cụ thể như sau:
-
Vòng tròn thứ nhất: Quan sát ta thấy các số ở các phần của vòng tròn đều tăng thêm 2 khi quay theo chiều kim đồng hồ (7 + 2 = 9; 9 + 2 = 11; 11 + 2 = 13; 13 + 2 = 15; 15 + 2 = 17).
-
Vòng tròn thứ 2: Sau một hồi quan sát ta sẽ thấy quy luật của vòng tròn này là các số cộng thêm 3 theo vòng quay của kim đồng hồ. (4 + 3 =7; 7 + 3 = 10; 10 +3 = 13; 13 + 3 = 16; 16 + 3 = 19).
-
Vòng tròn thứ 3 quy luật cũng tương tư như vòng tròn số 1 và số 2 nhưng số tăng lên giữa các số không còn là 3 nữa mà là “5” (6 + 5 = 11; 11 + 6 = 16; 16 + 5 = 21; 21 + 5 = 26; 26 + 5 = 3).
Sau khi phân tích 3 vòng tròn có đầy đủ số ta có thể thấy quy luật chung của chúng là sẽ tăng đều theo chiều kim đồng hồ. Số sau sẽ là tổng của số đằng trước với 1 số tự nhiên nào đó. Áp dụng quy luật này vào vòng tròn cuối cùng ta có: 9 – 5 = 4 => Suy ra theo chiều kim đồng hồ các số trong vòng tròn này tăng thêm 4 => 9 + 4 = 13 và 13 + 4 = 17. Do đó số cần điền là 13.
Câu số 3:
Câu hỏi đố vui toán học thcs số 3 như sau: Sử dụng tư duy logic của mình để tìm số còn thiếu trong sơ đồ dưới đây. Đáp án gợi ý:
-
A: 9
-
B: 3
-
C: 4
-
D: 1
Đáp án: B. 3
Lý giải: Quan sát các sơ đồ đã được điền đầy đủ số trong hình chúng ta sẽ nhận ra quy luật chung của các sơ đồ này đó là số ở dưới là trung bình cộng của 2 số ở trên. Cụ thể là:
-
Sơ đồ thứ nhất: 7 + 3 = 10/2 = 5
-
Sơ đồ thứ 2: 8 + 6 = 14/2 = 7
-
Sơ đồ thứ 3: 2 + 10 = 12 /2 = 6
Tương tự như vậy với sơ đồ còn trống ta có:
-
4 + 2 = 6/2 =3
Như vậy ta có đáp án đúng là B số cần điền là 3.
>>> 99+Những câu đố vui trí tuệ”có đáp án, hài hước, hại não, thú vị”
Câu 4
Tìm ra quy luật và điền số còn thiếu vào ô trống. Đáp án gợi ý:
-
A. 52
-
B. 65
-
C. 45
-
D. 25
Đáp án: A.52
Lý giải: Quan sát các hình chúng ta có thể dễ dàng nhận ra quy luật của chúng đó là tổng các số ở đỉnh của mỗi tam giác là 100. Cụ thể như sau:
-
45 + 15 + 40 = 100
-
28 + 64 + 8 =100
Từ đó ta có 100 – (40 + 8) = 52. Số cần điền vào dấu hỏi chấm là 52.
Câu 5:
Tìm ra quy luật và điền số vào ô có chứa dấu chấm hỏi. Đáp án gợi ý như sau:
Đáp án
Khi phân tích chúng ta sẽ thấy quy luật các chữ số trong mỗi hình là tổng của hai số bên phải hình chữ nhật chia cho tổng 2 số bên trái hình chữ nhật sẽ ra số ở trung tâm của hình. Cụ thể như sau.
-
(5 + 11) : (4+4) = 2
-
(7+13) : (1 + 3) = 5
-
(12+20) : (4+4) = 4
Trên đây là tuyển tập những câu đố toán học hại não có đáp án mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có thêm những trải nghiệm tuyệt vời với toán học logic.
Theo dõi thêm tại website: https://giamaynenkhi.net/ để cập nhật nhiều câu đố vui, câu đố toán học tư duy có đáp án thú vị khác nữa nhé.