9 loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý dễ gặp và không quá khó để điều trị nếu người bệnh kịp thời đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là 9 loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lý này mà bạn có thể tham khảo.

1. Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? TOP 9 thuốc trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

1.1.

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Nitrofurantoin

Nitrofurantoin là một loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu mà bạn không nên bỏ qua. Đây là một dạng kháng sinh mạnh, thường được dùng trong các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn. Chẳng hạn như bệnh viêm tiết niệu không biến chứng.

  • Người lớn uống 1 viên Nitrofurantoin 50mg hoặc 100mg mỗi lần, một ngày uống 4 lần. Thời gian uống thuốc kéo dài ít nhất 1 tuần.
  • Trẻ em từ ba tháng tuổi trở lên cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.

Bạn uống thuốc trực tiếp với nước hoặc có thể pha với sữa, thức ăn lỏng.

Thuốc Nitrofurantoin không được sử dụng cho phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 3 tháng tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu hoặc mắc các bệnh liên quan đến phổi…

Khi sử dụng có thể thấy xuất hiện tình trạng ngứa rát và nổi mề đay trên da, nhức đầu, chóng mặt, đầy hơi, tiêu chảy nhẹ…

1.2.

Thuốc trị viêm đường tiết niệu

Ceftriaxone

Ceftriaxone là một loại thuốc trị viêm đường tiết niệu cho cả nam giới lẫn nữ giới. Thuốc thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Thành phần chính trong thuốc là hoạt chất ceftriaxone natri, muối dinatri, seaquater hydrate và lượng tá dược vừa đủ, thích hợp dùng cho người mắc viêm đường tiết niệu nặng.

  • Người lớn dùng thuốc với liều lượng từ 1 – 2 g mỗi ngày, có thể chia thành 1 – 2 lần sử dụng.
  • Trẻ nhỏ: Dùng với liều lượng từ 50 – 75mg/kg cân nặng. Tổng liều dùng một ngày không được vượt quá 2g.
  • Trẻ sơ sinh: Tiêm 50mg/kg mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc không được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Và có thể có một số tác dụng phụ như nhức mỏi toàn thân, chóng mặt, sốt, phù nề, da cổ bị ngứa và nổi ban đỏ, tiểu khó, tiểu ra máu…

1.3.

Thuốc viêm đường tiết niệu

Cephalexin

Cephalexin là một loại thuốc kháng sinh phổ biến và được dùng để điều trị tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng ở đường tiểu, hệ tiết niệu, đường hô hấp.

  • Người lớn dùng khoảng 250 – 500mg/lần, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng, uống liên tục trong 7 – 10 ngày để điều trị bệnh.
  • Trẻ em trên 12 tuổi dùng khoảng 500mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em từ 5 – 12 tuổi dùng 250mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần.

Thuốc chống chỉ định cho người bị dị ứng penicillin nặng và mẫn cảm với các loại kháng sinh nhóm cephalosporin, người mắc bệnh suy thận, viêm đại tràng và các vấn đề về đường ruột cũng không nên sử dụng thuốc.

Khi sử dụng có thể bị phát ban, sưng viêm họng, lưỡi, môi, đau đầu, sốt, da vàng nhạt…

1.4. T

huốc trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Fosfomycin

Đây là loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng được nhiều chuyên gia đánh giá cao và dùng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh lý viêm nhiễm khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm phổi…

Khi dùng bạn pha loãng Fosfomycin với nước trước khi uống. Lượng nước được sử dụng để pha thuốc là khoảng ½ cốc, không được pha thuốc với nước nóng. Người bệnh uống thuốc 1 lần/gói, mỗi ngày uống 1 lần.

Những người bị dị ứng với các thành phần của thuốc nên thận trọng khi sử dụng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần có lời khuyên từ chuyên gia. Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Tác dụng phụ có thể gặp là buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, đau bụng, mệt mỏi, đau lưng, viêm bàng quang, đi ngoài phân lỏng nhiều…

1.5.

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Domitazol

Domitazol thuộc nhóm kháng khuẩn và ký sinh trùng trị viêm nhiễm đường tiết niệu ở nữ. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

  • Người lớn: Dùng 6 – 9 viên mỗi ngày, chia thuốc thành 3 lần uống sau khi ăn.
  • Trẻ em dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc không dùng với người suy thận nặng hoặc trẻ em bị động kinh, co giật không nên sử dụng loại thuốc này.

Tác dụng phụ có thể gặp là nôn mửa và buồn nôn kéo dài, tiêu chảy, đi tiểu khó, nước tiểu có màu xanh.

1.6.

Thuốc đặc trị viêm đường tiết niệu

Quinolones

Quinolones là một loại dược phẩm kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Thuốc tác động đến chức năng của hai loại enzyme được sản xuất bởi vi khuẩn DNA gyrase và topoisomerase IV nên vi khuẩn không còn môi trường để tồn tại trong hệ tiết niệu.

Thuốc được sử dụng trực tiếp bằng đường uống và uống sau bữa ăn. Tuyệt đối không được uống thuốc khi bụng đói, bụng rỗng.

Liều lượng dùng thuốc phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Thông thường, liều dùng tối đa trong ngày là 1000mg.

Thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, không thích hợp cho người bị nhiễm trùng xoang, viêm phế quản và có tiền sử mắc bệnh gan, thận.

Có thể thấy tình trạng tiêu chảy, nôn ói, chức năng gan suy giảm, phát ban, mất ngủ, rối loạn thần kinh, yếu cơ, rối loạn nhịp tim, động kinh, nhạy cảm với ánh sáng.

1.7.

Thuốc trị bệnh viêm đường tiết niệu

Trimethoprim

Trimethoprim có khả năng ức chế hoạt động của enzyme và thu hẹp ổ viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Bạn dùng 2 lần/ngày, mỗi lần uống 100mg. Liệu trình điều trị kéo dài trong 10 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc thì không nên dùng hay người bị thiếu máu do thiếu hụt axit folic, bị suy gan, suy thận nặng thì không nên dùng thuốc.

Tác dụng phụ có thể gặp là tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, viêm lưỡi, phát ban ở da, chán ăn, ngứa da, đau nhức đầu, mờ mắt, thiếu máu.

1.8.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Doxycycline

Đây là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline, được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis gây ra.

Thuốc Doxycycline được sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm. Khi bị nhiễm khuẩn nặng, người bệnh uống 100mg mỗi 12 giờ.

Thuốc Doxycycline chống chỉ định cho trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ có thai, người mẫn cảm với tetracyclin.

Tác dụng phụ là tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, mờ mắt, đau đầu, chóng mặt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể.

1.9. Nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolon

Nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolon thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp viêm đường tiết niệu ở mức độ nặng nhưng những tác dụng phụ của thuốc lại tương đối nguy hiểm và phức tạp nên chỉ khi các thuốc khác không có tác dụng bác sĩ mới chỉ định người bệnh dùng thuốc này.

Liều dùng với mỗi loại thuốc là khác nhau:

  • Ofloxacin: 400 – 800mg mỗi ngày chia 2 lần.
  • Ciprofloxacin: 0,5 – 1,5g mỗi ngày chia 2 lần.
  • Pefloxacin: 800mg mỗi ngày chia 2 lần.

Tác dụng phụ có thể gặp là tổn thương hệ thần kinh trung ương và các dây thần kinh ngoại vi. Tác dụng phụ có thể kéo dài vĩnh viễn khi bạn đã ngưng sử dụng thuốc.

2. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Thông thường, bệnh viêm đường tiết niệu có thể khỏi sau 2-3 ngày điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường bệnh cảnh phức tạp như người ghép tạng, sức đề kháng yếu hoặc có tiền sử bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiết niệu… việc điều trị có thể kéo dài 7-14 ngày hoặc dài hơn.

Với các trường hợp nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu dưới, chỉ cần sử dụng kháng sinh đường uống. Ngược lại, nếu viêm thận hoặc niệu quản thì phải sử dụng dạng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Để phòng ngừa nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, cần phải lưu ý tuân thủ đúng liều và đúng thời gian sử dụng dụng thuốc. Đặc biệt, không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn. Các dấu hiệu viêm đường tiết niệu có thể biến mất trước khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Với các trường hợp mãn tính thì sẽ được điều trị theo cách sau:

  • Sau khi điều trị xong đợt cấp, phải uống thuốc kháng sinh liều thấp trong thời gian dài nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh sau khi quan hệ tình dục, nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Dùng kháng sinh trong vòng 1-2 ngày mỗi khi triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện.

Vì thế để điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả, an toàn thì bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh để được điều trị đúng cách. Cùng với đơn thuốc của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược an toàn và có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả, nhanh chóng, tránh tái phát có các thành phần như Immune Gamma, trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh và Diếp cá. Các thảo dược này sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và cả vùng kín, giúp hồi phục nhanh các viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.