9 địa điểm du lịch tại Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội
Quận Tây Hồ là một quận/huyện thuộc Thành phố Hà Nội. Quận Tây Hồ có tổng cộng 8 xã/phường/thị trấn.
Mục Lục
Du lịch Hồ Tây tại Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội
Hồ Tây là một góc nhỏ lãng mạn trong bức tranh Hà Nội đa màu. Hồ Tây là hồ lớn nhất và là thắng cảnh nổi tiếng nhất ở thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích hồ rộng đến 500 hecta. Con đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Đây là con đường thơ mộng, luôn thu hút các bạn tới đây hóng mát, dạo phố.
Du lịch Chùa Trấn Quốc tại Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước. Chùa cũng từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần. Điều đặc biệt ở chùa Trấn Quốc là Bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng và cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp cũng có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.
Du lịch Công viên nước Hồ Tây tại Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội
Công viên nước hồ Tây có cổng chính nằm tại 614 Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội. Khu công viên được đưa vào hoạt động ngày 19/5/2000 và trong suốt hơn 15 năm qua đã luôn luôn là địa điểm vui chơi quen thuộc người dân Thủ đô và du khách từ khắp mọi nơi. Sau những giờ phút học tập, làm việc căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy thực sự vui thích khi được đắm mình trong làn nước mát mẻ, xua tan đi cái nắng mùa hè oi bức. Những trò chơi phong phú dưới nước, trên cạn, mạo hiểm hay nhẹ nhàng hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn giây phút nghỉ ngơi tuyệt vời nhất. Khu vui chơi giải trí công viên nước Hồ Tây có diện tích hơn 8ha, được gọi là công viên nước nhưng thực chất nó bao gồm khu vực là khu vui chơi dưới nước và khu vui chơi trên cạn. Công viên sở hữu 14 khu trò chơi dưới nước.
Du lịch Phủ Tây Hồ tại Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội
Phủ Tây Hồ nằm ở 1 bán đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây ở đường Xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ có gian chính thờ bà chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện thờ thần ở Việt Nam, bà chúa Liễu Hạnh là một trong 4 tứ bất tử, là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ. Tương truyền nơi đây chính là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng nhất Hà Nội.
Du lịch Chùa Quảng Bá tại Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội
Ngôi chùa cổ là một trong những di tích lịch sử văn hóa và danh thắng nổi tiếng ở phía đông Hồ Tây. Tương truyền chùa được xây dựng vào thời Lý, do Thiền sư Ngô An (1019 – 1088) người làng khởi lập. Ðến thời Lê, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628), chùa được xây dựng lại. Chùa còn có ba pho tượng quý giá là bà Nguyễn Thị Ngọc Tú, tượng Nguyễn Kim (ông nội bà Tú), tượng Nguyễn Hoàng (cha đẻ bà Tú) mà ở các chùa khác không có. Ðến Quảng Bá, du khách đi trên những con đường nhỏ quanh co, hai bên là những vườn quất cảnh với các “thế” được uốn tỉa công phu; những chùm quả xanh đang dần chín vàng, làm đẹp cho muôn nhà khi Tết đến – Xuân về.
Du lịch Chùa Tĩnh Lâu tại Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội
Chùa thuộc phường Hồ Khẩu, phủ Phụng Thiên, Thăng Long xưa, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tương truyền chùa có nguồn gốc ban đầu là một am thờ các vương tôn quí tộc thời Lý, sau trở thành nơi thờ Phật do các sãi trông nom hương khói, gọi nôm là chùa Sãi, sau dần dân làng gọi chệch ra là chùa Sải. Chùa đã được công nhận xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/6/1995. Vãn cảnh chùa Tĩnh Lâu bạn sẽ cảm thấy thanh tịnh, xua toan đi mọi mệt mỏi lo toan của cuộc sống và khám phá về những nét đẹp văn hóa, truyền thống nơi đây.
Du lịch Đình Yên Phụ tại Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội
Đình Yên Phụ nằm ở trung tâm của Làng Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Phường Yên Phụ vào thời Lê có tên là phường Yên Hoa, huyện Quảng Đức. Đến thời Nguyễn vì phạm úy tên bà Hồ Thị Hoa là mẹ của vua Thiệu Trị nên đổi tên thành Yên Phụ. Đình thờ ba vị Thành hoàng, vốn là ba anh em: Uy Linh Lang Đại Vương, Vương Duy Đại Vương, Vương Ba Đại Vương. Đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ, độc đáo của Hà Nội với lối nhà dọc, mặt đình quay về hướng Bắc. Ngôi đình trải dài theo thế đất tạo nên chiều sâu cần thiết và vẻ thâm nghiêm, tao nhã của một di tích tín ngưỡng truyền thống. Cổng đình được xây theo kiểu tứ trụ. Qua cổng, là sân đình khá rộng, hai bên hai dãy nhà dải vũ, tiếp đến là đại đình được xây theo kiểu chữ đinh. Đình có năm gian đại đình và năm gian hậu cung. Đình làm theo lối nhà dọc nên cũng thờ dọc. Đình Yên Phụ được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia ngày 27/2/1986. Lễ hội của đình diễn ra vào 10/2 âm lịch hàng năm.
Du lịch Chùa Kim Liên tại Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội
Chùa Kim Liên là nơi thờ tự và tưởng niệm về nàng công chúa Từ Hoa đoan trang, đức độ, người có công giúp dân chăn tằm dệt lụa thời Lý Thần Tông (1128 – 1138). Chùa tọa lạc trên bãi Ngư Đại – một gò đất cao thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ. Chùa còn lưu giữ được tòa Tam Quan duy nhất nước ta làm theo kiểu “Tam Sơn – Tứ Trụ”. Đây là sự kế thừa và phát huy nghệ thuật kiến trúc các đời trước. Kiến trúc nghệ thuật ngôi chùa nằm trong nền nghệ thuật hoàn chỉnh thời Lê Trịnh, phản ánh quá trình phát triển lịch sử nghệ thuật dân tộc. Chùa Kim Liên là một trong 12 di tích đã được Bộ văn hoá Thể thao Du lịch công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia đợt đầu tiên ở Hà Nội năm 1962.
Du lịch Chùa Thiên Niên tại Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội
Chùa Thiên Niên nằm sát bờ hồ Tây, thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi, giáp ranh với phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa Thiên Niên có tên chữ là Thiên Niên Cổ tự ( Chùa cổ Thiên Niên) , chùa còn có tên là chùa Sài và tên địa phương gọi là Chùa Trích Sài. Chùa chủ yếu thờ Phật, ngoài ra còn thờ Mẫu và hợp tự thờ Bà Chúa dệt lĩnh Phan Thị Ngọc Đô, thứ phi của Lê Thánh Tông, là người đã truyền nghề dệt lĩnh cho cả vùng Bái Ấn, Nghĩa Đô, Trích Sài… Hàng năm đến ngày 5 tháng giêng âm lịch, dân làng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ Bà. Ngoài ra, chùa còn thờ Đà Quốc công Mạc NGọc Liễn là người đã đóng góp nhiều ruộng để xây dựng chùa ở thời Mạc. Chùa được công nhận là DI tích lịch sử- văn hóa năm 1992.