9 bệnh người già phổ biến nhất và Cách phòng ngừa • Hello Bacsi

Một trong những bệnh tuổi già nghiêm trọng khác thường thấy chính là tình trạng bị mất thính lực.

Trong cả hai trường hợp trên thì khả năng nghe những tần số âm thanh cao sẽ bị mất dần đi. Bạn có thể gặp khó khăn khi lắng nghe những âm gió trong cuộc hội thoại như âm “S”, giọng nói của phụ nữ hoặc trẻ em.

Cách phòng ngừa giảm thính giác ở người già

Hiện tại, chưa cho cách ngăn ngừa hữu hiệu đối với chứng mất thính lực do tuổi tác.

Tuy nhiên, người cao tuổi có thể tự bảo vệ mình khỏi bị mất thính lực do tiếng ồn. Hãy nhớ rằng:

  • Bảo vệ tai khỏi âm thanh quá lớn và kéo dài quá lâu.

  • Giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
  • Bảo vệ tai bằng nút bịt tai hoặc bịt tai.

Việc mất thính giác sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình hay bạn bè.Vì vậy bạn nên khám bác sĩ định kỳ để được kiểm tra thính giác và dùng máy trợ thính nếu cần nhé!

4. Suy giảm nhận thức

Quá trình lão hóa bình thường không ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ của bạn. Thế nhưng tình trạng mất trí nhớ vẫn có thể xảy ra ở một thời điểm nhất định. Suy giảm nhận thức nhẹ là một thuật ngữ y tế dùng cho tình trạng giảm trí nhớ do tuổi tác, nhưng nghiêm trọng hơn so với giảm trí nhớ do quá trình lão hóa bình thường. Người mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ thường hay nhớ trước, quên sau. Đồng thời, họ gặp khó khăn với những công việc như: tính toán, những công việc đòi hỏi nhiều công đoạn.

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 10% đến 20% những người trên 65 tuổi có thể mắc phải chứng suy giảm nhận thức nhẹ.

    S

    uy giảm nhận thức nhẹ

    có thể tiến triển thành

    bệnh Alzheimer

    – tình trạng bệnh không thể phục hồi của não.

  • Người mắc bệnh Alzheimer sẽ mất dần khả năng suy nghĩ và ghi nhớ. Cuối cùng bệnh nhân không có khả năng thực hiện những việc cơ bản nhất. Triệu chứng ban đầu khi mắc bệnh

    Cuối cùng bệnh nhân không có khả năng thực hiện những việc cơ bản nhất. Triệu chứng ban đầu khi mắc bệnh Alzheimer chính là khả năng ghi nhớ bị giảm sút đáng kể.

Bệnh suy giảm nhận thức có thể gây ra nhiều ảnh hưởng. Do vậy, khi nhận thấy chính mình hay người thân gặp những triệu chứng của bệnh suy giảm nhận thức. Hãy đưa ông bà đến khám bác sĩ để xác định được tình trạng chính xác ngay nhé!

Những thói quen giúp cải thiện trí nhớ của người già

  • Hoạt động thể chất mỗi ngày làm tăng lưu lượng máu đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não của bạn.

    Điều này có thể giúp giữ cho trí nhớ của người lớn tuổi nhạy bén hơn.

  • Tương tác xã hội giúp người cao tuổi tránh khỏi trầm cảm và căng thẳng. Từ đó góp phần ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ ở người cao tuổi.
  • Ưu tiên ngủ đủ giấc. Hầu hết người lớn cần ngủ từ 7-9 giờ mỗi ngày.

>> Bạn có thể quan tâm: Té ngã ở người cao tuổi: Nguyên nhân và Cách phòng ngừa

5. Són tiểu

và táo bón

bệnh người già: són tiểu và táo bón

Trong các bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đây là một trong những vấn đề tế nhị và khó nói nhất. Bác sĩ xác định bệnh táo bón thông qua việc người bệnh có nhu cầu đi vệ sinh ít hơn 3 lần mỗi tuần. Khi đi ngoài sẽ gặp tình trạng phân cứng, khô hơn bình thường. Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị táo bón là do thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, mất nước và thiếu hoạt động thể chất.

  • Có hơn 26% nữ giới và 16% nam giới trên 65 tuổi gặp rắc rối với táo bón mãn tính.

  • Nữ giới trên 50 tuổi có nguy cơ mắc chứng són tiểu cao. Vì ở giai đoạn này, các nhóm cơ vùng chậu sẽ yếu đi nhiều và không còn đủ khả năng kiểm soát bàng quang.
  • Sự lão hóa ở nam giới biểu hiện qua tuyến tiền liệt phì đại và cũng có khi són tiểu.

Khi nhận thấy những dấu hiệu của táo bón hay bệnh són tiểu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!

6. Bệnh viêm khớp ở người già

Bệnh xương khớp thường khá phổ biến được ghi nhận ở người già (trên 65 tuổi). Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chân yếu ở người già. Những đau đớn và bất tiện mà bệnh viêm khớp dẫn đến là một trong những khó khăn mà người già phải đối mặt.

Vì sao người già thường bị bệnh khớp? Viêm khớp xảy ra khi các chất lỏng và sụn trong khớp bị mòn đi, khiến xương cọ vào nhau gây đau. Dạng viêm khớp thường gặp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn tuổi là thoái hóa khớp. Căn bệnh người già này là do hao mòn các khớp xương, đặc biệt là ở các ngón tay, hông, đầu gối, cổ, cổ tay và cột sống.

Làm sao để phòng ngừa bệnh xương khớp ở người già?

Tập thể dục có thể ngăn ngừa những vấn đề liên quan đến cơ, xương và khớp ở người già. Vì thế, bạn có thể tham khảo thêm các bài tập cho người cao tuổi như:

  • 6 bài tập yoga cho người cao tuổi luôn khỏe mạnh

  • 4 bài tập dưỡng sinh chữa bệnh cho người cao tuổi

  • Hướng dẫn và lưu ý phải biết khi tập thể dục sau tuổi 50

Tập thể dục có thể ngăn ngừa những vấn đề liên quan đến cơ, xương và khớp ở người già. Vì thế, bạn có thể tham khảo thêm các bài tập cho người cao tuổi như:

Hiện tại đã có những phương pháp y khoa giúp điều trị bệnh viêm khớp. Vì vậy bạn đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được giúp đỡ khi gặp phải tình trạng này nhé!

>> Đọc thêm: Phù chân ở người già: Nguyên nhân và Cách chữa trị

7. Vấn đề về thăng bằng

bệnh người già: mất thăng bằng

Mất thăng bằng, dễ té ngã là một trong các loại bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Khi con người già đi thường cảm thấy khó khăn để giữ được thăng bằng.

  • T

    heo ghi nhận, có hơn 40% số người được khảo sát cho biết họ đã gặp những rắc rối để giữ được thăng bằng trong suốt cuộc đời. Trong đó có 24% những người trên 72 tuổi gặp phải tình trạng chóng mặt.

  • Nguyên nhân chính của tình trạng này là do vấn đề của tai trong. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác như do thuốc, hay do gặp phải những bệnh lý khác.

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, xây xẩm mặt mày hay nhìn thấy mọi thứ xung quanh quay cuồng kể cả khi bạn đang ngồi. Tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

>> Bạn có thể quan tâm: Những đau nhức ở người lớn tuổi thường gặp

8. Bệnh tim mạch – bệnh người già phải đối mặt

bệnh người già

Bệnh nào là bệnh người già nguy hiểm cần được lưu ý? Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi. Những triệu chứng thường gặp như xuất hiện những cơn đau ngực, cảm giác khó thở, buồn nôn, chóng mặt. Đây cũng là nguyên nhân khiến sức khoẻ người già ngày càng yếu.

  • Khi đến giai đoạn lão hóa, tim của chúng ta phải nỗ lực hoạt động hơn bình thường rất nhiều để có thể bơm máu đi khắp cơ thể. Khi cơ thể không bị tác động nhiều bởi quá trình lão hóa, sẽ chỉ có những thay đổi nhỏ trong hệ

    tim mạch

    và hệ tuần hoàn.

  • Tuy nhiên, những thay đổi lớn hơn có thể dẫn đến bệnh tim và những vấn đề liên quan đến tim như đau tim hoặc đột quỵ.

Bên cạnh đó, đối với nữ giới, bệnh còn có những triệu chứng khác như: Xuất hiện những cơn đau ngực không rõ ràng; Đổ nhiều mồ hôi; Khó thở; Suy nhược và mệt mỏi; Đau nhức ở xương hàm, cánh tay, lưng hoặc ở dạ dày.

Các triệu chứng của đột quỵ như méo miệng, nói chuyện khó khăn và tay chân yếu ở người già. Khi bạn hay những người xung quanh gặp trường hợp kể trên thì bạn nên gọi điện thoại cấp cứu 115 ngay để được can thiệp kịp thời nhé!

>> Đọc thêm: Nhịp tim bình thường của người già bao nhiêu là ổn? Cách chăm sóc tim mạch cho người già

9. Bệnh tiểu đường ở người già

bệnh người già: tiểu đường

Mặc dù bệnh tiểu đường có thể xảy ra với mọi đối tượng ở mọi độ tuổi, nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người còn lại. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có hơn 25% những người trên 60 tuổi mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Tình trạng này xuất hiện khi lượng đường trong máu của bạn (lượng đường bao gồm cả glucose) ở ngưỡng quá cao. Từ đó, gây ra những biến chứng như tổn thương mắt, thần kinh, thận cũng như làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về tim và đột quỵ.

  • Những dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường đang hình thành: Cảm giác cực kỳ thèm ăn; Thường xuyên khát nước; Cơ thể mệt mỏi; Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên và thị lực giảm sút. Nếu gặp phải những triệu chứng trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Khi về già, bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể can thiệp được gì. Nếu biết chăm sóc người cao tuổi đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta có thể cải thiện sức khỏe và phòng tránh các vấn đề thường gặp ở người cao tuổi.