+9 Kinh nghiệm và mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa hiệu quả nhất
Đau thần kinh tọa là loại bệnh không chỉ gặp ở người già mà còn xuất hiện phổ biến ở người trẻ. Tuy nhiên, ông bà ta có để lại các mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa cực đơn giản và ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi tính hiệu quả cao nhưng lại ít gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Vậy cách dân gian chữa đau thần kinh tọa như thế nào? Mời bạn cùng CCRD tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Mục Lục
5 mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian là phương pháp được nhiều người tin tưởng. Sau đây là 5 mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa hiệu quả cao.
-
Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng rau má
Chuẩn bị: Rau má
Các bước thực hiện:
-
Rau má rửa sạch
-
Ép rau má lấy nước uống.
-
Người bệnh
uống 1-2 ly nước ép rau má mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh
-
Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng Đinh Lăng
Chuẩn bị: 30g rễ đinh lăng , một chút gừng và mật ong nguyên chất
Các bước thực hiện:
-
Rễ đinh lăng đem rửa sạch và để ráo nước rồi xắt nhỏ.
-
Gừng cũng rửa sạch rồi thát lát.
-
Tẩm rễ đinh lăng cùng với gừng và mật ong đã chuẩn bị.
-
Sao vàng hạ thổ rồi cho vào 1 lít nước ấm vào sắc cùng để uống.
-
Mỗi ngày uống 1 lần, kiên trì thực hiện liên tục trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
-
Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng Lá Lốt
Chuẩn bị: Lá lốt và ngải cứu với lượng bằng nhau, giấm.
Các bước thực hiện:
-
Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi rửa sạch rồi để khô ráo nước.
-
Giã nát lá, thêm giấm vào rồi đem chưng nóng lên.
-
Chưng xong lấy ra và để nguội, dùng để đắp vào những vị trí bị đau.
-
Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút.
-
Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng Cỏ Xước
Chuẩn bị: 300g cỏ xước
Các bước thực hiện:
-
Rửa sạch cỏ xước đã chuẩn bị rồi sấy cho khô.
-
Sắc cùng với 1 lít nước thu được thuốc.
-
Sắc thuốc xong dùng rây lọc lấy nước thuốc uống.
-
Kiên trì uống để cải thiện tình trạng bệnh.
-
Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng Sâm Ngọc Linh
Chuẩn bị: Sâm ngọc linh, mật ong nguyên chất, gừng.
Các bước thực hiện:
-
Sâm ngọc linh đem rửa sạch rồi phơi khô, sau đó thái nhỏ.
-
Gừng đã chuẩn bị cũng đem rửa sạch, thái nhỏ.
-
Cho tất cả ngâm cùng với mật ong nguyên chất.
-
Để nguyên chất sao vàng qua đêm rồi sắc với khoảng 1 lít nước thu được nước thuốc.
-
Uống thuốc đặc trị thần kinh tọa mỗi ngày uống 1 lần và uống liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả điều trị.
5 kinh nghiệm chữa đau thần kinh tọa
Sau đây là 5 kinh nghiệm chữa đau thần kinh tọa được nhiều bệnh nhân áp dụng và đánh giá cao.
-
Kinh nghiệm chữa đau thần kinh tọa bằng cách chườm nóng
Chuẩn bị: Nước nóng khoảng 70 độ C và 1 cái túi chườm (hoặc chai thủy tinh).
Các bước thực hiện:
-
Đổ nước nóng vào túi chườm hoặc chai thuỷ tinh.
-
Lăn lên vị trí bị tổn thương.
-
Thực hiện mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút.
-
Kinh nghiệm chữa đau thần kinh tọa bằng cách chườm lạnh
Chuẩn bị: 1 chiếc khăn mềm, đá lạnh
Các bước thực hiện:
-
Ngâm khăn vào trong thau đá hoặc cho đá vào khăn rồi buộc lại.
-
Dùng khăn chườm lên vùng bị đau.
-
Thực hiện mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 15 phút.
-
Kinh nghiệm chữa đau thần kinh tọa bằng cách tắm nước ấm
Chuẩn bị: Nước ấm khoảng 40 – 50 độ C
Các bước thực hiện:
-
T
ắm và mát xa nhẹ nhàng bằng nước ấm đã chuẩn bị, có thể thêm vào tinh dầu sả, gừng hoặc bạc hà vào nước tắm.
-
Kinh nghiệm chữa đau thần kinh tọa bằng cách thay đổi tư thế
-
Người bệnh nên ngồi đúng tư thế hoặc nằm như ngồi, nằm nghiêng, nằm thẳng lưng.
-
Sau khi ngồi quá lâu hãy đứng dậy và đi lại.
-
Khi ngồi bàn chân đặt phẳng trên mặt sàn, kê gối phía sau lưng, hông và đầu gối cong khoảng 45 độ.
-
Sau mỗi 20 phút thay đổi tư thế một lần.
-
Các bài tập chữa đau dây thần kinh tọa
- Bài tập 1: Kéo giãn cơ hình trái lê
-
Nằm tựa lưng, kê đầu lên một chiếc gối nhỏ, chân trái cong và mắt cá chân phải để chéo qua đầu gối của chân trái.
-
2 tay giữ chặt bắp đùi trái và kéo người về phía ngực.
-
Giữ phần xương cụt trên sàn sao cho không trượt khỏi sàn và để cho hông thẳng.
-
Kéo căng mông phía bên phải.
-
Thở sâu và giữ trong 20-30 giây, kết hợp thở sâu.
-
Thực hiện từ 2 – 3 lần.
- Bài tập 2: Kéo giãn cơ đùi sau
-
Người bệnh đứng thẳng và để 1 chân cố định lên một vật nào đó như bậc, nấc thang.
-
Giữ cho chân luôn thẳng, duỗi thẳng các ngón chân ra.
-
Ngả người về phía trước, lưng luôn giữ thẳng.
-
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 – 30 giây, kết hợp với thở sâu.
-
Đổi chân và tiếp tục thực hiện từ 2 – 3 lần.
-
Kinh nghiệm chữa đau thần kinh tọa bằng Đông Y
- Massage, bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa
-
Để người bệnh nằm sấp và tiến hành xoa vuốt dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ thắt lưng xuống tới mông, đùi rồi tới cẳng chân với mục đích làm giãn cơ do dây thần kinh chi phối.
-
Dùng 3 ngón tay khép sát tiến hành day miết lên những khối cơ ở vùng mông, lưng, đùi và gót chân của bệnh nhân để làm mềm cơ và giảm co cứng cơ.
-
Nắm 2 bàn tay lại và dùng các khớp tay lăn đều ở vị trí mà người bệnh bị đau nhằm giảm đau nhức và tình trạng tê bì.
-
Úp 2 bàn tay xuống những khối cơ dọc theo đường dây thần kinh tọa và bóp nắn từ từ nhẹ nhàng giúp xoa dịu các cơn đau và lưu thông khí huyết.
-
Cần xác định được một số vị trí huyệt và dùng ngón tay ấn một lực vừa phải để làm nóng huyệt, giảm đau, giảm áp lực cho dây thần kinh toạ và kích thích khí huyết lưu thông.
- Châm cứu
-
Kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân sau đó xác định bệnh lý và các triệu chứng đặc trưng của bệnh.
-
Bệnh nhân thả lỏng cơ thể thoải mái để bác sĩ châm cứu
-
Bác sĩ dùng kim châm vào các huyệt có độ nông hay sâu khác nhau.
-
Tại vùng thắt lưng cùng cơ khá dày nên có thể châm sâu đến 1-2 tấc, các huyệt nằm dọc cột sống có thể thực hiện châm thẳng hoặc châm xiên ở đường giữa, sâu khoảng 1 – 1,5 tấc.
-
Sau châm kim thực hiện các thao tác như tiến, lui, vê kim,… nhằm tạo xung điện và tạo nhiệt.
-
Giữ kim châm trong khoảng 10-20 phút.
-
Để người bệnh nghỉ ngơi sau khi châm cứu.
Lời kết:
Trên đây là những kinh nghiệm và mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin vừa rồi hữu ích với bạn. Và hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của CCRD để có thêm những kiến thức bảo vệ sức khoẻ.
5/5 – (1 bình chọn)