9 Bước định vị sản phẩm đỉnh nhất cho mọi doanh nghiệp nhỏ! 2023
Làm thế nào để in sâu thương hiệu vào tâm trí khách hàng? Một câu hỏi “nhẹ nhàng” nhưng để thực hiện được thì không hề dễ dàng.
Trong thời đại cạnh tranh hiện nay, định vị sản phẩm trở thành “cuộc chiến” khốc liệt mà mọi doanh nghiệp phải đau đầu tìm giải pháp thực thi tốt nhất.
Nếu bạn còn mơ hồ về định vị sản phẩm là gì? Làm thế nào để định vị sản phẩm thành công thì bài viết của Prodima Vietnam sẽ giải đáp chi tiết mọi vấn đề mà bạn cần biết!
Định vị sản phẩm là gì?
Định vị sản phẩm (Product Positioning) là sự khẳng định và tuyên bố những điều khác biệt / độc đáo của một sản phẩm với các sản phẩm khác từ những đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp sản phẩm của bạn có hình ảnh nổi bật trong mắt khách hàng.
- Tóm lại, định vị sản phẩm là phương thức xác định vị trí của một sản phẩm sở hữu những yếu tố khác biệt trên thị trường so với những sản phẩm cạnh tranh khác để tạo ấn tượng sâu đậm và thu hút lượng khách hàng mục tiêu.
Ví dụ về định vị sản phẩm thành công:
- Nhắc đến dòng xe máy => Honda là cái tên hàng đầu mà khách hàng nhớ đến vì độ bền và tiết kiệm nguyên liệu.
- Nhắc đến sản phẩm dành cho tóc => chúng ta thường nhắc ngay đến Sunsilk hay Rejoice.
6 Lợi ích tuyệt vời của định vị sản phẩm
Hầu hết các thương hiệu lâu năm, doanh nghiệp lớn đã hoàn thành tốt công việc định vị sản phẩm. Chỉ cần nhắc đến tên, người dùng sẽ ngay lập tức nhớ đến bằng những lời khẳng định, tuyên bố ấn tượng.
Đặc biệt, với những công ty nhỏ hay startup càng phải chú trọng đến định vị thương hiệu cho sản phẩm / dịch vụ mới của mình. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của việc định vị thương hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai:
Mục Lục
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Đây là lợi ích rõ ràng nhất khi thực hiện quy trình định vị sản phẩm thành công, sản phẩm / dịch vụ mới sẽ nhanh chóng tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Và khi thương hiệu của bạn “quen mặt” với khách hàng – khi có nhu cầu mua sắm, họ sẽ nghĩ đến bạn đầu tiên.
Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lượng mọi góc độ về hành vi, sở thích và mong muốn của người dùng. Thông qua đó sẽ biết được nên triển khai định vị sản phẩm như thế nào sao cho phù hợp để đáp ứng mọi nhu cầu của họ.
Xây dựng chiến lược quảng bá hiệu quả
Khi định vị sản phẩm thành công, bạn sẽ biết được mình cần làm gì cho các chiến lược quảng bá / tiếp thị trong tương lai. Và điều này giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu nhanh chóng.
Thu hút nhiều phân khúc khách hàng tiềm năng
Để thực hiện định vị sản phẩm, bạn phải dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu đã vẽ ban đầu. Nhưng nếu thu được kết quả tốt sẽ giúp bạn thu hút thêm nhiều nhóm khách hàng khác.
Ngay cả khi tỷ lệ chuyển đổi ở các nhóm đối tượng mới không cao, nhưng thương hiệu / sản phẩm của bạn cũng được phủ sóng rộng rãi.
Củng cố và nâng cao giá trị thương hiệu
Định vị sản phẩm thành công sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật và được khách hàng đánh giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Giữ vững vị thế cạnh tranh ngay khi thị trường thay đổi
Thông qua quá trình định vị sản phẩm, bạn đã đưa ra những điểm nổi bật nhất của dịch vụ / sản phẩm. Chính vì thế, dù thị trường có thay đổi ra sao thì bạn vẫn giữ được ưu thế của mình và dễ dàng xoay chuyển ngay khi thị trường trở lại bình thường mới.
5 Cách định vị sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trên thị trường
Để định vị sản phẩm mới thành công, bạn cần xác định phương thức định vị phù hợp với mục tiêu và sản phẩm của mình. Dưới đây là cách định vị sản phẩm phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng:
Định vị theo giá trị sản phẩm
Hình thức này sẽ được chia thành 5 loại tương đương giữa giá trị và giá bán. Cần lưu ý, “giá trị” không phải là chất lượng sản phẩm.
- More value, more price – Giá trị cao, giá bán cao
Áp dụng phương thức này, bạn cần xây dựng tư tưởng cho người dùng niềm tin một sản phẩm mang lại giá trị cao thì giá sẽ đắt hơn.
- More value, same price – Giá trị cao, giá thành tương đương
Nghĩa là bạn định vị giá trị sản phẩm cao hơn đối thủ, nhưng giá bán lại tương đương.
- More value, less price – Giá trị cao, giá thành thấp
Sản phẩm của bạn có giá trị cao hơn so với các đối thủ, nhưng giá thành bán ra thị trường lại thấp hơn. Đây là một hình thức định vị thách thức trực diện.
- Same value, less price – Giá trị tương đương, giá thành thấp
Mặc dù sản phẩm mới có giá trị tương đương với sản phẩm của đối thủ, nhưng giá thành bán ra lại thấp hơn.
Ví dụ: Alibaba, Best Buy, Wal-Mart từng khiến thị trường “dậy sóng” khi liên tục định vị sản phẩm với giá rẻ bất ngờ.
- Less value, much less price: Giá trị thấp hơn, giá bán thấp hơn nhiều
Sản phẩm mang lại giá trị thấp hơn so với đối thủ, và giá bán ra thị trường cũng thấp hơn rất nhiều.
Ví dụ về Hãng hàng không Vietjet: Mặc dù chất lượng dịch vụ thấp hơn so với các hãng hàng không khác, nhưng vẫn được rất nhiều khách hàng lựa chọn vì giá vé rẻ hơn rất nhiều.
Định vị sản phẩm dựa vào các điểm nổi bật
Với một số sản phẩm nhất định, khách hàng đặc biệt quan tâm đến các tính năng, đặc điểm cụ thể nào đó có thể đáp ứng nhu cầu của họ.
Ví dụ: Khi mua xe máy, khách hàng thường quan tâm đến kiểu dáng thời gian, tiết kiệm xăng, độ bền máy móc… Với dòng kem đánh răng thì các yếu tố được quan tâm nhiều nhất là: thơm miệng, trắng răng hay phòng ngừa sâu răng…
Để áp dụng cách định vị này thành công, doanh nghiệp cần hiểu rõ tính năng / đặc điểm / lợi ích nào của sản phẩm mà khách hàng mong đợi nhất. Đồng thời, nắm bắt mức độ nhận thức của người dùng về những tính năng này đối với các dòng sản phẩm cạnh khách hàng.
Định vị dựa trên lợi thế cạnh tranh
Với hình thức định vị này, doanh nghiệp sẽ làm bật lợi thế cạnh tranh của mình so với sản phẩm của đối thủ.
Ví dụ: BMW – hiệu năng, Toyota – kinh tế, Mercedes – sang trọng, Volvo – an toàn.
=> Ngoài ra, có những lợi thế nổi bật như tích hợp 2-3 tính năng trong 1 gây ấn tượng với khách hàng.
Định vị theo từng phân khúc người dùng
Đây là một chiêu thức định vị sản phẩm kinh điển được rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới áp dụng. Cách làm này sẽ nhắm tới một nhóm khách hàng cụ thể.
Ví dụ: Ferrari định vị sản phẩm khác biệt khi nhắm mục tiêu đến nhóm người dùng yêu thích thể thao. Trong khi đó, BMW ngay từ đầu đã khẳng định sản phẩm của mình dành cho thương nhân thành đạt.
Định vị theo phân khúc khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thân thiện và đáp ứng tốt nhất theo nhu cầu của người dùng. Nếu doanh nghiệp bạn muốn vận dụng cách thức này thành công thì phải am hiểu sâu sắc và nghiên cứu từng phân khúc khách hàng chính xác.
Định vị theo giá bán của sản phẩm
Như Prodima đã chia sẻ ở trên, định vị sản phẩm có thể theo 2 hướng: giá cao nhất hoặc giá rẻ nhất.
Tùy thuộc vào chiến lược và giá trị sản phẩm của doanh nghiệp mà xây dựng một thương hiệu sang trọng => giá cao hoặc thương hiệu bình dân => giá rẻ.
7 Khía cạnh quan trọng cần xem xét khi định vị sản phẩm
Để triển khai chiến lược định vị sản phẩm thành công, dưới đây là 7 yếu tố quan trọng bạn cần xem xét thật kỹ trước khi bắt đầu:
Nhiệm vụ
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
- Tại sao sản phẩm của bạn tồn tại?
- Lợi ích của sản phẩm mang lại cho khách hàng như thế nào?
- Điểm khác biệt nhất trong sản phẩm của bạn so với các đối thủ?
=> Việc làm rõ sứ mệnh “cuộc chiến” sẽ giúp bạn định hướng tốt giải pháp định vị khi sản phẩm khi ứng dụng vào thực tế.
Danh mục thị trường
Đây là “khu vực cạnh tranh” của doanh nghiệp trên thị trường: Bạn đang bán loại sản phẩm nào?
Nếu bạn muốn tạo một danh mục thị trường hoàn toàn mới hoặc “đào sâu” vào một thị trường mới nổi thì đây là chiến lược định vị phù hợp để bạn giành chiến thắng.
Điểm đau của khách hàng
Điểm đau mà khách hàng đang gặp phải là gì? Bạn cần nghiên cứu về những vấn đề mà khách hàng đang trải qua, cũng như cách dịch vụ / sản phẩm của bạn có thể giúp họ giải quyết như thế nào.
Thông qua đó, bạn có thể tạo bản đồ hành trình khách hàng cụ thể để tăng khả năng kết nối với nhóm khách hàng này khi xây dựng chiến lược sản phẩm.
Thương hiệu và sản phẩm khác biệt
Bạn cần giúp khách hàng hiểu rõ vì sao sản phẩm của bạn là sự lựa chọn tốt nhất cho vấn đề họ đang gặp phải. Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc làm nổi bật sản phẩm của bạn trước các đối thủ cạnh tranh là điều cực kỳ quan trọng.
Nhận diện thương hiệu
Quá trình này đòi hỏi nội tâm sâu sắc và tầm nhìn xa. Hãy tạo một điểm nhấn riêng biệt để nhận diện thương hiệu của bạn ngay khi có ai đó nhắc đến tên. Để đảm bảo sự đồng nhất trong nhận diện, bạn nên nghiên cứu về mục tiêu, giá trị cốt lõi mang lại… sẽ giúp bạn dễ dàng mường tượng hình ảnh logo phù hợp.
Doanh nghiệp cần tạo ra bộ nhận diện thương hiệu độc đáo và đồng nhất để gây ấn tượng sâu sắc với người dùng
Tầm nhìn
Nói về tầm nhìn, bạn cần xác định rõ lý do vì sao bạn tạo ra sản phẩm này. Mặc dù sẽ khó khăn trong việc kể chi tiết tầm nhìn cho sự phát triển trong tương lai. Nhưng bạn cần xem xét thật kĩ yếu tố này khi triển khai định vị sản phẩm sẽ giúp bạn xác định giá trị thực của sản phẩm cũng như tiềm năng tăng trưởng của nó.
Báo cáo định vị sản phẩm
Sau khi xem xét tất cả yếu tố trên, bạn cần phác họa tất cả bối cảnh sẽ xảy ra để xây dựng định vị sản phẩm vững chắc trên thị trường.
Đây là cốt lõi quan trọng nhất của tất cả thông điệp, chiến dịch tiếp thị sắp tới. Mô tả sản phẩm một cách cụ thể và truyền tải giá trị của nó đến nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.
9 Bước lập kế hoạch định vị sản phẩm chi tiết cho doanh nghiệp nhỏ
Việc khách hàng cảm nhận thương hiệu của bạn như thế nào sẽ tác động đến khối lượng đơn hàng, sự thành công và lợi nhuận mà công ty bạn thu được. Và để làm được điều này một cách trơn tru, bạn hãy ghi nhớ 9 bước lập kế hoạch định vị sản phẩm của Prodima dưới đây:
Xác định đối tượng mục tiêu
Hiểu rõ khách hàng, nhân khẩu học, mong muốn, sở thích và nhu cầu của họ sẽ giúp bạn cung cấp đúng sản phẩm họ đang tìm kiếm.
Tham khảo công thức 5W sẽ giúp bạn phân tích khách hàng mục tiêu chính xác hơn:
- Who: Ai sẽ sử dụng sản phẩm của bạn? Ai sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng?
- What: Khách hàng đang tìm kiếm các tính năng, lợi ích gì từ các sản phẩm trên thị trường? Họ muốn gì từ sản phẩm của bạn?
- Why: Lý do khách hàng chú ý và muốn mua sản phẩm của bạn?
- Where: Vị trí sinh sống của khách hàng? Thuộc tầng lớp nào? Nơi họ thường mua sắm (cửa hàng, siêu thị, online…)? Họ xuất hiện trên mạng xã hội nào nhiều nhất? Họ thường tìm kiếm thông tin sản phẩm ở đâu?…
- When: Họ thường mua hàng vào lúc nào (khuyến mãi, dịp lễ tết…)?
=> Trả lời được tất cả câu hỏi này sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu và đưa ra các chiến lược thúc đẩy họ mua sản phẩm.
Xác định điểm nổi bật của sản phẩm
Lợi ích / tính năng luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của bất kỳ khách hàng nào. Doanh nghiệp bạn cần biết rõ đặc thù của dịch vụ / sản phẩm để tăng sự nổi bật khi xuất hiện trước mắt người dùng.
Bạn cần bao quát tất cả yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như: bao bì, màu sắc, nhãn mác, mùi hương, nguyên liệu, hương vị, khuyến mại, chế độ bảo hành, chăm sóc khách hàng…
Sau khi xác định đặc quyền chính của sản phẩm, bạn có thể truyền đạt đến người dùng một cách chi tiết để tăng ấn tượng với họ.
Xây dựng độ uy tín thương hiệu
Bạn cần tạo hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và đáng tin cậy để thu hút khách hàng mới. Tâm lý chung của người dùng là thường chọn sản phẩm đến từ những công ty có danh tiếng tốt và uy tín cao.
Điều cần nhớ: không đưa ra những lời phóng đại, lời hứa suông… mà bạn không thể đáp ứng được theo nhu cầu của khách hàng. Luôn đặt sự minh bạch và chân thành nên hàng đầu sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược định vị sản phẩm mạnh mẽ.
Cung cấp một đề xuất mang giá trị duy nhất
Truyền đạt những giá trị hữu ích mà dịch vụ / sản phẩm của bạn có thể mang lại cho nhóm khách hàng mục tiêu.
Bạn phải nhìn nhận thực tế, người dùng sẽ không mua sản phẩm mà không đáp ứng được mong muốn của họ. Làm nổi bật những lợi ích của sản phẩm và quảng bá chúng trên các kênh truyền thông phù hợp để tăng tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
Xem xét phân khúc đối tượng
Để định vị sản phẩm đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần phân khúc đối tượng cụ thể, vì không một sản phẩm nào có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
Dựa vào đặc tính của sản phẩm, bạn nên phân nhóm khách hàng theo sở thích và nhu cầu để tạo ra thông điệp tùy chỉnh. Có như vậy, bạn sẽ thu hút nhiều khách hàng mới và cung cấp cho họ giải pháp phù hợp.
Cá nhân hóa thông điệp truyền tải
Bạn cần chọn kênh truyền thông phù hợp với từng nhóm khách hàng. Có người sẽ thích các nền tảng Social Media (Facebook, Twitter, Instagram…), một số khác thường sử dụng các kênh đài phát thanh hay TV.
Đưa ra một vài tuyên bố định vị: mô tả sản phẩm, khách hàng nhận được gì khi mua sản phẩm này, tính năng độc đáo / duy nhất có trong sản phẩm… nó sẽ giúp bạn chuẩn bị thông điệp truyền tải được cá nhân hóa và thỏa mãn tất cả nhu cầu của từng nhóm.
Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Sau khi tạo thông điệp phù hợp, bạn cần nghiên cứu và đánh giá dịch vụ / sản phẩm mà các đối thủ cạnh tranh cung cấp. Để thu thập thông tin chi tiết, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Thị trường đang có những thương hiệu, sản phẩm / dịch vụ nào cùng ngành hoặc đang bị thay thế?
- Người dùng cảm nhận về các sản phẩm / dịch vụ này ra sao?
- Những chức năng, đặc điểm, bao bì, mẫu mã, chất lượng, dịch vụ chăm sóc, giá thành… từ sản phẩm của đối thủ như thế nào?
- Sản phẩm / dịch vụ của công ty bạn đang nằm ở đâu trong phân khúc này?
=> Điểm mấu chốt: Bạn phải biết được “cá tính” của đối thủ để vẽ lên “cái tính” riêng của thương hiệu khi xuất hiện trước mắt người dùng. Điều này giúp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thể hiện chuyên môn sâu sắc của bạn
Bạn nên giúp khách hàng hiểu vì sao họ nên chọn dịch vụ / sản phẩm của bạn thay vì đối thủ.
Ngoài ra, bạn phải chứng minh được dịch vụ / sản phẩm của mình có điểm độc đáo, hữu ích nổi bật nào có người dùng. Một vài cách thể hiện lợi ích hoặc chất lượng của sản phẩm như: trình diễn, thử nghiệm…
Duy trì vị trí thương hiệu
Khi bạn đã đạt được mục tiêu, điều quan trọng là duy trì vị thế thương hiệu trong mắt khách hàng để thúc đẩy học tiếp tục mua sản phẩm.
Bạn cần ghi nhớ, không được thỏa hiệp về việc tăng hoặc giảm giá mạnh đối với các sản phẩm hiện có. Điều này sẽ khiến khách hàng nghi ngờ và giảm độ tin cậy đối với thương hiệu bạn.
Học hỏi 3 thương hiệu nổi tiếng cách định vị sản phẩm thành công
Dưới đây là 3 Case Study định vị sản phẩm từ những thương hiệu danh tiếng mà bạn có thể tham khảo:
Nike: Sản phẩm chuyên dụng cho vận động viên
Chỉ cần nghe đến “Nike”, chúng ta sẽ tự động nghĩ đến các dòng sản phẩm giày chạy bộ và quần áo chất lượng cao dành cho các vận động viên thể thao.
Thrive Market: Hướng đến cuộc sống khỏe mạnh
Thrive Market là công ty bán lẻ chuyên cung cấp các loại thực phẩm tươi mới và lành mạnh từ những thương hiệu hữu cơ hàng đầu thế giới. Sản phẩm của họ được ưa chuộng rất nhiều vì chất lượng sản phẩm tuyệt vời mà giá thành phải chăng.
Beautycounter: Mang đến vẻ đẹp hoàn mỹ
Là một thương hiệu nổi tiếng với các dòng sản phẩm làm đẹp (chăm sóc da và mỹ phẩm), Beautycounter để cao đến vẻ đẹp hoàn mỹ thông qua giải pháp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám trên da.
Beautycounter gây ấn tượng với người dùng vì sản phẩm cực kỳ an toàn, phù hợp với mọi loại da và không gây tác dụng phụ.
Lời kết
Nếu bạn thích bài viết định vị sản phẩm, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.
Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.
Bài viết hữu ích: