#8 Quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn chỉnh theo từng mặt hàng
Sau đây In Bình Minh sẽ giúp bạn đưa ra mẫu quy cách đóng gói hàng hóa đúng chuẩn, tương ứng với từng loại hàng hóa khác nhau. Xem ngay nhé.
Để giúp đồ vật, hàng hóa được vận chuyển được an toàn và hạn chế hư hỏng, thì việc tìm hiểu về cách thức đóng gói hàng hóa là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt là hàng hóa dễ vỡ hoặc muốn xuất khẩu ra nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về các quy định cũng như cách chọn phụ kiện đóng gói, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Phân loại hình thức đóng gói
– Đóng gói theo số lần sử dụng: chức năng bao bì sử dụng một lần và nhiều lần.
– Dựa vào đặc tính chịu nén: Bao bì cứng, bao bì nửa cứng và bao bì mềm.
– Hàng hóa đóng gói theo theo công dụng: Bao bì trong và bao bì ngoài.
– Đóng gói theo vật liệu chế tạo: Bao bì PE, gỗ, kim loại, dệt, giấy, carton, các loại vật liệu nhân tạo, thủy tinh, tre nứa,…
Ngoài ra, việc phân biệt các loại bao bì sản phẩm giúp bạn chọn ra hình thức đóng gói phù hợp. Sao cho khi vận chuyển thì sản phẩm bên trong vẫn được bảo toàn nguyên vẹn.
2. Một số yêu cầu đối với bao bì đóng gói hàng hóa
– Bao bì phải phù hợp với hình thức vận chuyển: máy bay, tàu biển, xe tải, hàng container,…
– Bao bì có kích thước tương thích để dễ dàng vận chuyển và lưu trữ.
– Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai và chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá vận chuyển và phân phối. Thích hợp với từng loại hình giao thông: đường biển, hàng không cũng như đường bộ.
– Bao bì chịu được với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở các khu vực khác nhau.
– Bao bì phải đảm bảo được sản phẩm không bị biến chất, ẩm mốc, hư hỏng.
– Bao bì thể hiện rõ những yêu cầu trong quá trình sắp xếp, vận chuyển, nâng đỡ,…. trên bao bì.
3. Hướng dẫn thực hiện quy cách đóng gói hàng hóa theo từng mặt hàng
3.1 Cách đóng gói đối với các mặt hàng thuỷ tinh, dễ vỡ
Mặt hàng: Nước hoa, bóng đèn thủy tinh, đồ gốm,…
Cách đóng gói hàng dễ vỡ:
Chất liệu phù hợp dùng để đóng gói các mặt hàng này là những tấm bọt khí cuộn kín sản phẩm. Bởi các bọt khí này có chức năng đàn hồi chống va đập vô cùng tốt.
Theo đó, giấy gói Bubble ô giấy lớn là vật liệu bao bì được làm từ các bóng khí cao 1/2 inch (khoảng 1,27 cm) giữa hai tấm ni lông khi chúng được xếp vào cùng nhau. Quá trình gắn này cho phép tấm bọt khí ni lông tạo đệm để tránh va chạm.
Ngoài ra, giấy gói Bubble ô lớn có thể gói được hầu hết các sản phẩm, không kể hình dáng hay kích thước. Khi sử dụng giấy gói Bubble ô lớn, bạn có thể dùng nhiều lớp để đảm bảo toàn bộ sản phẩm được bảo quản chắc chắn và an toàn. Và đặc biệt chú ý đến việc che chắn các góc và cạnh. Khi gói nhiều hàng hoá, bạn cũng nên bọc riêng từng mặt hàng.
Đối với những mặt hàng dễ vỡ cần phải đặt cách nhau, đặc biệt là cách các góc, cạnh, mặt trên và mặt dưới thùng. Quy cách đóng gói sản phẩm dễ vỡ cần được bao bọc bằng tấm bọt có kích thước ít nhất là hai inch (khoảng 5,08 cm) và đặt cách vách thùng hai inch (5,08 cm). Điều này sẽ đảm bảo cho các sản phẩm không bị hư hỏng do va đập vào nhau và bảo vệ sản phẩm không bị rung lắc do lực từ ngoài thùng truyền vào.
3.2 Cách thức đóng gói đối với các mặt hàng điện tử
Hàng hóa: laptop, máy in, điện thoại, màn hình,…
Đóng gói:
Với những mặt hàng điện tử, dễ hư hỏng cần sử dụng các loại chất liệu đệm là mút, xốp, bọt mềm,… khi đóng gói vận chuyển. Vì bọt mềm là những tấm lót chuyên dụng như polyetylen (PE), polypropylen (PP) và polyuretan (PU) có đặc tính đệm với nhiều tác dụng. Nó sẽ giúp bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ khỏi tình trạng va đập. Hạn chế ảnh hưởng trong các điều kiện xử lý mặt hàng bình thường và duy trì mức độ bảo vệ này trong toàn bộ quá trình vận chuyển, phân phối. Đây là các loại bao bì được thiết kế pđặc biệt và phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế bao bì. Do đó nó tương thích với kích thước cũng như trọng lượng của sản phẩm.
3.3 Hướng dẫn đóng gói đối với các mặt hàng mỹ phẩm
Hàng hóa: Mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội,….
Phương pháp đóng gói:
Phải đảm bảo việc các chai, lọ, hũ chứa chất lỏng cần được bao bọc kỹ lưỡng, không để sản phẩm bị chảy ngược ra dù cho có bị dốc ngược.
Nếu để nhiều chai lọ khi đóng gói mặt hàng mỹ phẩm trong thùng carton, trong cách gói hàng cần sử dụng các tấm giấy carton làm vách ngăn.
Đồng thời, sử dụng thêm các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoản trống để không cho xê dịch sản phẩm, như: Bọt khí, mút xốp, hạt nở,… để bảo vệ hàng hóa không bị tác động từ lực bên ngoài.
3.4 Thực hiện gói các mặt hàng văn phòng phẩm
Hàng hóa: Sách vở, bút, tranh vẽ, bản đồ, poster,…
Cách đóng gói:
Quy cách đóng mặt hàng văn phòng phẩm sẽ đơn giản hơn nhiều so với các vật dụng “mong manh” phía trên. Chỉ cần cuộn, bọc nilon để tránh các sản phẩm này va chm5, gây trầy xước với nhau rồi cho vào một ống nhựa hay những ống bằng bìa carton cứng và đậy kín 2 đầu ống.
Hoặc bạn cũng có thể cho vào bìa tài liệu, đồng thời đóng gói vào trong thùng carton cứng có hình dạng phù hợp hoặc không quá lớn so với sản phẩm.
3.5 Quy cách đóng gói thực phẩm khô
Hàng hóa: Bánh kẹo, khô, mực, cá,…
Thực hiện đóng gói:
Cách gói hàng thực phẩm khô là nên dùng nhiều lớp bao bì và dùng băng keo đóng gói bên ngoài bảo vệ thực phẩm nhằm tránh bốc mùi. Có túi chống ẩm và hút chân không để không bị nấm mốc hay ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Sản phẩm phải có thời hạn sử dụng ít nhất là 1 tháng. Và cần chú ý về các điều kiện bảo quản, lưu trữ thực phẩm với các đơn vị vận chuyển.
3.6 Quy Cách gói hàng đối với các quần áo, túi xách
Hàng hóa: Quần áo, mền, túi xách, ….
Cách đóng gói:
– Nếu vẫn còn giữ lại túi, hộp đựng của nhà sản xuất, bạn chỉ cần bao bọc bên ngoài bằng túi nilon và sử dụng băng keo đóng gói bên ngoài để dán kín hộp túi lại là được.
– Cách đóng gói hàng quần áo thì nên gấp gọn trước khi vận chuyển.
– Trường hợp không có hộp thì nên sử dụng túi bọt khí để bảo vệ bên ngoài sản phẩm.
– Giày dép hay túi xách nên có hộp carton bên ngoài. Và để tránh hư hỏng bạn nên sử dụng hộp kép.
3.7 Đóng gói hàng gia dụng kích thước lớn
Hàng hóa: Tủ lạnh, lò vi sóng, nồi cơm điện,…
Cách đóng gói:
Sử dụng các vật liệu xốp hoặc miếng xốp bóng khí chèn 6 mặt của hàng hóa trước khi đặt vào thùng carton. Đồng thời, bạn nên sử dụng thùng carton 3 lớp để đảm bảo không gây ra hư hại trong quá trình vận chuyển hàng hóa
3.8 Quy cách đóng gói đối với các mặt hàng máy móc, hàng siêu trường siêu trọng
Hàng hóa: Máy móc công trình,…
Cách đóng gói:
Việc đóng gói các sản phẩm siêu trường, siêu trọng, bạn nên sử dụng bao bì bằng nilon và nếu vận chuyển qua đường biển thì nên hút chân không.
Bên cạnh đó, sử dụng thêm gỗ pallet để đỡ hàng, đóng thùng hàng hóa có thể là kiện hở hoặc kiện kín.
4. Một số phương pháp đóng gói đi kèm bạn nên áp dụng
Ngoài việc áp dụng các quy cách đóng gói hàng hóa trên, bạn cũng cần sử dụng thêm các phương pháp sau đây để bảo đảm an toàn hơn cho hàng hóa.
4.1 Sử dụng hộp kép gói hàng
Đóng hộp kép hoặc đóng nhiều hộp là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ, đặc biệt là ở những nơi mà việc đóng gói không phù hợp để vận chuyển, chẳng như UPS sử dụng hệ thống phân phối tự động và thủ công. Đảm bảo gói hàng luôn ở tình trạng tốt và nguyên vẹn. Nên thay thế hoặc sửa chữa các miếng bọt bị bể, nứt hoặc gãy. Ngoài ra, cũng hãy đảm bảo rằng mặt hàng sẽ không thể di chuyển trong quá trình vận chuyển.
Chọn một hộp bao bì vận chuyển mới có độ bền được khuyến nghị lớn hơn ít nhất 6 inch (khoảng 15,24 cm) so với kích thước thùng ban đầu. Lót xuống đáy của hộp chứa bằng hai hoặc ba inch (khoảng 5,08 cm – 7,62 cm) vật liệu ép lỏng, đối với hàng hoá có khối lượng lên đến 10 lbs/ 4,54 kg.
Dùng giấy gói bubble, bọt phủ, tấm phủ polyetylen hoặc các vật liệu lót khác, đối với hàng hoá có khối lượng lên đến 50 lbs/22,68kg.
Đặt sản phẩm ở trên vật liệu lót và ở giữa hộp chứa, đồng thời đặt tấm lót xung quanh năm cạnh còn lại. Dán kín các nắp hộp bằng vật liệu và phương pháp được chuyên biệt.
4.2 Hướng dẫn đóng hộp
Sử dụng 6 miếng băng dính loại 60ls rộng 3 inch (72mm) với băng dính nhựa để dán kín nắp hộp chứa . Với hộp chứa hàng có rãnh đều (RSC), trong đó các nút giao nhau ở giữa, dán 3 dải băng dính từ mặt trên đến mặt đáy của thùng. Như vậy đường nối phần giữa và hai cạnh sẽ được gắn khít lại với nhau.
Đặc biệt, không dùng băng phủ, băng giấy bóng kính văn phòng, băng dạng ống, dây hoặc giấy bọc ở ngoài.
4.3 Hướng dẫn dán nhãn vận chuyển
Cần đặt nhãn vận chuyển vào mặt trên của gói hàng, nhằm tránh nhầm lẫn. Hơn hết là hãy đảm bảo bạn chỉ ghi một địa chỉ trên gói hàng.
Không dán nhãn lên đường nối, chỗ đóng hộp hoặc trên phần đầu của băng dính. Loại bỏ nhãn hoặc vết đánh dấu cũ trên thùng đã sử dụng.
Nhãn hàng đi trong nước phải có các thông tin sau:
– Tên người nhận
– Địa chỉ rõ ràng: Số nhà, tên đường, tổ, ấp, phường, xã, quận, huyện, thành phố, tỉnh
– Số điện thoại người nhận.
Đối với mặt hàng quốc tế, cũng cần cung cấp tên liên lạc, số điện thoại và mã bưu điện.
Trên đây là các thông tin về quy cách đóng gói hàng hóa đúng chuẩn, theo từng mặt hàng mà bạn nên biết. Inbinhminh hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa của bạn. Chúc bạn thành công.