8 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp bạn cần nắm rõ

Tài chính được xem như một nguồn cung cấp năng lượng cho toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể vận hành tốt nhất, quy trình quản lý tài chính cần phải được thực hiện hiệu quả. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc. Vậy quản lý tài chính doanh nghiệp phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Tino Group để tìm câu trả lời chính xác nhất nhé!

Quản lý tài chính là gì?

Khái niệm quản lý tài chính

Quản lý tài chính là một hoạt động vô cùng quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào. Đó là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và giám sát các nguồn tài chính nhằm đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Quản lý tài chính được xem là một thực tiễn lý tưởng để kiểm soát các hoạt động tài chính của một doanh nghiệp như mua sắm, sử dụng ngân quỹ, kế toán, thanh toán, đánh giá rủi ro và những thứ khác liên quan đến tiền.

Nói cách khác, quản lý tài chính là việc áp dụng các nguyên tắc quản lý chung đối với các tài sản tài chính của doanh nghiệp. Quản lý tài chính sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp từ việc quản trị nguồn vốn có hiệu quả. Ngược lại, nếu vấn đề tài chính không được giải quyết hợp lý, một doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải những rào cản dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển.

nguyen-tac-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiepnguyen-tac-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep

Vai trò của quản lý tài chính đối với doanh nghiệp

Quản lý tài chính rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì cho phép kiểm soát dòng tài chính của mọi hoạt động hay sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, quản lý tài chính còn quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường và khả năng phát triển trong tương lai. Cụ thể, các vai trò thể hiện tầm quan trọng của quản trị tài chính trong doanh nghiệp gồm:

  • Hoạch định nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp
  • Hỗ trợ ra quyết định với các khoản đầu tư và tài trợ
  • Kiểm soát các hoạt động và tình trạng hiện tại doanh nghiệp thông qua kiểm soát dòng tiền

Mục tiêu của quản lý tài chính

Những mục tiêu mà quản lý tài chính nhắm đến gồm:

  • Tối đa hóa lợi nhuận bằng cách cung cấp thông tin chi tiết
  • Theo dõi tính thanh khoản và dòng tiền để đảm bảo công ty có đủ tiền và đáp ứng các các việc cần làm.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định của từng ngành cụ thể.
  • Xây dựng các kịch bản tài chính dựa trên tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và các dự báo giả định một loạt các kết quả có thể xảy ra dựa trên các điều kiện thị trường.
  • Giao dịch hiệu quả với các nhà đầu tư và hội đồng quản trị.
  • Áp dụng các nguyên tắc quản lý hiệu quả vào cấu trúc tài chính của công ty.

nguyen-tac-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiepnguyen-tac-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep

Những nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Tổ chức lại nguồn tài chính

Tổ chức lại nguồn tài chính là bước đầu tiên để tạo ra lợi nhuận. Cần theo dõi thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, khoản vay cá nhân, tài khoản môi giới, tài sản thế chấp, các khoản vay mua ô tô và tài khoản hưu trí. Để làm được điều này, bạn nên sử dụng các phần mềm thứ 3. Phần mềm này có thể cung cấp các giải pháp hoàn chỉnh để theo dõi tất cả các tài khoản trên và thanh toán đúng hạn.

Chi tiêu luôn ít hơn số tiền kiếm được

Mộ quy tắc mà tất cả doanh nghiệp cần ghi nhớ là đừng bao giờ chi tiêu nhiều hơn số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Đây là một cách giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả các khoản nợ và hạn chế nợ nần ngay từ đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi và nắm được mình đang chi tiêu lãng phí ở đâu để có thể kiểm soát tốt tình hình tài chính của mình.

Dùng tiền hiện có để tạo ra thêm những đồng tiền mới

Một nguyên tắc mà mọi người cần phải nắm là giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo thời gian, lãi suất và những yếu tố khác. Vì vậy, liên tục đầu tư các khoản tiền rảnh rỗi của mình là việc bắt buộc trong quản lý tài chính để tạo ra thêm nhiều lợi nhuận hơn nữa. Các khoản đầu tư hiệu quả, có tỷ suất lợi nhuận cao, dòng tiền thu về sẽ rất lớn và củng cố cho sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.

Cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất lợi nhuận

Như bạn đã biết, nếu rủi ro của dự án đầu tư càng thấp thì tỷ suất sinh lợi cũng sẽ thấp và ngược lại. Điều này cho thấy việc cân bằng rủi ro và lợi nhuận là điều vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý. Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư hoặc danh mục sản phẩm của mình. Nếu các khoản đầu tư được đa dạng hóa, một dự án hay sản phẩm thất bại sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh mục đầu tư tổng thể.

nguyen-tac-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiepnguyen-tac-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep

Lưu ý đến thuế

Tất cả mọi người đều biết rằng bất cứ khoản tiền nào bạn kiếm được đều sẽ bị đánh thuế. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp cần phải xem xét tác động của các loại thuế liên quan cho mỗi khoản đầu tư

8 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp bạn cần nắm rõ 28 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp bạn cần nắm rõ 2

QUẢNG CÁO

Đôi khi, thuế cũng là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn và cũng có thể tác động theo chiều ngược lại.

Dự báo dòng tiền

Tiền mặt luôn được xem là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Mô hình của các dòng tiền sẽ ảnh hưởng đến các quyết định tài chính. Dòng tiền đáng tin cậy hơn sẽ được ưu tiên hơn. Để đảm bảo có thể cung cấp tiền mặt cần thiết cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, cần phải dự báo các dòng tiền và quản lý tiền mặt dựa trên các yêu cầu. Nắm giữ lượng vốn lưu động phù hợp là biểu hiện của việc áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính hiệu quả.

Hạn chế nợ đối với các tài sản tạo thu nhập

Tài sản tạo thu nhập hay tiêu sản là tất cả những gì bạn bỏ tiền ra để sở hữu chúng, sau đó bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra duy trì chúng. Có thể kể đến một vài tiêu sản như nợ vay ngân hàng (chi phí sử dụng vốn), nợ thẻ tín dụng, tiền thuê nhà hoặc cơ sở vật chất, các tài sản bị hao mòn khác, thuế… Các loại chi phí này sẽ tăng dần theo thời gian mà bạn sử dụng chúng.

Vì thế, doanh nghiệp cần hạn chế nợ đối với những tiêu sản này hoặc trong trường hợp bắt buộc phải nợ, hãy thực hiện một cách khôn ngoan và để dành ngân sách cho các mặt hàng mà giá trị vẫn đảm bảo theo thời gian.

Lập những kế hoặc dự phòng

Dù có cố gắng như thế nào, bạn vẫn sẽ phải đối mặt với những trường hợp xấu không lường trước được. Vì vậy, bên cạnh việc nỗ lực phát triển và quản lý hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải luôn duy trì các quỹ tiết kiệm dự phòng, dự trữ và sử dụng các dịch vụ bảo hiểm để có thể vượt qua các khủng hoảng ngẫu nhiên do làm ăn thua lỗ hoặc do các yếu tốt khách quan như thiên tai, hỏa hoạn…

Hãy đảm bảo rằng những rủi ro tài chính bất ngờ sẽ không làm sai lệch mục tiêu dài hạn và an ninh tài chính của doanh nghiệp.

nguyen-tac-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiepnguyen-tac-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến quản lý tài chính và các nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý tài chính. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích dành cho bản thân bạn để áp dụng vào quá trình phát triển doanh nghiệp.

FAQs về nguyên tắc quản lý tài chính

Có thể áp dụng các nguyên tắc trên cho quản lý tài chính cá nhân không?

Bản chất của quản lý tài chính là làm thế nào để sử dụng đồng tiền hiệu quả và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, việc quản lý tài chính các nhân đơn giản hơn nhiều so với quản lý tài chính doanh nghiệp. Các nguyên tắc trên sẽ phù hợp để áp dụng trong doanh nghiệp hơn.

Có nên sử dụng các giải pháp phần mềm quản lý tài chính?

Để giảm thiểu tối đa các rủi ro từ các thao tác nhập tay thủ công cũng như hạn chế về phân quyền, truy cập sử dụng. Việc đầu tư vào một giải pháp phần mềm quản lý tài chính tổng thể là rất cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Ai là người thực hiện quản lý tài chính trong doanh nghiệp?

Thông thường, các doanh nghiệp lớn sẽ thuê một chuyên viên kế toán hoặc nhà phân tích tài chính để thực hiện công việc này.

Quản lý tài chính có khó không?

Vì quản lý tài chính là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp, nên khi thực hiện quy trình này đòi hỏi phải có độ phức tạp và chính xác cao. Nếu không, rất có thể sẽ mang lại những rủi ro không mong muốn.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: [email protected]
  • Website: www.tino.org