8 Ngôn Ngữ Cơ Thể Trong Giao Tiếp Bạn Cần Học Ngay!
Khi bạn giao tiếp với người đối diện, ngôn ngữ chỉ chiếm 7%; giọng điệu chiếm 38%, còn quan trọng nhất là ngôn ngữ cơ thể với 55%.
Chính vì vậy mà những yếu tố ngôn ngữ hình thể sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của một cuộc trò chuyện, đặc biệt là khi bạn tham gia phỏng vấn xin việc.
Hãy theo dõi tiếp nội dung dưới đây để có thêm gợi ý về 8 loại ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp mà bạn có thể tận dụng để gây ấn tượng với đối phương nhé.
Ngôn ngữ cơ thể là gì?
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với khái niệm “ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp”, hay “Body language”. Ngôn ngữ cơ thể có thể hiểu là cách giao tiếp phi ngôn ngữ, mà trong đó, các hoạt động, hành vi của cơ thể được coi như một phương thức giao tiếp và truyền đạt thông tin.
© Freepik.com
Dù ở bất cứ quốc gia hay hoàn cảnh nào, cách cơ thể giao tiếp cũng vô cùng quan trọng để thể hiện con người, tính cách và ý định mà bạn muốn truyền tải.
Tất cả các cử chỉ, biểu hiện, động thái của cơ thể, từ tay, chân, mắt, mặt hay đầu, đều mang một ý nghĩa riêng và có tác động nhất định vào cuộc trò chuyện. Đây có thể giải đáp cho câu hỏi làm thế nào để giao tiếp hiệu quả đấy.
Ngôn ngữ cơ thể mang lại lợi thế như thế nào trong giao tiếp?
Kết nối dễ dàng với những người xung quanh
Khi giao tiếp với một người mới gặp lần đầu, bạn có thể trở nên e ngại và ít nói hơn. Những lúc như vậy, ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp là một yếu tố quan trọng để quyết định xem bạn có tạo được thiện cảm với đối phương hay không.
Đối phương hoàn toàn có thể dựa vào những cử chỉ cơ thể của bạn để đoán biết xem liệu họ có nên kết nối với bạn hay không.
© Freepik.com
Nếu bạn khoanh tay, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn không muốn tiếp xúc hay làm quen, bất kể bạn có đang thực sự suy nghĩ như vậy hay không.
Vì vậy hiểu đúng về ý nghĩa của từng động tác hay cử chỉ, bạn sẽ thể hiện được mong muốn giao tiếp của mình ngay cả khi chưa cất tiếng nói.
Tránh được mâu thuẫn không đáng có
Trong một vài trường hợp, việc lựa chọn từ ngữ không khéo léo, cùng với thanh sắc khi nói dễ khiến bạn bị hiểu lầm và gây ra những xích mích không đáng có.
Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp cũng có khả năng giúp bạn làm dịu tình hình một cách hiệu quả.
Có thể bạn không khéo ăn nói nhưng nếu biểu cảm gương mặt và cử chỉ cơ thể tốt, bạn vẫn sẽ có thể giữ lại được thiện cảm của người đối diện.
Đọc thêm: Phải Làm Gì Sau Khi Mâu Thuẫn Với Đồng Nghiệp
Nâng cấp hình ảnh bản thân
Việc kiểm soát tốt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp không phải là điều đơn giản. Để làm được điều này, đó phải là người làm chủ được cảm xúc cá nhân, hiểu rõ về ý nghĩa của từng cử chỉ và luôn tinh tế quan sát khi giao tiếp.
© Freepik.com
Những động tác thừa trong giao tiếp có thể khiến bạn hành động của bạn trở nên ngớ ngẩn, vô nghĩa, đôi khi mang lại cảm giác thiếu tôn trọng cho đối phương.
Kiểm soát được nó và áp dụng nó khi giao tiếp, chắc chắn bạn sẽ lấy được cảm tình rất lớn từ những người xung quanh.
Đọc thêm: Bí kíp xây dựng thành công thương hiệu cá nhân
Tăng tính thuyết phục trong lời nói
Điều này đặc biệt quan trọng đối với ai đang làm công việc kinh doanh. Sẽ không dễ để được khách hàng tin tưởng khi lời nói và cử chỉ giao tiếp của bạn không khớp với nhau.
Đôi khi, người đối diện hoàn toàn có thể biết được bạn đang không thành thật chỉ qua những động tác của tay, chân hay mắt.
Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp khi đi phỏng vấn
Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, điều nhà tuyển dụng muốn đánh giá không chỉ có năng lực chuyên môn của bạn. Trên thực tế, tác phong chuyên nghiệp đóng một vai trò quan trọng để họ quyết định có nên tuyển dụng bạn hay không.
© Freepik.com
Những người quản lý tuyển dụng có thâm niên luôn có mắt quan sát vô cùng tinh tế. Vì vậy, cử chỉ của bạn tốt sẽ hỗ trợ rất lớn cho những kỹ năng chuyên môn được bạn thể hiện sau đó.
Cách chào hỏi ấn tượng
Tuyệt đối không vẫy tay hay dùng cử chỉ chào hỏi quá thân mật đời thường khiến người phỏng vấn cảm thấy không được tôn trọng.
Thay vào đó, bạn có thể cúi đầu chào nhẹ nhàng hoặc bắt tay. Hãy sử dụng một tay nắm lấy tay của đối phương và sử dụng tay còn lại đỡ vào phần cùi chỏ, hoặc cổ tay của mình để bày tỏ sự trân trọng.
Đọc thêm: Làm mình nổi bật khi giới thiệu bản thân với tính cách đặc trưng của bạn
Giao tiếp bằng ánh mắt cởi mở
Đôi mắt là ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp không thể thiếu khi giao tiếp với nhà tuyển dụng.
Khi trò chuyện, hãy giữ ánh mắt trao đổi thường xuyên với đối phương. Ánh mắt của bạn nên thể hiện được sự tập trung cao độ vào những gì họ nói, thay vì thể hiện sự lờ đờ, thiếu sức sống.
Thể hiện sự tự tin
Không gì tốt bằng một ứng viên tự tin vào khả năng mà họ có thể mang đến cho doanh nghiệp. Và ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp có thể giúp bạn thể hiện sự tự tin đó.
Hãy luôn ngồi thẳng lưng và chọn lựa tư thế chân phù hợp, không ép chặt hai chân vào nhân, nhưng cũng đừng dạng ra quá rộng.
Việc giữ thẳng lưng sẽ giúp bạn đẩy ngực cao hơn, vai thoải mái hơn từ đó cảm giác tự tin cũng nhân cao hơn.
Chào tạm biệt một cách lịch thiệp
Đừng quên thể hiện ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp quan trọng trước khi ra về. Ngoài bắt tay, bạn hãy nở một nụ cười thật tươi và thể hiện sự thoải mái.
Điều đó giúp bạn thể hiện rằng bạn đã có một buổi nói chuyện vô cùng cởi mở và cảm thấy vui vì được trao cơ hội nay. Đây cũng là cách bạn truyền tải năng lượng tích cực tới nhà tuyển dụng, từ đó tạo ấn tượng tốt với họ.
Đọc thêm: Phương pháp giao tiếp Elevator Pitch
Những ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp căn bản bạn cần biết
Bắt tay
Bắt tay là một thủ tục xã giao không thể thiếu dành cho những người lần đầu tiên gặp mặt, nhất là trong thế giới chuyên nghiệp. Đó là ngôn ngữ cơ thể đại diện cho sự khéo léo và chân thành khi chào hỏi người đối diện.
Bắt tay cũng đòi hỏi ở bạn một sự tinh tế nhất định vì lực thể hiện từ bàn tay cũng nói lên rất nhiều điều.
© Freepik.com
Bạn không nên bắt tay quá lỏng lẻo vì điều này sẽ mang lại cảm giác thiếu tự tin. Trong khi đó, nếu nắm chặt tay sẽ khiến người đối diện cảm thấy không thoải mái, đôi khi còn mang lại cảm giác thiếu lịch sự.
Hãy dùng một lực vừa đủ để bắt tay đối phương trong khoảng từ 3 – 5 giây, kết hợp với đó là ánh mắt nhìn thẳng người đối diện. Bạn cũng nên giữ một khoảng cách vừa đủ và hơi nghiêng người về phía trước.
Giao tiếp bằng mắt
Khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp với người khác, đôi mắt là một yếu tố không thể bỏ qua. Đôi mắt là cách truyền tải thông điệp chân thành và rõ ràng nhất.
Loại ngôn ngữ cơ thể này rất quan trọng vì bạn có thể biểu hiện được gần như mọi loại cảm xúc thông qua đôi mắt. Khi kết hợp cùng với lời nói, giao tiếp ánh mắt với người nghe sẽ giúp những gì bạn truyền tải trở nên thuyết phục và thú vị hơn.
© Freepik.com
Tuy nhiên, giao tiếp bằng ánh mắt không có nghĩa bạn có thể nhìn chằm chằm vào đối phương. Bạn nên giữ ánh nhìn trong vài giây rồi tăng dần thời gian tiếp xúc mắt; kết hợp với việc chú ý lắng nghe.
Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự thân mật trong buổi trò chuyện, giúp đối phương kết nối với bạn tốt hơn.
Luôn giữ thẳng lưng
Cho dù bạn đang ngồi hoặc đứng, hãy luôn giữ tư thế thẳng lưng. Tư thế này tạo nên phong thái tự tin và bản lĩnh cho chính bản thân bạn. Hãy ngồi thoải mái, giữ thẳng lưng ở bất kỳ tình huống nào.
© Freepik.com
Nếu hơi mỏi hoặc căng thẳng, bạn có thể nhẹ nhàng đổi tư thế ngồi. Tư thế ngồi đúng nhất chính là giữ dáng vẻ lịch sự; thích hợp với trang phục.
Nếu đứng lên, bạn nên ngẩng cao đầu; để khoảng cách hai bàn chân rộng ngang hai vai, kết hợp với vẻ mặt tự tin.
Cách giữ tư thế của gương mặt và cằm
Tư thế của gương mặt và cằm cũng là một ngôn ngữ hình thể giúp nói lên nhiều điều về con người và cảm xúc của bạn.
Gương mặt và cằm không nên ngẩng cao quá vì sẽ dễ khiến người đối diện cảm thấy bạn là người kiêu căng và ngạo mạn.
Thế nhưng nếu cúi xuống thấp sẽ khiến bạn trông thiếu tự tin. Vì vậy, việc giữ một tư thế vừa đủ và tự nhiên cho gương mặt và cằm là rất quan trọng.
© Freepik.com
Ngoài ra, biểu cảm trên khuôn mặt luôn là trọng tâm trong mọi cuộc trò chuyện. Việc chúng ta vô tình đảo mắt, nhăn nhó, nhíu mày liên tục, v..v sẽ để lại ấn tượng không đẹp.
Hãy luôn duy trì thần sắc tỉnh táo, tự nhiên với nụ cười tươi trên gương mặt.
Không dùng tay chạm lên mặt
Theo các chuyên gia tâm lý, việc liên tục sờ, chạm vào mặt quá nhiều lần, đặc biệt là mũi, thường được xem là một dấu hiệu của sự không thành thật.
Mặt khác, nếu đưa tay lên mặt, tai, cổ hoặc vuốt tóc quá thường xuyên còn chứng tỏ bạn đang bồn chồn và không thoải mái.
Nhà tuyển dụng thường rất tinh ý khi quan sát những dấu hiệu này. Vậy nên nếu không chú ý để kiểm soát những ngôn ngữ hình thể này, bạn có thể đã vô hình chung đẩy mình vào tình thế bất lợi.
Vì thế, khi trò chuyện, bạn nên giữ tay cách xa khỏi khuôn mặt, nhìn thẳng vào mắt người đối diện và tự tin trả lời câu hỏi.
Ngôn ngữ cơ thể đại diện cho phản hồi tích cực
Khi bạn đang lắng nghe người đối diện trình bày một vấn đề nào đó, cách phản hồi tích cực nhất là gật đầu tán thành và mỉm cười.
Bạn có thể gật đầu, mỉm cười và đệm một số từ như “vâng”, “đúng rồi”, v.v để giúp người đối diện thấy rằng bạn đang lắng nghe và khuyến khích họ duy trì cuộc trò chuyện. Tất nhiên, những cử chỉ này cần diễn ra đúng lúc và đúng thời điểm.
© Freepik.com
Để thực hiện ngôn ngữ cơ thể này, cách duy nhất là tập trung lắng nghe, nắm bắt được những điểm chính và từ đó, đưa ra những phản hồi chính xác.
Kỹ năng đưa phản hồi tích cực còn góp phần thể hiện sự hiểu biết và khả năng chuyên môn của bạn. Khi bạn đưa ra một phản hồi chính xác, người đối diện sẽ biết là bạn đang lắng nghe và hiểu những gì họ truyền đạt.
Điều này sẽ giúp bạn gây được thiện cảm và lấy được lòng tin của họ.
Đọc thêm: Kỹ năng làm quen trong giao tiếp kết bạn nơi công sở
Nghiêng người về phía người nói
Ngôn ngữ cơ thể này thể hiện bạn đang chăm chú lắng nghe câu chuyện. Hãy theo dõi vị trí đầu của người đối diện và hơi nghiêng về phía họ một chút để thể hiện sự đồng cảm và quan tâm của bạn với câu chuyện người đó đang kể.
Thông thường, nếu quan tâm tới một điều gì đó, chúng ta có xu hướng nghiêng người về phía trước, hướng lại gần hơn với người đang thảo luận về điều đó.
Chính vì vậy, hành động hướng người về phía người đang nói chứng tỏ bạn rất quan tâm và hứng khởi với câu chuyện mà họ đang trình bày.
Đọc thêm: Cách cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm vững tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. Hãy luôn chú ý để tâm đến những hành động nhỏ này dù trong bất kỳ tình huống nào.
Bởi mỗi một ngôn ngữ hình thể sẽ đều mang một ý nghĩa nhất định và có tác động không nhỏ đến sự thành công trong giao tiếp của bạn.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả