8 Mẹo Dân Gian Trị Ngứa Cho Bà Bầu Hiệu Quả Nhất, Lá Tắm Trị Ngứa Cho Bà Bầu Dễ Tìm Và Hiệu Quả
Mục Lục
Những thay đổi về hormone, da bị kéo căng hay một vài bệnh lý có thể gây ra tình trạng ngứa khi mang thai. Tuy nhiên có nhiều liệu pháp trị ngứa cho mẹ bầu ngay tại nhà.
Bạn đang xem: 8 mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu hiệu quả nhất
Mẹ bầu bị ngứa có phải bình thường?
Hầu hết làbình thường. Khi da bị kéo căng để tạo khoảng trống cho thai nhi phát triển, đặc biệt ở vùng bụng và ngực, thì hiện tượng ngứa sẽ xuất hiện. Ngoài ra, một số thay đổi khác của cơ thể khi mang thai cũng dẫn tới tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ ở da.
Do vậy, bạn nên thăm khám bác sỹ nếu thấy tình trạng ngứa và mẩn đỏ ngoài khả năng kiểm soát để biết chính xác xem bạn và con có bị ảnh hưởng tiêu cực nào hay không.
Nếu là mang thai lần đầu, bạn thường bỏ qua triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ngứa kéo dài, thì nên báo với bác sỹ.
Nguyên nhân gây ngứa da ở mẹ bầu
Nếu đang mang bầu, bạn nên quan ngại về những vấn đề dù là nhỏ nhất. Bình thường, chuyện ngứa ngáy chẳng đáng để bận tâm, nhưng với bà bầu, đó cũng là nỗi lo xem có ảnh hưởng đến con hay không. Tuy nhiên, về cơ bản, ngứa da không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Rất ít trường hợp ghi nhận việc bị ngứa triền miên trong những quý thai kỳ cuối cùng có tác động tiêu cực nào. Tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh gan Obstetric Cholestasis (OC).
Triệu chứng điển hình của bệnh OC là ngứa, thường bắt đầu ở chân và tay. Sau đó, lan rộng tới toàn cơ thể. Ngứa nặng vào buổi tối. Triệu chứng khác gồm: nước tiểu sậm, có thể kèm theo vàng da.
Bệnh viêm niệu đạo. Một số mẹ bầu bị ngứa và rát ở vùng âm đạo. Tình trạng này có thể là do tình trạng viêm niệu đạo. Nguyên nhân có thể là bởi sự mất cân bằng về hormone, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.
Phát ban là tình trạng có thể xảy ra vào cuối quý thai kỳ thứ hai hoặc đầu quý thai kỳ thứ ba, cũng gây ra ngứa. Ban đầu xuất hiện vết như con trùng cắn, nhưng dần chuyển thành nhiều nốt nhỏ, gây ngứa khó chịu. Tình trạng hiếm gặp này lại gây ra tình trạng nguy hiểm như sảy thai hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển tứ chi của thai nhi.
Điều trị ngứa ngáy cho mẹ bầu tại nhà
Tắm bằng yến mạch
Đây là một trong những liệu pháp nên áp dụng nhất để mẹ bầu chưa trị ngứa da. Cho một cốc yến mạch vào nước ấm cho đến khi tan, xoa lên dùng da bị ngứa, sẽ giảm triệu chứng nhanh chóng.
Xem thêm: Cách Điều Trị Rối Loạn Nội Tiết Tố Nữ, Bị Rối Loạn Nội Tiết Tố Nữ Phải Làm Sao
Chườm lạnh
Cách khác để trị ngứa cho bà bầu là sử dụng túi chườm lạnh. Cách này đặc biệt hữu hiệu nếu bị viêm nhiễm một bộ phần nào đó trên cơ thể. Nhiệt độ lạnh sẽ ngay lập tức giúp giảm cảm giác khó chịu vì ngứa.
Thảo dược
Bồ công anh là thảo dược hữu hiệu trong trường hợp bà bầu bị ngứa. Bởi lẽ loại thảo dược này đặc biệt tốt cho gan, hạn chế ngứa do tình trạng bệnh cholestatsis gây ra. Bồ công anh tự nhiên an toàn cho mẹ bầu.
Khăn tắm ẩm
Để giảm cảm giác ngứa ở bà bầu, nên sử dụng khăn tắm ẩm để phủ lên vùng da ngứa. Hoặc đặt khăn ở giữa phần ngực và bụng để nằm thư giãn. Mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Bột baking soda
Để giảm ngứa, rát, mẹ bầu có thể trộn bột baking soda với nước, tạo hỗn hợp đặc sệt, thoa lên vùng bụng hoặc khu vực bị ngứa. Bạn sẽ cảm thấy da mềm mại hơn, đỡ triệu chứng ngứa nhanh chóng.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng dầu massage, nước chanh để thoa lên vùng da ngứa. Công dụng sẽ phát huy sau vài phút.
Ngăn ngừa tình trạng ngứa da cho mẹ bầu
– Hãy đảm bảo da luôn được dưỡng ẩm, đặc biệt nếu bạn có làn da khô.
– Sử dụng lotion, xà bông hay sữa tắm và dưỡng ẩm không mùi. Tránh tắm nước quá nóng, gây khô ra.
– Không nên hoạt động ngoài trời quá nắng nóng. Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái. Không nên dùng dụng cụ chà xát để cọ mạnh vào da khi tắm.
Xem thêm: Bộ Môn Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y Ền Nhiễm Gia Súc, Gia Cầm (Bậc Đại Học)
– Uống nhiều nước, ít nhất 8 – 10 cốc mỗi ngày, vì vậy cơ thể không bị mất nước, làn da được giữ ẩm một cách tự nhiên.