8 địa điểm du lịch tại Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Thành phố Tuyên Quang là một quận/huyện thuộc Tỉnh Tuyên Quang. Thành phố Tuyên Quang có tổng cộng 13 xã/phường/thị trấn.
Mục Lục
Du lịch Đền Hạ tại Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Tuyên Quang
Đền Hạ là công trình kiến trúc có tuổi đời từ rất lâu thuộc thôn Hiệp Thuận của xã Ỷ La. Trải qua rất nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, đền Hạ đã được đổi tên rất nhiều lần. Vào thời Lý ngôi đền này có tên là đền Tam Kỳ, chuyển sang đời Trần với tên gọi là đền Hiệp Thuận và cho tới đời hậu Lê mới được đặt tên là đền Hạ. Đây là một trong những ngôi đền rất nổi tiếng của tỉnh Tuyên Quang. Ngôi đền này được thiết kế và chạm khắc bằng gỗ rất tinh xảo. Đền là nơi thờ phụng Mẫu Thượng ngàn công chúa Phương Dung, con vua Hùng. Lễ hội đền Hạ Tuyên Quang được tổ chức thường niên vào dịp đầu năm. Từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch là lúc đền Hạ tổ chức lễ hội. Các hoạt động được tổ chức tại đây diễn ra rất sôi nổi và uy nghi.
Du lịch Đền Mẫu Ỷ La tại Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Tuyên Quang
Đền Mẫu Ỷ La thuộc phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang được xây dựng từ triều vua Cảnh Hưng năm 1747 thờ Công Chúa Phương Dung con gái Vua Hùng. Đền Mẫu Ỷ La còn để lại nhiều di sản vô giá. Trong đền hiện còn giữ được 2 quả chuông cổ và 16 tượng cũ, các đồ tế khí bằng đồng, sành sứ, các hoành phi câu đối, đề từ, sắc phong và thần phả. Nhưng đáng chú ý nhất là những di sản văn hóa phi vật thể. Đền còn lưu giữ được 6 bản sắc phong của 4 ông vua Triều Nguyễn như Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định phong cho Đền Mẫu Ỷ La. Nội dung các sắc phong đều đề cao công đức của Thần đã giúp nước, trợ dân sống an lành hạnh phúc và ban tặng cho các Mẫu những mỹ tự cao quí.
Du lịch Đền cây xanh tại Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Tuyên Quang
Di tích đền Cảnh Xanh thuộc tổ 17, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang. Đền khởi nguyên là một ngôi điện thờ nhỏ được xây dựng vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá. Đền Cảnh Xanh được người xưa dựng nên để thờ phụng vị Thánh Mẫu Thượng ngàn (hay tên chữ là Lâm cung Thánh Mẫu) mà nhân dân thường gọi là Bà chúa Thượng Ngàn, cai quản miền rừng núi và ngàn cây. Nơi con người bày tỏ niềm tôn kính với Thánh Mẫu Thượng ngàn và thể hiện ước vọng cuộc sống bình yên, mùa màng tươi tốt của con người vùng sơn cước.
Du lịch Chùa An Vinh tại Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Tuyên Quang
Chùa An Vinh có tên chữ là “An Vinh Thiền Tự” thuộc tổ 7, xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang. Theo tấm bia: “Tạo tác hưng công bi ký” (Bia ghi việc công đức xây dựng chùa) được tạc vào năm Vĩnh Thịnh thứ 16, triều vua Lê Dụ Tông (năm 1720) thì chùa An Vinh được khởi dựng vào đầu thế kỷ XVIII. Trong chùa còn giữ được một quả chuông đồng đúc năm Giáp Dần (1734), một quả chuông đồng đúc vào đời vua Thiệu Trị (1884), một chiếc khánh đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ 3 triều vua Nguyễn Quang Toản (1797), đều ghi tên những người đóng góp tiền của vào việc trùng tu chùa An Vinh. Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật gỗ: Hoành phi, câu đối có giá trị lịch sử, nghệ thuật
Du lịch Bảo tàng Tuyên Quang tại Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Tuyên Quang
Bảo tàng Tuyên Quang được xây dựng trên khu đất giữa hồ Tân Quang với diện tích trung bày 1600m2, được chia làm 4 phần: Gian khánh tiết và không gian trưng bày 3 chuyên đề lớn theo các chủ đề. Gian khánh tiết bắt đầu từ không gian trưng bày trung tâm của bảo tàng, nơi bắt đầu hành trình tham quan mà hình ảnh ấn tượng đầu tiên là bức phù điêu bằng gỗ có diện tích 100 m2 với lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, làng Tân Lập – Hình tượng “Thủ đô Khu giải phóng” kết hợp trưng bày ảnh phong cảnh đẹp, ảnh về lịch sử, văn hóa của vùng đất Tuyên Quang.
Du lịch Thành Nhà Mạc tại Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Tuyên Quang
Thành nhà Mạc nằm trên địa phận tổ 8, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang. Thành được xây dựng từ năm 1592, thời nhà Mạc và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19). Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thuỷ bộ thuận lợi, từng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang. Thành cổ Tuyên Quang còn khá nguyên dạng cho đến cuối thế kỷ 20 và được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Trong quá trình xây dựng, phát triển của thị xã Tuyên Quang, một số trục đường của thị xã chạy qua vị trí thành cổ nên hiện nay thành cổ Tuyên Quang bị chia cắt. Hiện còn lại hai cổng thành phía bắc và phía tây. Đoạn tường thành còn lại duy nhất nằm trên góc đường Bình Thuận và Cổng Lấp, dài chưa đến 100m
Du lịch Khu du lịch Núi Dùm tại Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Tuyên Quang
Với khí hậu trong lành, mát mẻ, khu du lịch sinh thái núi Dùm – Cổng Trời thuộc xóm 15, 16 xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) được nhiều du khách ví như “Tam Đảo” giữa lòng thành phố. Vào những ngày hè, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, nhiều gia đình đã tìm đến để thư giãn và tránh cái nóng oi bức. Khu du lịch sinh thái Núi Dùm – Cổng Trời rộng hơn 2.000 ha với hệ thực vật phong phú, đa dạng có vai trò như lá phổi xanh của thành phố. Nơi đây có hang động đẹp như hang Bà Cún, hang Dơi, hang Ngà Voi, dốc Ông, dốc Ba…, trong đó Hang Dơi là hang động đẹp nhất thu hút nhiều khách tham quan.
Du lịch Đền Kiếp Bạc tại Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Tuyên Quang
Di tích đền Kiếp Bạc thuộc phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Đền Kiếp Bạc hay còn có tên chữ là “Kiếp Bạc linh từ” (đền thiêng Kiếp Bạc). Đền được dựng lên thờ Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, một nhân vật kiệt suất trong lịch sử, một người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xân lược nước ta vào nửa cuối thế kỷ XIII để viết lên bản hhùng ca bất hủ với hào khí Đông A của quân dân Đại Việt. Bằng tất cả niềm tin ngưỡng vọng và sự tôn kính của người dân Tuyên Quang nói riêng và nhân dân Đại Việt nói chung Ông đã được suy tôn là vị thánh, người cha tinh thần của dân tộc Việt Nam tôn kính và lập đền thờ để thờ phụng: “Tháng tám giỗ cha thánh ba giỗ mẹ”