8 cách làm hết căng sữa khi cai sữa cho bé nhanh hiệu quả
Mục Lục
Khi bỏ bú cho bé mẹ thường bị căng sữa, tức ngực rất khó chịu vì cơ thể mẹ đã quen với việc tiết sữa đều đặn mỗi ngày. Để tình trạng này không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, mẹ cần biết cách làm sữa rút nhanh khi cai sữa cho bé. Cùng AVAKids tìm hiểu cách làm hết căng sữa khi cai sữa nhé!
1 Nguyên nhân mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho bé
Hiện tượng căng sữa khi mẹ bỏ bú cho bé xảy ra do cơ thể mẹ không thể ngay lập tức ngừng sản xuất sữa. Một số dấu hiệu căng sữa thường thấy như ngứa sưng, đau tức ngực, hai ngực bị căng và khó chịu bởi mô tuyến sữa bị phù nề. Thậm chí mẹ có thể xuất hiện cảm giác mệt mỏi và bị sốt cao.
Tình trạng này sẽ tự hết sau một thời gian, tuy nhiên cần thực hiện một số biện pháp để giảm khó chịu cho mẹ. Nhưng nếu mẹ không giải quyết kịp thời, sữa bị ứ đọng và gây ách tắc hệ thống các ống dẫn, khiến ngực đau hơn, viêm tắc tia sữa, nặng hơn có thể bị áp xe vú.
Nguyên nhân mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho bé
2 Cách làm hết căng sữa khi cai sữa an toàn cho mẹ
2.1 Chườm ấm và chườm lạnh cho bầu ngực
Nhiệt tỏa ra khi chườm ấm sẽ giúp làm mềm vú, hạn chế lưu lượng máu đến núm vú và tránh bị tắc nghẽn sữa. Chườm ấm bằng cách dùng khăn sạch, ngâm nước ấm, vắt khô rồi đặt lên ngực trong khoảng vài phút. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thực hiện chườm lạnh để làm giảm tình trạng căng sữa và khiến mẹ thấy dễ chịu hơn.
Chườm ấm và chườm lạnh cho bầu ngực
2.2 Massage
Massage vùng ngực cũng là một cách làm hết căng sữa. Khi mẹ sờ thấy hai bầu vú nổi cục là dấu hiệu tuyến sữa bị tắc, lúc này mẹ cần massage ngay. Mẹ chú ý và tăng thời gian massage cho những vùng nổi cục để nhanh chóng làm tan sự tắc nghẽn sữa.
Massage vùng ngực
2.3 Đắp lá cải lên ngực
Theo dân gian, cách đắp lá bắp cải ướp lạnh lên ngực có thể làm hết căng tức sữa. Lá bắp cải có thể làm giảm sưng các mô do chứa lượng lớn Phytoestrogen, giúp làm mạch máu co lại, lưu lượng máu giảm xuống, từ đó giảm tình trạng căng đau vú. Ngoài ra, đắp lá bắp cải thường xuyên sẽ giúp làm giảm lượng sữa.
Thực hiện phương pháp đắp lá cải bằng cách dùng 2 lá bắp cải rửa sạch đem ướp lạnh khoảng 20 – 30 phút, sau đó đắp nhẹ vào 2 bầu vú. Mỗi chiếc lá để được trong vòng 24 – 48 tiếng, sử dụng ngay cả khi đi ngủ và mẹ có thể mặc áo ngực để tiện di chuyển.
Đắp lá cải lên ngực
2.4 Tắm nước ấm với vòi sen
Tắm nước ấm với vòi sen bằng cách phun trực tiếp lên bầu ngực, đặc biệt là đầu ti theo chiều từ trên xuống sẽ giảm tình trạng căng tức ngực, các u sữa cũng mềm ra. Khi tắm vòi sen, mẹ kết hợp massage vú để sữa thừa chảy ra theo dòng nước sẽ giúp mẹ bớt đau hơn.
Tắm nước ấm với vòi sen
2.5 Hút sữa
Mẹ nên sử dụng thêm máy hút sữa để có thể hút phần sữa còn đọng lại trong bầu ngực. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên hút sữa khi ngực căng tức. Hút sữa ở mức độ vừa phải, nếu hút hết sữa sẽ càng kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều hơn.
Máy hút sữa điện Gluck GP38 Plus
2.6 Bổ sung những loại thực phẩm làm tiêu sữa
Theo kinh nghiệm dân gian thì lá lốt, măng tươi, rau bạc hà,… đều có tác dụng làm mất sữa rất nhanh. Do đó, mẹ có thể bổ sung những loại thực phẩm này mẹ vào thực đơn hàng ngày để đẩy nhanh quá trình tiêu sữa, giảm tình trạng căng sữa. Lưu ý, khi sử dụng những thực phẩm gây mất sữa, mẹ không nên cho bé bú nữa vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Bổ sung những loại thực phẩm làm tiêu sữa
2.7 Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Mẹ nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thư giãn vào mỗi buổi tối. Đó cũng là một trong những cách làm hết căng sữa mẹ hiệu quả khi cai sữa cho con.
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
2.8 Tâm sự và trò chuyện cùng người thân
Trò chuyện, tâm sự cùng người thân trong gia đình như chồng, mẹ hoặc chị/em. Đây là một liệu pháp đơn giản giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao tinh thần của mẹ bỉm.
Tâm sự và trò chuyện cùng người thân
3 Cách hạn chế căng sữa khi cai sữa
Mức độ căng sữa và sản xuất sữa sẽ giảm dần khi nhu cần sản xuất ít đi. Vì thế, khi cai sữa mẹ nên thực hiện chậm và từ từ để cơ thể mẹ và bé có thời gian thích nghi, tránh tình trạng bị căng sữa do mẹ cai sữa quá đột ngột.
Mẹ bị căng sữa, tức ngực là tình trạng thường gặp và đa phần sẽ tự hết sau một thời gian. Tình trạng này chỉ kéo dài lâu nhất là một tuần, sau đó, lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần. Nếu cơn đau kéo dài kèm theo những triệu chứng lạ khác, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Máy hút sữa Spectra 9S
4 Một số lưu ý khi bị căng sữa
- Hạn chế chườm nóng lên bầu ngực vì có thể kích thích tiết ra nhiều sữa hơn.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng ngực.
- Tránh mặc áo lót bó sát vùng ngực.
- Nếu có những dấu hiệu bất thường phải đi khám bác sĩ ngay, không che giấu hoặc xem nhẹ mọi vấn đề bất thường.
Một số lưu ý khi bị căng sữa
Hi vọng những thông tin trên đã giúp mẹ bỏ túi thêm cách làm hết căng sữa khi cai sữa cho bé hiệu quả. Truy cập website avakids.com hoặc liên hệ hotline 1900.866.874 (7:30 – 22:00) để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất.