8 cách bấm huyệt chữa mất ngủ tại nhà cho giấc ngủ sâu, ngon

Tên 09/05/2022 | Tên Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV

Với những trường hợp mắc chứng khó ngủ do stress, căng thẳng, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nhức cơ bắp thì bấm huyệt là một phương pháp hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng và giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon, sâu hơn. Dưới đây là 8 cách bấm huyệt chữa mất ngủ tại nhà đơn giản.

Bấm huyệt là gì?

Nguồn gốc của thủ thuật bấm huyệt xuất phát từ Y học Cổ Truyền của Trung Hoa, thường được sử dụng kết hợp với châm cứu. Bấm huyệt dựa trên quan niệm rằng những bộ phận trên cơ thể được kết nối với nhau thông qua một hệ thống khí huyết. Bấm huyệt là phương pháp xoa bóp bao gồm việc tạo áp lực khác nhau lên bàn chân, bàn tay và tai với mục đích khai thông các tắc nghẽn trong các kinh lạc.

Các chuyên gia bấm huyệt tin rằng việc đã thông kinh lạc giúp thư giãn và giảm bớt căng thẳng, chữa lành cho các vùng tương ứng trên cơ thể. Đồng thời, bấm huyệt giúp giảm đau, tăng cường thư giãn và ngủ ngon hơn. Do bấm huyệt có ít rủi ro, không xâm lấn nên đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn để giảm căng thẳng, chữa mất ngủ.

Tên

Bấm huyệt trị mất ngủ xuất phát từ Y học Cổ Truyền Trung Hoa thường được kết hợp sử dụng với châm cứu

Bấm huyệt chữa mất ngủ có an toàn không?

Bấm huyệt kết hợp châm cứu được sử dụng phổ biến để cải thiện giấc ngủ. Bấm huyệt là kỹ thuật dùng tay linh hoạt xoa bóp và ấn vào những huyệt đạo quan trọng của cơ thể nhằm kích thích tăng cường lưu thông máu, cân bằng âm dương và tăng khả năng đào thải độc tố ra ngoài.

Thực hiện bấm huyệt, châm cứu thường xuyên giúp giải tỏa cơ bắp, thả lỏng toàn thân, phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc mệt nhọc. Đặc biệt, ở những người mắc chứng khó ngủ do thường xuyên gặp áp lực, stress bấm huyệt là phương pháp hiệu quả giúp người bạn dễ đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ chất lượng tốt hơn.

Mặc dù là một thủ thuật từ cổ xưa, nhưng phải đến thời đại gần đây, giới khoa học mới bắt đầu công nhận tác dụng của việc bấm huyệt trị mất ngủ. Kỹ thuật này khá an toàn nên được ứng dụng không giới hạn ở mọi độ tuổi, giới tính để cải thiện chứng mất ngủ nói chung và giảm nhu cầu sử dụng thuốc an thần.

8 cách bấm huyệt chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả

Theo các chuyên gia Y Học Cổ Truyền, có đến 350 điểm huyệt trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ có một số điểm huyệt liên quan đến giấc ngủ. Dưới đây là 8 vị trí các huyệt đạo và cách bấm huyệt chữa mất ngủ tại nhà bạn có thể thực hành để cải thiện giấc ngủ hiệu quả nhất.

Bấm huyệt thần môn (HT7) trị mất ngủ

Huyệt thần môn hay còn gọi là huyệt Thần Nam. Vị trí của huyệt thần môn nằm ở cổ tay, phía bên trong, đây là một điểm rất dễ tiếp cận khi cố gắng chìm vào giấc ngủ. 

Tên

Huyệt thần môn nằm ở cổ tay và là một điểm rất dễ tiếp cận khi cố gắng chìm vào giấc ngủ

Cách bấm huyệt thần môn chữa mất ngủ:

Để xác định được vị trí của huyệt Thần Môn bạn hãy đi theo mặt của lòng bàn tay xuống từ ngón tay út cho đến khi xác định được nếp gấp ở cổ tay. Dùng ngón tay cái nhấn nhẹ vào đây sẽ cảm nhận được một khoảng trống giữa các gân để tạo áp lực. Sau đó, xoa bóp nhẹ nhàng tại huyệt Thần Môn theo hướng hình tròn hoặc từ trên xuống, giữ lại trong khoảng 30 giây và thực hiện liên tục khoảng 10 lần.

Ngoài ra, việc xoa bóp trên huyệt Thần Môn kết hợp với châm cứu tại đây không chỉ giúp trị chứng mất ngủ mà còn cải thiện tình trạng lo âu và trầm cảm hiệu quả.

Xem thêm: 7 cách trị mất ngủ dân gian phổ biến và hiệu quả nhất

Bấm huyệt tam âm giao (SP6) chữa khó ngủ

Huyệt tam âm giao nằm ở mặt trong của chân, phía trên mắt cá. Đây là huyệt vị giao hội của 3 kinh âm của chân gồm can – tỳ – thận. Huyệt này có tác dụng bổ ích cho 3 tạng can, tỳ thận; thông khí trệ và điều huyết thất tinh cung. Theo y học cổ truyền, chứng mất ngủ có gốc ở âm huyệt và mọi nguyên nhân dẫn tới âm huyết hao tổn đều có thể dẫn đến mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Do đó, người mắc chứng khó ngủ khi day bấm huyệt tam âm giao sẽ giúp cải thiện đáng kể.

Tên

Day bấm huyệt tâm giao đúng cách giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Cách day huyệt điều trị mất ngủ: 

Cách bấm huyệt chữa mất ngủ được thực hiện bằng cách: Bạn ngồi dưới đất hoặc trên nệm, hai tay gấp lại vừa tầm để 2 bàn tay có thể nắm lấy cổ chân một cách thoải mái. Mỗi bàn tay tác động vào huyệt tam âm giao cùng bên với nhau. Dùng lực vừa phải để day thành vòng tròn trên huyệt liên tục từ 5-10 phút. Mỗi ngày nên thực hiện 1-2 lần. Day bấm huyệt tam giao không chỉ giúp cải thiện chứng mất ngủ mà còn giúp chữa chứng rối loạn vùng chậu và đau bụng kinh.

Lưu ý: Theo y thư cổ, không sử dụng các bấm huyệt tam giao với phụ nữ có thai. Vì với phụ nữ, huyệt tam âm giao có liên quan đến vùng tử cung, do đó những kích thích mạnh vào huyệt này có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, nhất là đối với những trường hợp có tiền sử sinh non hoặc sảy thai.

Một cuộc khảo sát năm 2016 đã chứng minh tác dụng của huyệt Tam âm giao trong việc cải thiện tình trạng mệt mỏi cũng như chất lượng giấc ngủ ở những người mắc bệnh ung thư vú. Do đó, nếu duy trì phương pháp bấm huyệt này mỗi ngày họ sẽ cảm thấy được thư giãn, giấc ngủ được cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bấm huyệt dũng tuyền (KD1) cải thiện mất ngủ

Huyệt dũng tuyền nằm trên lòng bàn chân. Đây là chỗ lõm nhỏ xuất hiện ngay phía trên giữa bàn chân khi bạn co các ngón chân vào trong.

Tên

Dây huyệt dũng tuyền thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết, tốt cho thận và giúp cải thiện giấc ngủ (Nguồn: Tạp chí Đông y)

Cách bấm huyệt dũng tuyền: 

Đây là cách bấm huyệt trị mất ngủ được nhiều người áp dụng. Để hai chân hướng tự nhiên lên trên hoặc ngồi khoanh chân lại. Sau đó, sử dụng hai ngón tay cái xoa bóp từ phần gót chân đến huyệt dũng tuyền, xoa bóp liên tục hoặc dùng hai bàn tay vỗ nhẹ vào huyệt cho đến khi lòng bàn chân nóng lên.

Theo các chuyên gia bấm huyệt, thường xuyên xoa bóp bấm huyệt dũng tuyền sẽ giúp lưu thông khí huyết, tốt cho thận, giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Bạn cũng có thể xoa bóp huyệt dũng tuyền ngay cả khi không bị mất ngủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bấm huyệt nội quan (PC6)

Huyệt nội quan là huyệt nằm ở phần mặt trước của cẳng tay, nằm giữa gan cơ tay lớn và gan cơ tay nhỏ. 

Tên

Huyệt nội quan nằm ở mặt trước của cẳng tay, nằm giữa gan cơ tay lớn và gan cơ tay nhỏ (Nguồn: Trung tâm ứng dụng Đông phương y pháp)

Cách bấm huyệt nội quan:

Để xác định vị trí huyệt, bạn sử dụng ngón tay cái day và ấn vào vị trí của huyệt nội quan, thực hiện day ấn khoảng 3 phút cho đến khi bạn cảm thấy hơi đau thì dừng lại.

Bấm huyệt nội quan đem lại nhiều tác dụng như điều hòa khí huyết, an thần và ích tâm. Nếu bạn kiên trì và thực hiện xoa bóp huyệt này có thể cải thiện được tình trạng suy nhược thần kinh, tình trạng mất ngủ và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp.

Bấm huyệt phong trì giảm mất ngủ (GB20)

Vị trí của của huyệt phong trì nằm ở phía sau cổ của bạn. Để xác định chính xác vị trí huyệt bạn có thể dùng tay và cảm nhận xương chũm phía sau tai, theo đường rãnh xung quanh đến nơi cơ cổ gắn vào hộp sọ.

Cách bấm huyệt phong trì:

Dùng 2 bàn tay chắp vào nhau và nhẹ nhàng mở lòng bàn tay bằng các ngón tay đan vào nhau để tạo hình chiếc cốc. Dùng ngón tay cái để tạo áp lực sâu và chắc về phía hộp sọ, xoa bóp theo hình tròn hoặc lên xuống để day ấn vùng này 4-5 giây. Hít thở sâu khi xoa bóp khu vực này.

Bấm huyệt phong trì không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn cải thiện các triệu chứng hô hấp như ho, mệt mỏi, giảm căng thẳng/ stress, giúp tinh thần phấn chấn và thoải mái.

Bấm huyệt thái khê trị mất ngủ

Huyệt thái khê nằm ở trung điểm giữa đường nối bờ sau của mắt cá trong và mép trong gân góc. Huyệt thái khê được biết đến nhiều nhất là giúp giảm chứng tăng huyết áp và cải thiện chứng mất ngủ.

Nghiên cứu năm 2014 cho thấy, bấm huyệt chữa mất ngủ tại nhà bằng huyệt thái khê giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ở những người trung niên và cao tuổi bị huyết áp cao. Đồng thời, nó cũng giúp giảm huyết áp của họ xuống mức cho phép. 

Cách bấm huyệt thái khê:

Đặt ngón tay cái của bạn vào hõm giữa mắt cá trong và gót chân, sau đó ấn mạnh và xoa bóp trong vài phút mỗi ngày. Bấm huyệt thái kê giúp điều hòa âm dương, nâng cao sức khỏe của thận nhờ đó loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, giúp giấc ngủ ngon và sâu.

Bấm huyệt ấn đường và thái dương

Huyệt thái dương cách đuôi mắt 0,5cm, huyệt ấn đường nằm giữa 2 chân mày.

Cách bấm huyệt ấn đường và thái dương: 

Đầu tiên, xoa hai bàn tay vào nhau để làm nóng 2 lòng bàn tay. Sau đó, đưa 2 lòng bàn tay xoa bóp khắp mặt theo chiều từ dưới lên trên và duy trì thực hiện liên tục khoảng 20 lần.

Tiếp theo, day ấn nhẹ vào huyệt ấn đường khoảng 20 lần, vuốt nhẹ từ đầu đến cuối lông mày. Ấn nhẹ vào hai bên của thái dương khoảng 20 lần.

Thực hiện day ấn 2 huyệt này giúp đầu óc được thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, những cơn đau đầu cũng giảm dần, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả hơn.

Bấm huyệt an miên chữa mất ngủ

Huyệt an miên nằm ở hai bên cổ, phía sau tai và bên cạnh xương lồi. Để xác định được huyệt an miên, hãy đặt một ngón tay sau dái tai và di chuyển các ngón tay phía sau phần nhô ra của xương với áp lực nhẹ.

Cách bấm huyệt an miên:

Bạn dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ để xoa bóp vị trí này trước khi ngủ, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được nhịp tim của mình chậm lại, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. 

Trong bấm huyệt và châm cứu, an miên là huyệt có khả năng tác động đến các cơ quan của hệ thần kinh giúp điều trị chứng mất ngủ. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng huyệt này để giảm lo âu, chóng mặt và đau đầu.

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa mất ngủ tại nhà

Nếu muốn dễ đi vào giấc ngủ hơn, tốt nhất bạn nên bấm huyệt một hoặc nhiều huyệt kết hợp trước khi đi ngủ một thời gian 30 – 60 phút. Để bấm huyệt thành công, hãy làm theo các hướng dẫn sau:

  1. Đặt ngón tay cái hoặc ngón trỏ của bạn lên huyệt và tạo áp lực vừa đủ để da di chuyển

  2. Bắt đầu xoa bóp điểm huyệt theo chuyển động chậm và hình tròn. Khi được vài vòng,bạn có thể tăng áp lực nhẹ nhàng để các mô cơ được thư giãn. 

  3. Tiếp tục tạo áp lực trong ít nhất một phút và lặp lại quy trình từ 7-10 phút.

Bấm huyệt chữa mất ngủ có thực sự hiệu quả?

Bấm huyệt là phương pháp tác động lên huyệt đạo thuộc các đường kinh, lạc giúp cân bằng âm dương. Nhờ đó, khí huyết được lưu thông và giúp kích thích cơ chế tự chữa lành trong cơ thể. Bấm huyệt giúp cân bằng cơ thể thông qua việc tác động vào các huyệt đạo và cửa ngõ lưu thông khí huyết trong cơ thể. Do đó, bấm huyệt chữa mất ngủ có hiệu quả với những trường hợp khí huyết ứ trệ và kém lưu thông do nhiều nguyên nhân.

Những lưu ý khi bấm huyệt chữa mất ngủ tại nhà

Bấm huyệt chữa mất ngủ là phương pháp của Y học cổ truyền. Để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho người thực hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không dùng phương pháp bấm huyệt trị mất ngủ cho phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ hành kinh

  • Không day bấm huyệt khi có vết thương hở

  • Với trường hợp mất ngủ kéo dài, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, điều trị theo nguyên nhân, đồng thời kết hợp bấm huyệt và tăng cường dinh dưỡng, vận động hoặc ngâm chân và xả tinh dầu

  • Luôn giữ tư thế, đầu óc thoải mái nhất khi day bấm huyệt

  • Chỉ nên dùng lực từ nhẹ đến vừa để day ấn huyệt, tránh tác động mạnh lên một số huyệt nhạy cảm như huyệt thái dương, huyệt ấn đường…

Xem thêm: Mất ngủ nên ăn gì? Những loại thực phẩm giúp ngủ ngon

Cải thiện chứng mất ngủ từ gốc bằng giải pháp khoa học

Theo các chuyên gia, việc áp dụng cách bấm huyệt chữa mất ngủ tại nhà chỉ là biện pháp tạm giời, giúp giảm stress, thư giãn cơ thể và hỗ trợ ngủ ngon hơn với những trường hợp mất ngủ cấp tính (chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, dưới 1 tháng). Do đó, với những người mất ngủ mạn tính, kéo dài cần tìm cách trị mất ngủ khác.

Theo PGS. TS Vũ Anh Nhị, các nghiên cứu gần đây cho thấy, 80% trường hợp mất ngủ là do thiếu máu não gây ra, trong đó tác nhân chính là gốc tự do. Gốc tự do được hình thành và tăng sinh khi gặp các yếu tố như stress, chất độc hại từ môi trường, rượu bia, thuốc lá…  và chúng âm thầm tấn công lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và các cục máu đông (huyết khối), làm hẹp mạch máu khiến dòng máu vận chuyển oxy lên não bị cản trở gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, khó ngủ). Nếu không được cải thiện sớm, mất ngủ có thể trở thành mãn tính, tăng nguy cơ đột quỵ.”

Do đó, để cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả, an toàn chúng ta cần có chế độ chuyên biệt, có khả năng kiểm soát gốc tự do.

Nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bộ đôi tinh chất có thể đáp ứng được trọng trách này đó là Blueberry và Ginkgo Biloba.

Tên

OTiV sở hữu bộ đôi tinh chất thiên nhiên Blueberry và Ginkgo Biloba thiên nhiên giúp cải thiện mất ngủ an toàn, hiệu quả

Tinh chất thiên nhiên Blueberry (có trong sản phẩm OTiV) có khả năng vượt qua hàng rào máu não và tiến sâu vào các cấu trúc trong não giúp trung hòa các gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Còn tinh chất Ginkgo Biloba còn được xem là thảo dược quý giúp cải thiện các bệnh lý thoái hóa não bộ. Trong lá Ginkgo Biloba có chứa hàm lượng flavonoid và terpenoid cao – đây là các chất chống gốc tự do mạnh mẽ, giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích hoạt động của não bộ. Khi gốc tự do được ngăn chặn sẽ làm giảm xơ vữa, từ đó, giúp máu dẫn truyền oxy và dưỡng chất đến não hoạt động trơn tru, chức năng thần kinh được phục hồi từng bước, đưa giấc ngủ về nhịp sinh học, từ đó cải thiện hiệu quả và tận gốc tình trạng mất ngủ, khó ngủ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Như vậy, để cách bấm huyệt chữa mất ngủ có hiệu quả thì phải đặc biệt bổ sung các tinh chất thiên nhiên quý có cơ chế tác động trực tiếp vào gốc tự do. Đồng thời, cần tránh xa các yếu tố gây căng thẳng tinh thần, để cho đầu óc thảnh thơi trước khi đi ngủ. Kiêng chất kích thích như cà phê, trà đặc, thuốc lá, rượu bia…; ăn thức ăn thanh đạm và không ăn quá no trước khi ngủ. Ngoài ra, nên tập các môn thể thao vừa sức hoặc đi bộ, vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe tổng thể và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ sâu, ngon hơn.

*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa

Bài viết sử dụng các nguồn tham khảo từ các tổ chức y học, trung tâm y tế học thuật và tài liệu từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ để hỗ trợ các thông tin y học trong bài viết.

  1. https://www.healthline.com/health/pressure-points-for-sleep – Healthline Media
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/327274 – Medical News Today
  3. https://www.webmd.com/balance/guide/acupressure-points-and-massage-treatment – WebMD