8 Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả

Lẹo mắt là bệnh thường gặp ở trẻ khiến nhiều bố mẹ lo lắng và không biết cách để xử lý. Trong bài viết này, chuyên mục Góc chuyên gia của AVAKids sẽ hướng dẫn bạn cách chữa lẹo mắt ở trẻ em an toàn, dễ thực hiện, đừng bỏ qua nhé!

1Bệnh lẹo mắt ở trẻ em là gì?

Lẹo mắt ở trẻ là tình trạng viêm mi mắt cấp tính, vùng mắt xuất hiện khối sưng nề đỏ, nhân vàng ở giữa gần giống mụn nhọt, thường nằm ở khu vực chân lông mi. Ngoài bờ mi mắt sưng đỏ, lẹo mắt còn kèm theo cảm giác khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. 

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em bố mẹ nên biết

Lẹo mắt ở trẻ là tình trạng viêm mi mắt cấp tính thường gặp ở trẻ

2Triệu chứng lẹo mắt ở trẻ em

Trẻ em thường bị lẹo với hai kiểu phổ biến là lẹo trong bờ mi và lẹo ngoài vùng bờ mi, đi kèm một số triệu chứng như sau:

  • Trẻ bị đau, rát, châm chích và liên tục có hành động dụi hoặc gãi ở vùng mắt.
  • Bố mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy xung quanh mi mắt trẻ xuất hiện một hoặc một vài mụn màu đỏ bên trong chứa mủ màu vàng hoặc chảy nước trắng.
  • Mụn sưng đỏ và sưng to mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ 8 cách chữa trị hiệu quả khi

Mách mẹ 8 cách chữa trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ

3Nguyên nhân gây ra bệnh lẹo mắt ở trẻ em

Nguyên nhân bệnh lẹo mắt ở trẻ là do chân mi bị nhiễm khuẩn, mà nguyên nhân sâu xa là do virus, nấm, ký sinh trùng hoặc sự xuất hiện của các tụ cầu khuẩn, điển hình là vi khuẩn tụ cầu vàng – Staphylococcus aureus tại tuyến chân lông mi. Chủng này có nhiều ở trong mũi của trẻ, sau đó lây lan lên chân mi khi trẻ dụi từ mũi lên mắt.

4Gợi ý các cách chữa lẹo mắt ở trẻ em 

Bố mẹ hãy cùng AVAKids tìm hiểu về các cách chữa lẹo mắt ở trẻ em sau đây:

Chữa lẹo mắt ở trẻ với nước muối ấm

Một trong những cách chữa lẹo mắt ở trẻ em đơn giản, hiệu quả và dễ dàng thực hiện đó là dùng nước muối ấm. Đầu tiên, bố mẹ dùng một chiếc khăn mặt sạch rồi nhúng vào nước hoặc nước muối sinh lý ấm, vắt khô và đắp lên vùng mắt trong khoảng 15 phút với tần suất 3 lần/ngày.

Dùng khăn thấm nước ấm rồi chườm lên vùng mắt bị lẹo của trẻ

Dùng khăn thấm nước ấm rồi chườm lên vùng mắt bị lẹo của trẻ

Phương pháp này giúp vết thương luôn sạch sẽ, từ đó hạn chế được sự sinh sôi của virus, vi khuẩn đồng thời giúp giảm nhẹ cảm giác sưng, đau. Trong thời gian trẻ bị lẹo bố mẹ tuyệt đối không được nặn mủ hay bóp mủ. Điều này chỉ làm cho trẻ cảm thấy đau đớn hơn và gây nhiễm trùng da, thậm chí khiến trẻ đối mặt với nguy cơ bị giảm thị lực. 

Bên cạnh đó, nên kết hợp bổ sung các thực phẩm chứa các loại vitamin và khoáng chất để cơ thể có đủ sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn ba mẹ

Hướng dẫn ba mẹ cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh an toàn

Dùng lá ổi trị lẹo mắt

Lá ổi cũng được biết tới với khả năng sát khuẩn và chống viêm cao. Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em này rất đơn giản, bố mẹ rửa sạch lá ổi, để ráo nước rồi đắp lên vùng mắt bị lẹo khoảng 10 phút, lặp lại với tần suất 3 lần/ ngày sẽ thấy rõ hiệu quả chữa trị.

Dùng trứng gà trị lẹo mắt

Sử dụng trứng gà đã được luộc chín, khi trứng còn ấm thì bóc vỏ và lăn nhẹ nhàng lên vùng mắt đang bị lẹo của trẻ giúp giảm cảm giác sưng, đau hiệu quả. Lưu ý không chườm trứng lên da trẻ khi trứng còn nóng bởi vì nó có thể đây bỏng làn da nhạy cảm của con.

Không sử dụng trứng còn quá nóng để chườm lên mắt của trẻ

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em với trứng gà luộc

Sử dụng đũa gỗ

Dùng đũa gỗ sạch, đã được hơ nóng rồi bọc vào trong một lớp khăn sạch, mỏng và chườm nhẹ qua vùng mắt bị lẹo trong khoảng 5 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ngày giúp ổ mủ trong lẹo mắt thoát ra ngoài nhanh hơn. Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em này khá đơn giản với các vẫn dụng sẵn có.

Dùng lá trầu không

Trầu không có tính sát trùng và tiêu viêm tốt nên thường được dùng để ức chế các loại virus, vi khuẩn. Với cách này bố mẹ rửa sạch lá trầu không rồi đem đi xay nhuyễn, sau đó hòa vào cùng một cốc nước nóng và xông hơi cho mắt. Lưu ý để miệng cốc cách mí mắt khoảng 10cm để xông.

Lá trầu không có tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt giúp giảm sưng do lẹo

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em với lá trầu không

Dùng nha đam trị lẹo

Bố mẹ lấy một vài lát nha đam rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành những lát mỏng rồi đắp lên vùng mắt bị lẹo trong vòng 15 phút. Lưu ý mỗi ngày thực hiện khoảng 3 – 4 lần và yêu cầu trẻ nhắm chặt mắt khi thực hiện cách chữa lẹo mắt ở trẻ em này. 

Dùng củ nghệ trị lẹo

Nghệ cũng là một trong những loại thực vật có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt được áp dụng trong cách chữa lẹo mắt ở trẻ em. Với cách này bố mẹ cần rửa sạch và giã nát nghệ, sau đó bọc vào một tấm vải mỏng và sạch, đặt lên vùng mắt bị thương trong vòng 20 phút, thực hiện khoảng 3 lần/ngày.

Sử dụng trà túi lọc

Sử dụng trà túi lọc là trà xanh hoặc trà hoa cúc vì chúng có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt giúp điều trị bệnh lẹo ở mắt. Đầu tiên ngâm túi trà vào nước ấm rồi vắt nhẹ, sau đó đặt một chiếc khăn sạch lên vùng mắt và bỏ túi trà lên trên, giữ trong khoảng 5 phút và lặp lại với tần suất 4 – 5 lần / ngày.

Sử dụng trà túi lọc chườm vào vùng mắt bị lẹo giúp giảm đau và sưng

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em với trà túi lọc

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ mẹo chữa 

Mách mẹ mẹo chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả

5Trẻ bị lẹo mắt nên và không nên ăn gì?

Ngoài các cách chữa lẹo mắt ở trẻ em kể trên, bố mẹ cũng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Trong thời gian bị lẹo mắt, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ khỏi bệnh của trẻ. Dưới đây là một số điều bố mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ không nên ăn những món có tính chất cay nóng, đồ uống có gas, đồ đóng hộp với hàm lượng natri cao. Bởi những loại thực phẩm này sẽ khiến vết mụn lẹo sưng to và gây mủ nhiều hơn.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho bé như vitamin A, vitamin C, kẽm, vitamin E,….vào chế độ ăn uống mỗi ngày giúp vết thương mau lành.

Có thể bạn quan tâm: Ba mẹ nên làm gì khi

Ba mẹ nên làm gì khi mắt trẻ sơ sinh bị lác

6Cách phòng ngừa lẹo mắt ở trẻ

Để phòng ngừa lẹo mắt ở trẻ bố mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp đơn giản sau:

  • Vệ sinh vùng mắt và bờ mi của trẻ hằng ngày bằng khăn sạch, sử dụng mắt kính trẻ em khi di chuyển ngoài đường giúp hạn chế tối đa bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Sử dụng khăn mặt riêng khi ở nhà và trên lớp.
  • Giữ vệ sinh cho môi trường sống của trẻ.
  • Xây dựng thói quen rửa tay với nước rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh,..
  • Hạn chế tối đa việc trẻ dùng tay dụi và gãi lên mắt. 

7Khi nào cần cho trẻ bị lẹo ở mắt đi khám?

Khi áp dụng các cách chữa lẹo mắt ở trẻ em, lẹo mắt sẽ khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau bố mẹ cần đưa trẻ đi khám:

  • Trẻ bị lẹo ở mắt khi mới 3 – 4 tháng tuổi.
  • Trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bữa.
  • Trẻ có một số biểu hiện suy giảm thị lực.
  • Mắt hoặc bên dưới mi mắt xuất hiện hiện tượng đỏ, chảy máu, kèm theo cảm giác đau đớn.
  • Má, mắt, mí mắt sưng to và không có dấu hiệu giảm.
  • Lẹo không có dấu hiệu vỡ sau một thời gian, liên tục xuất hiện các nốt mụn lẹo mới.

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em hiệu quả

Trẻ cần đi khám nếu có một số biểu hiện suy giảm thị lực

Có thể bạn quan tâm: Lẹo mắt là một trong những nguyên nhân làm cho

Lẹo mắt là một trong những nguyên nhân làm cho mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

8Đôi lời từ AVAKids

Lẹo mắt ở trẻ em không phải bệnh lý khó trị như nhiều bố mẹ vẫn nghĩ. Trên đây, AVAKids đã mang tới cho bố mẹ cách chữa lẹo mắt ở trẻ em an toàn, hiệu quả và dễ dàng thao tác. Hy vọng những thông tin này thực sự hữu ích. 

Các bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

An Ninh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm