8 Bước của quy trình quản lý sản phẩm thông minh – GoSELL

    Đối với một doanh nghiệp, sản phẩm được coi là bộ phận không thể thiếu. Do đó, quản lý sản phẩm đóng vai trò quan trọng giúp mọi hoạt động của công ty trở nên suôn sẻ và trơn tru hơn. Vì thế hôm nay, GoSELL sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này nhé.

    Đây là quá trình lập kế hoạch, phát triển, ra mắt và quản lý một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó bao gồm toàn bộ vòng đời của một sản phẩm, từ khi hình thành đến phát triển để đưa ra thị trường. 

    Người quản lý chịu trách nhiệm đảm bảo rằng một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đóng góp vào chiến lược kinh doanh, đồng thời quản lý một hoặc nhiều sản phẩm ở tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm.

    Để sản xuất ra những sản phẩm tốt và chất lượng, các nhà quản lý cần tiếp thu ý kiến từ khách hàng và thị trường, đồng thời xây dựng các chiến lược và giải pháp phù hợp với họ.

    Quản lý sản phẩm là một khía cạnh không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa với 4 lợi ích chính:

    Để trở thành một nhà quản lý sản phẩm tốt thì bạn cần nắm giữ những kỹ năng chính sau:

    Kỹ năng giao tiếp là tiêu chí hàng đầu khi cân nhắc những gì cần có để trở thành một nhà quản lý thành công do rất nhiều khía cạnh của công việc dựa vào năng lực này.

    Để trưng cầu và thu thập phản hồi, bạn cần phải là người biết lắng nghe và vận hành các mối quan hệ đó một cách nhuần nhuyễn, đặc biệt là đối với khách hàng.

    Đương nhiên, người quản lý cũng cần phải làm việc với các bộ phận liên quan để hiểu rõ các mục tiêu và nhu cầu của họ.

    Với tầm nhìn, mục tiêu và lộ trình đã xác định, người quản lý phải truyền đạt những nội dung này của sản phẩm cho toàn bộ các bộ phận trong công ty, nhằm giúp họ hiểu rõ và xây dựng nền tảng cơ bản cho các hoạt động liên quan đến sản phẩm mới.

    Khi kế hoạch sản phẩm bắt đầu hình thành, bạn cần phải làm việc với phòng phát triển sản phẩm. Sự hợp tác này bao gồm các kỹ sư cùng với các nhà quản lý sản phẩm, kiến ​​trúc sư và nhóm đảm bảo chất lượng.

    Để tạo ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời, bạn cũng phải cộng tác với các nhà thiết kế UX. Nuôi dưỡng mối quan hệ hợp tác thực sự chứ không chỉ đơn thuần là giao dịch là chìa khóa để cung cấp các sản phẩm đặc biệt.

    Cuối cùng, khi sản phẩm sẵn sàng ra mắt, sẽ có một vòng giao tiếp và phối hợp khác. Quản lý sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc góp ý và chỉnh sửa kế hoạch tiếp thị cho sản phẩm. Họ cũng phải cung cấp cho nhóm bán hàng các khóa đào tạo và trao đổi khi cần thiết.

    Không có gì phải bàn cãi rằng người quản lý phải có một số hiểu biết về kỹ thuật và công nghệ. Họ phải đủ thông thạo về các nguyên tắc cơ bản để đối thoại và đưa ra vấn đề với kỹ sư. 

    Trong trường hợp nếu doanh nghiệp thực sự cần những nhà quản lý với kỹ thuật chuyên sâu thì có thể thuê luôn người quản lý sản phẩm kỹ thuật để đảm nhiệm vai trò đó.

    Khi đảm nhiệm vị trí này, bạn có thể phải chịu trách nhiệm về doanh thu của sản phẩm, cũng như đảm bảo sản phẩm thành công về mặt tài chính và chiến lược.

    Một số nhiệm vụ như tìm kiếm sản phẩm phù hợp với thị trường hay đánh giá các yêu cầu từ khách hàng và khách hàng tiềm năng, cũng đòi hỏi đầu óc kinh doanh nhạy bén.

    Các ý tưởng thường được đưa ra liên tục và từ nhiều nguồn khác nhau. Điều cần thiết là phải nắm bắt và quản lý chúng một cách logic nhằm loại bỏ những ý tưởng không khả thi sớm nhất có thể.

    Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thị trường, tính cách khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng hết sức quan trọng nhằm phát huy ý tưởng và kế hoạch sắp tới một cách hiệu quả.

    Ở giai đoạn này, các nhà quản lý cần dựa vào các kiến ​​thức và kinh nghiệm của mình để hình thành một chiến lược cấp cao cho sản phẩm.

    Các nội dung mà kế hoạch này khai thác bao gồm mục tiêu của chiến lược sản phẩm, tổng quan về sản phẩm, cơ hội và rủi ro, thị trường ngách, nhận diện thương hiệu, dịch vụ khách hàng.

    Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tiến hành khái niệm hóa, thiết kế bản vẽ, sản xuất sản phẩm mẫu và thử nghiệm chất lượng của nó mẫu trên thị trường mục tiêu. 

    Quá trình phát hành sản phẩm sẽ bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại, quản lý bán hàng, quản lý hàng tổng, định giá và quản trị rủi ro…

    Ngoài ra, một số yếu tố bạn cần lưu ý để thực hiện quy trình này một cách chính xác và hiệu quả như thời điểm ra mắt, địa điểm phát hành và chiến lược Marketing cho sản phẩm mới.

    Việc tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm sau khi sản phẩm được đưa ra thị trường là xây dựng và phát triển thương hiệu cho nó nhằm nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường mục tiêu và tạo ra sự trung thành bền vững của khách hàng.

    Để xây dựng được một thương hiệu khiến mọi người tin tưởng và đồng hành lâu dài thì bạn cần có quy trình thực hiện bài bản bao gồm một số bước sau: xác định đối tượng mục tiêu, tuyên bố sứ mệnh, xây dựng khẩu hiệu, logo, thông điệp và những đặc điểm khác biệt cũng như cá nhân hóa thương hiệu.

    Một trong những bước không kém phần quan trọng, đó chính là quảng bá sản phẩm tới công chúng nhằm mang hình ảnh của nó được khắc sâu trong tâm trí của khách hàng. 

    Để làm được điều đó, bạn phải xây dựng những chiến lược bán hàng và Marketing hiệu quả như các chương trình ưu đãi và khuyến mãi, quảng bá thông qua báo chí hay các kênh truyền thông mạng xã hội, liên kết với các đơn vị khác mở rộng phạm vi tuyên truyền…

    Sức ảnh hưởng của phân phối sản phẩm không chỉ áp dụng đối với lĩnh vực bán hàng mà còn cả Marketing. Quá trình phân phối là kết quả của quy trình quảng bá sản phẩm tốt mà chúng tôi đã đề cập phía trên.

    Hoạt động phân phối sản phẩm không chỉ đơn giản là lựa chọn kênh phân phối, hình thức bán hàng phù hợp với quy mô của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các chiến lược quan trọng khác để giảm thiểu những rủi ro và thất thoát không mong muốn.

    Xây dựng quy trình bán hàng nằm trong giai đoạn cuối của công việc quản lý. Ở bước này, doanh nghiệp cần có những chiến lược bán hàng riêng cho mình hướng đến khách hàng mục tiêu và đẩy mạnh phát triển lợi ích thương mại.

    Một số hoạt động liên quan đến xây dựng bán hàng bao gồm lên kế hoạch bán hàng, tiếp cận khách hàng, giới thiệu và tư vấn sản phẩm, chốt đơn và chăm sóc sau mua hàng.

    Cuối cùng, trước khi hoàn toàn đi vào hoạt động, hãy tìm hiểu kết quả của sản phẩm thông qua phân tích dữ liệu và thu hút phản hồi trực tiếp từ người dùng, xem xét những gì cần thay đổi hay bổ sung.

    Có nhiều phương pháp để thu thập thông tin phản hồi như làm phiếu khảo sát, phỏng vấn khách hàng và hay kiểm tra sản phẩm tại chỗ. 

    Và bạn cũng đừng quên về phản hồi của khách hàng cũ. Phân tích điều gì khiến người dùng từ bỏ sản phẩm thậm chí có thể hữu ích hơn việc tìm hiểu lý do tại sao mọi người tiếp tục sử dụng.

    Quản lý sản phẩm là một trong những tính năng cực kỳ nổi bật của GoSELL nhằm giúp các doanh nghiệp kiểm soát được tình trạng hàng hóa một cách hiệu quả và chính xác nhất.

    Đến với tính năng này, bạn có thể theo dõi chặt chẽ quá trình nhập kho, xuất kho từ tất cả các kênh bán hàng và tra cứu thông tin chi tiết khi cần thiết nhằm phục vụ cho các chiến lược bán hàng của minh.

  • Thao tác đơn giản:

    Đăng tải hình ảnh, mô tả và những thông tin liên quan đến sản phẩm dễ dàng.

  • Đồng bộ sản phẩm đa kênh:

    Đồng bộ hóa sản phẩm từ tất cả các kênh từ website, App bán hàng, điểm bán đến các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, GoMUA trên trang quản trị GoSELL.

  • Nhập/Xuất sản phẩm:

    Người bán dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng thông qua các số liệu về doanh thu, số lượng hàng đã bán, giá trị đơn hàng…

  • Tạo bộ sưu tập sản phẩm:

    Tạo bộ sưu phẩm thủ công hay tự động, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm theo đặc tính sản phẩm. Bạn cũng có thể tùy chỉnh thứ tự ưu tiên của sản phẩm đối với các mặt hàng đang chạy Flash Sale hay khuyến mãi.

  • Quản lý bằng mã vạch, số seri, số IMEI, SKU:

    Bạn có thể dễ dàng quản lý và tra cứu các thông tin như số lượng tồn kho, giá bán, chi nhánh còn hàng… một cách dễ dàng, giúp tối ưu thời gian và công sức theo mã vạch, SKU hay thậm chí là theo từng số IMEI và seri của từng sản phẩm.

  • Tùy chỉnh hiển thị hoặc ẩn sản phẩm trên nhiều kênh bán hàng

    . Ngoài ra, trạng thái ẩn sản phẩm cũng tự động xuất hiện khi hết hàng trong kho.

  • Ẩn giá bán theo từng sản phẩm:website và app nhằm phục vụ cho các chiến lược bán hàng riêng của doanh nghiệp.

    Tùy chỉnh ẩn giá trên cả 2 nền tảng làvà app nhằm phục vụ cho các chiến lược bán hàng riêng của doanh nghiệp.

  • Ẩn/Hiện hàng tồn trên website bán hàng. T

    húc đẩy khách hàng nhanh chóng hoàn thành đơn để tránh tình trạng hết hàng.