7 tư duy kinh doanh giúp bạn thành công hơn mỗi ngày | Money24h

Tư duy kinh doanh tốt sẽ giúp bạn giữ vững được vị thế và định hướng được chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp. Vậy nên, muốn xây dựng được một thương hiệu phát triển và mang lại hiệu quả, người lãnh đạo cần có một tư duy kinh doanh tốt. Hãy cùng Money24h tìm hiểu kỹ hơn về tư duy kinh doanh cũng như những tư duy thành công trong kinh doanh thời đại mới thông qua bài viết sau đây!

>> Xem thêm:

  • Tư duy là gì? Khái niệm, vai trò và đặc điểm nổi bật nhất của tư duy
  • Tư duy mở là gì? 6 cách rèn luyện tư duy mở hiệu quả nhất
  • Tư duy tích cực là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy tích cực dẫn lối thành công
  • Tư duy logic là gì? 10 phương pháp rèn luyện tư duy logic hiệu quả

Khái niệm tư duy kinh doanh là gì?

Tư duy kinh doanh là một thuật ngữ bao hàm nhiều ý nghĩa. Có thể hiểu đó là việc nhìn nhận vấn đề đúng đắn hơn nhờ vào tư duy chiến lược, tìm hiểu tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng… Bên cạnh đó, tư duy kinh doanh còn là khả năng nhìn xa trông rộng, dự đoán và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. 

Tại sao kinh doanh cần phải có tư duy?

Có tư duy thực hiện kinh doanh tốt cũng như có tầm nhìn chiến lược xa là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình tạo dựng doanh nghiệp. Sau đây là một số vai trò tiêu biểu:

  • Biết những gì mình cần

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những định hướng kinh doanh khác nhau: Lĩnh vực hoạt động? Vị trí trong khu vực? Hệ thống chi nhánh như thế nào? Định hướng này thể hiện qua những yếu tố như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và mục tiêu cần đạt được tại một mốc thời gian cụ thể. Việc lựa chọn hướng đi cụ thể, rõ ràng và kết nối mật thiết với lợi nhuận là nghệ thuật tư duy của người lãnh đạo. Tư duy kinh doanh định hướng phù hợp sẽ giảm thiểu sự rủi ro trong tài chính và nhân lực. Nhờ vào đó, quá trình phát triển của doanh nghiệp sẽ được rút ngắn, đồng thời nâng cao doanh thu và tránh tình trạng phá sản.

  • Quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng truyền thông với tư duy kinh doanh

Nhà chính trị gia người Mỹ – Benjamin Franklin từng nói: “Nếu bạn không chuẩn bị đồng nghĩa với việc bạn đang chuẩn bị cho sự thất bại.”. Câu nói này có nhiều sự tương đồng với kinh doanh. Khi khởi nghiệp hay vận hành một công ty, các nhà lãnh đạo luôn có sẵn những phương án dự phòng. Đó có thể là ngân sách dự phòng, kế hoạch dự phòng, quản trị rủi ro về nhân sự hay về thông tin và thương hiệu. Những phương án này sẽ giúp cho những nhà lãnh đạo giảm thiểu tối đa những rủi ro, đồng thời có thể xử lý những khủng hoảng truyền thông một cách hiệu quả và chiến lược nhất.

  • Xây dựng hệ sinh thái đa dạng và thống nhất

Mở rộng dịch vụ, sản phẩm và khai thác các lĩnh vực có liên quan là hoạt động thường diễn ra ở những doanh nghiệp có thâm niên lâu năm. Xây dựng một hệ sinh thái đa dạng và thống nhất về cơ hội, lợi thế cạnh tranh hay nguồn vốn, quy mô luôn là một hoạt động có sức hút với doanh nghiệp. Những người đứng đầu khôn ngoan sẽ có sự chuẩn bị về mọi mặt trong tư duy cũng như kế hoạch chiến lược.

  • Thái độ trong kinh doanh

Tư duy chiến lược không chỉ nằm ở những con số, những bản kế hoạch mà còn ở văn hóa doanh nghiệp. Thái độ trau dồi, học hỏi và ứng xử trong tập thể, ứng xử với khủng hoảng sẽ thể hiện tư duy và nhân sinh quan của con người. 

Mỗi quyết định được đưa ra vào hôm nay đều sẽ tạo ra những bối cảnh mới vào ngày mai. Vậy nên những người đứng đầu có kỹ năng lãnh đạo tốt luôn cần thái độ tích cực và một khoảng thời gian nhất định để xem xét và phân tích cơ chế hoạt động của doanh nghiệp theo nhiều khía cạnh. 

Sự thay đổi của tư duy kinh doanh trong thời đại công nghệ số

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và dữ liệu đã xóa mờ ranh giới giữa các lĩnh vực kinh doanh. Ngày nay, hoạt động kinh doanh xoay quanh khách hàng chứ không còn lấy sản phẩm hay đối thủ cạnh tranh làm trung tâm nữa. Bên cạnh đó, giá rẻ cũng không còn là lợi thế cạnh tranh mà thay vào đó là sự am hiểu về khách hàng thông qua phân tích dữ liệu và năng lực tính toán.

  • Ranh giới kinh doanh đã bị xóa mờ như thế nào?

Trong thời kỳ chuyển đổi số, các doanh nghiệp thường nắm bắt cơ hội và rẽ ngang sang lĩnh vực khác để cạnh tranh. Việc liên tục xác định lại phạm vi kinh doanh là chìa khóa dẫn đến thành công. Vậy nên, chuyển đổi số cần phải cân bằng và thận trọng, để vừa giữ vững vị thế sẵn có vừa mở rộng lĩnh vực kinh doanh khi có cơ hội.

  • Kinh doanh xoay quanh khách hàng nghĩa là như thế nào?

Kinh doanh xoay quanh khách hàng, nghĩa là xem khách hàng là trung tâm, để có thể nhanh chóng thay đổi theo nhu cầu của khách hàng thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm và đối thủ cạnh tranh. Bạn cũng cần có kỹ năng bán hàng giúp cho quá trình tư vấn tốt nhất.

Một công ty bán dụng cụ nông nghiệp, khi thực hiện chuyển đổi số, có thể bắt đầu bằng việc gắn thêm cảm biến vào sản phẩm, rồi dựa vào những dữ liệu thu được để giúp người nông dân tối ưu hóa hoạt động canh tác. Từ đó có thể mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ quản lý nông trại, ví dụ như tối ưu hóa hạt giống hay hệ thống tưới tiêu dựa vào cảm biến tự xa. 

  • Vì sao giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh?

Trong thời kỳ chuyển đổi số, giá rẻ đã không còn là lợi thế cạnh tranh. Thay vào đó yếu tố cạnh tranh nằm ở sự thông minh hóa thông qua dữ liệu khách hàng thu được.

Yếu tố giá rẻ không tạo ra giá trị mới đột phá. Giá sản phẩm cũng không thể giảm xuống quá thấp, vì sẽ gây ảnh hưởng tới lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp. Trong khi đó, khách hàng luôn có nhu cầu về những khía cạnh khác như sự tiện lợi, trải nghiệm mới… Những giá trị này có thể thu thập được dựa vào phân tích dữ liệu.

Mô hình kinh doanh là gì và vì sao phải thay đổi?

Mô hình kinh doanh là phương thức một doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm. Mô hình kinh doanh giải đáp những thắc mắc về khách hàng của doanh nghiệp là ai, giá trị tạo ra cho khách hàng là gì và làm thế nào để tạo ra giá trị đó với chi phí hợp lý. Nhờ vào đó để tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bước vào thời kỳ chuyển đổi số, hành vi tiêu dùng cũng thay đổi và dẫn đến xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi mô hình kinh doanh nhằm tối ưu hóa hoạt động và đưa những giá trị mới đến với khách hàng. Bên cạnh đó, chuyển số cũng mang lại cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài ngành. Do vậy, doanh nghiệp luôn cần có ý thức để thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp với không gian hoạt động.

Biểu hiện của người có tư duy kinh doanh tốt

Người lãnh đạo có tư duy kinh doanh tốt đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là những biểu hiện của người có tư duy kinh doanh tốt để bạn có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nó:

  • Có nền tảng kiến thức tốt

Dù là trong lĩnh vực nào đi nữa, nếu bạn muốn thành công và phát triển, bạn phải có kiến thức chuyên môn tốt. Những kiến thức đó không chỉ đến từ sách vở, báo chí, mà còn đến từ kinh nghiệm trong kinh doanh và những trải nghiệm thực tế. Tri thức là vốn liếng theo bạn suốt cả cuộc đời và cũng là hành trang giúp bạn trở thành một người lãnh đạo tài hoa.

  • Không để người khác suy nghĩ cho chính mình

Con đường bạn đi phải do bạn quyết định, đừng để người khác kiểm soát ước mơ hay tương lai của bạn. Họ có thể là những cộng sự, giúp đỡ bạn chạm đến mục tiêu mơ ước. Hãy dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu trước khi bạn cần đến sự giúp đỡ từ người khác. Khi bạn biết rõ bạn đang có gì và cần gì, bạn mới có thể tìm được sự giúp đỡ đúng đắn.

  • Xác định mục tiêu cụ thể cho các hoạt động kinh doanh

Mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng và sẽ không lạc lối trên hành trình của bản thân. Mục đích rõ ràng thường đi kèm với kế hoạch chiến lược chi tiết, nhờ vào đó bạn sẽ biết được mình cần làm những gì để đạt được chúng. Bạn có thể làm bất cứ điều gì khi kinh doanh, nhưng không được kinh doanh mà không xác định mục tiêu trong tương lai. Cái giá phải trả cho hành động đó có thể rất đắt.

  • Sở hữu tầm nhìn xa trông rộng

Một người có tư duy kinh doanh tốt sẽ luôn có tầm nhìn xa trông rộng và tập trung vào những vấn đề to lớn, dài hạn. Bởi vì thương trường luôn biến động, bạn không có tầm nhìn chiến lược cho tương lai thì bạn sẽ sớm trở thành kẻ lạc hậu.

  • Điều khiển trí tuệ cảm xúc trong kinh doanh

Trong kinh doanh, bạn phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Có những người dù họ có năng lực nhưng họ vẫn thất bại khi kinh doanh. Đó là do họ không điều khiển được cảm xúc và trí tuệ, không cân bằng được khối óc và tình cảm của họ. Gắn kết cảm xúc với hoạt động kinh doanh sẽ giúp bạn tránh được mâu thuẫn với đối tác, đồng nghiệp cũng như tránh được sự độc đoán, bảo thủ.

7 tư duy kinh doanh giúp bạn thành công hơn mỗi ngày

Dưới đây là những tư duy kinh doanh phổ biến có thể giúp bạn thuận lợi hơn trên con đường sự nghiệp của mình:

  • “Thương đạo” chính là “nhân đạo”

Con đường kinh doanh, phát triển sự nghiệp chính là con đường học làm người. Bài học đầu tiên bạn cần học khi bạn bắt đầu kinh doanh chính là học làm người chân chính. Đây cũng chính là chìa khóa then chốt dẫn tới thành công.

Nhiều người làm kinh doanh gặp thất bại không phải do họ không thông minh hay chưa gặp thời, mà bởi vì cái tâm, cái đức với nghề chưa đủ. Hãy học cách đối nhân xử thế trước, rồi sau đó mới kinh doanh thì tài khí mới thịnh vượng, tiền vào như nước cũng sẽ sớm xảy ra trong tương lai gần.

  • Linh hoạt và ứng biến khi kinh doanh

Trong kinh doanh, không có công thức nào cố định để thành công. “Thương giả vô cực” – đó là câu nói nổi tiếng của Lý Gia Thành, tỷ phú người Hongkong giàu thứ 23 thế giới. Ông tin rằng trong kinh doanh không có quy luật bất biến. Vậy nên muốn làm doanh nghiệp, bạn phải linh hoạt, nhạy bén và tập từ bỏ thói quen suy nghĩ cố hữu. 

Thương trường như chiến trường, luôn biến hóa khôn lường. Điều này đòi hỏi người làm kinh doanh phải luôn thay đổi, bắt kịp những xu hướng thị trường. Muốn có một vị thế nhất định trên thương trường, các sản phẩm của bạn có thể không thay đổi, nhưng tư duy thì phải luôn linh hoạt và sáng tạo. Kỹ năng giao tiếp trong trường hợp này, bạn sẽ biết cách xoay chuyển tình thế nếu gặp các khách hàng khó tính.

  • Sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách

Quá trình thành công của mỗi người đều được tạo dựng nên từ sự cố gắng và nỗ lực. Giai đoạn khởi nghiệp là giai đoạn bạn cần có sự chịu đựng giỏi nhất, bạn thậm chí phải chịu nhiều vất vả hơn so với cả nhân viên của mình. Việc không đầu hàng trước những khó khăn, thử thách sẽ giúp bạn mạnh mẽ, trưởng thành hơn. Luôn mỉm cười đương đầu với khó khăn và giữ cho mình cái đầu lạnh là một tư duy mà người làm kinh doanh cần có.

  • Tư duy kinh doanh: Biến rủi ro thành cơ hội lớn

Rủi ro là một yếu tố không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Giải quyết được những rủi ro đồng nghĩa với việc bạn tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp của mình. Biến rủi ro thành thách thức, biến thách thức thành cơ hội. Đây chính là một trong những lối tư duy cần có của một người thành công.

  • Khác biệt và tiên phong

Dù là làm kinh doanh hay khởi nghiệp, bạn đều phải dám mạo hiểm, dám trở thành người mở đường.

Hãy chớp lấy thời cơ, nắm bắt cơ hội và đừng từ bỏ nó vì bạn ngại mạo hiểm. Bởi vì thương trường là nơi mà những người có năng lực thật sự mới có thể tồn tại. Dám nghĩ, dám làm thôi chưa đủ, bạn còn phải dám là người tiên phong trong mọi tình huống. 

  • Tư duy kinh doanh: Coi trọng “nhân mạch”

Trong xã hội này, quan hệ xã hội là một nguồn lực vô cùng quý giá. Khi bạn thiết lập được một mạng lưới quan hệ, việc khởi nghiệp hay kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Nhờ vào những mối quan hệ đó, bạn có thể tìm kiếm, nắm bắt và sử dụng các cơ hội để kinh doanh. Đây cũng là lý do vì sao những người lớn tuổi, có quan hệ xã hội rộng lại có khả năng thành công cao hơn.

  • Luôn tin tưởng vào chính mình

Đây là tư duy then chốt, quyết định sự thành bại của bạn trong kinh doanh. Thái độ của bạn ảnh hưởng trực tiếp tới mọi vấn đề. Thái độ tích cực sẽ làm tăng khả năng thành công và ngược lại, thái độ tiêu cực sẽ đẩy thành công ra xa bạn. Khi bạn tin tưởng bản thân bạn, con đường sự nghiệp của bạn sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Kết bài

Tư duy kinh doanh là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của mỗi người. Hy vọng những thông tin Money24h cung cấp sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc hơn trong kinh doanh và giúp bạn sớm đạt được thành quả như mong đợi!