7 phân tích, so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam từ A-Z – EduPath

Những con số thống kê hệ thống giáo dục và thành quả

So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam. Giữa 2 hệ thống này có những điểm khác biệt nào?

Có điều gì tại Mỹ đã khiến cho niềm mong ước của rất nhiều bậc phụ huynh là cho con mình được hưởng nền giáo dục này. Giáo dục Mỹ có những đặt điểm nào nổi bật hoặc tương tự Việt Nam?

Những con số thống kê hệ thống giáo dục và thành quả

Tại sao Mỹ được đánh giá có nền giáo dục hàng đầu thế giới?

Theo thống kê mới nhất của Forbes và Bloomberg năm 2019 hiện tại thế giới có 2.153 tỷ phú, và Mỹ vẫn giữ vị trí đầu tiên về số lượng tỷ phú nhiều nhất thế giới với 609 người. (Nguốn: wikipedia)

Tạp chí Forbes

Kylie Jenner 21 tuổi vị tỷ phú trẻ nhất thế giới, lần đầu tiên được đưa vào danh sách năm 2019. Nguồn wikipedia.

Với 39 trường Đại học nằm trong top 100 trường Đại học tốt nhất thế giới theo thời báo Times.

Được đánh giá là đất nước đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ tốt nhất thế giới.

Những thành tựu được cả thế giới công nhận trên đã nói lên một phần hệ thống giáo dục Mỹ xứng đáng được vị trí TOP 1 thế giới.

So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam

Hệ thống giáo dục tại Mỹ và Việt Nam có rất nhiều điểm khác biệt, nhưng việc so sánh này cũng đầy khập khiễng vì còn phụ thuộc vào văn hoá và thu nhập cá nhân.

EduPath liệt kê để bạn có thêm góc nhìn và hiểu biết về hệ thống giáo dục Mỹ.

1. Đối với các bậc học

Mỹ
Việt nam

Bậc Trung học phổ thông: 4 năm
Bậc Cao đẳng: 2 năm
Bậc Đại Học: 4 năm
Bậc Thạc sĩ: 2 năm
Bậc Trung học Phổ thông: 3 năm
Bậc Cao đẳng: 3 năm
Bậc Đại học: 4-5 năm
Bậc Thạc sĩ: 2 năm

Giáo dục ở bậc Mầm non, Trung học cơ sở, cách giảng dạy luôn khuyến khích, động viên học sinh đưa ra quan điểm cá nhân trong mọi vấn đề và hình thành thói quen tư duy, tự chủ.

Lớp học của học sinh Trung học tại Mỹ

Từ đó các em học sinh có được điều kiện để nâng cao phong cách và khả năng suy nghĩ của mình. giúp các em xây dựng được tính cách tự lập. Thuận tiện cho việc giao tiếp và sáng tạo của học sinh.

Hệ thống giáo dục ở các cấp thấp hơn ở Việt Nam được kèm cặp và theo dõi sát sao. Dựa trên nguyên tắc thầy đọc học sinh ghi chép lại khiến các em thụ động và trở nên rụt rè.

Trong số đó hình thành nên tư duy rập khuôn, ít tính sáng tạo làm học sinh không dám nêu ra quan điểm cá nhân của mình.

2. Đối với mục tiêu giáo dục

Mỹ
Việt Nam

– Hướng đến sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, thông qua tư duy phản biện, đóng góp ý kiến, xây dựng
– Hướng đến kiến thức mà mỗi học sinh bắt buộc học được thông qua điểm số.

– Tạo điều kiện cho học sinh phát triển theo năng khiếu của mình
– Thường sẽ bắt buộc theo những hình mẫu nhất định do bố mẹ hoặc nhà trường định sẵn.

Ở môi trường giáo dục gia đình tại Việt Nam các bậc bố mẹ cần lắng nghe con mình nhiều hơn và động viên các con hành động theo sở thích, học cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

3. Đối với nội dung giảng dạy

Mỹ
Việt Nam

– 1 học kỳ gồm 5 môn và có khoảng 3-5 bài kiểm tra cho 1 môn
– Đối với bậc TH, THCS, THPT gồm có 12 môn chia đều cho 2 học kỳ,
– Mỗi môn gồm 4-6 bài kiểm tra cho mỗi học kỳ.

– Khối lượng kiến thức trung bình
– Khối lượng kiến thức dày, thiên hướng về lý thuyết

– Việc học được duy trì liên tục và xâu chuỗi từ kiến thức cơ bản đến nâng cao
– Các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử , Địa lý tại mỹ đều được xem giống nhau
– Các môn học được chia thành chính và phụ.

– Học đi đôi với thực hành
– Ít chú trọng đến việc thực hành.

4. Đối với phương pháp giáo dục

Mỹ
Việt Nam

Giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến và được cộng điểm từ đó học sinh rất tự tin và linh động.
Bài tập về nhà nhiều, thường sẽ là áp lực đối với các em

Thường có 2-4 tiếng mỗi tuần để học sinh có thể hỏi đáp tại văn phòng riêng
Với chương trình dày đặc buộc các em phải đi học thêm sau giờ học để theo kịp chương trình.

Đối với bậc Đại học, Cao Đẳng, Sau Đại Học, sinh viên tự học và được hướng dẫn bởi giáo viên, Có website để sinh viên có thể xem lại bài giảng.
Đối với bậc Đại học, Cao đẳng, sau Đại học, sinh viên học với giáo viên cố vấn, thường sẽ tự nghiên cứu thêm dựa trên giáo án của giáo viên đưa ra.

Sinh viên có thể thay đổi ngành học trong 2 năm mặc dù đã được đăng ký trước khi nhập học
Sinh viên chỉ được chọn 1 ngành học và theo xuyên suốt trong những năm học.

Sinh viên tự sắp xếp thời gian học hiệu quả theo thời gian biểu cá nhân
Tương tự như Mỹ các trường tại Việt Nam cũng dần theo mô hình này áp dụng đối với sinh viên.

Hệ thống giáo dục Mỹ

Ngoài ra đối với du học sinh cũng được tham gia học hỏi các môn học với những sinh viên khóa trước được nhà trường thuê để hướng dẫn.

Ở bất cứ ngành học, các du học sinh cần phải hoàn thành xong các môn học, chương trình học cơ bản,

Chương trình học đại học được thiết kế trong vòng 4 năm nhưng học sinh có thể chọn học nhanh hơn, chia theo nhiều kỳ học, thậm chí là kỳ nghỉ hè.

5. Đối liên kết giữa giáo viên và học sinh

Giao viên vui vẻ cảm ơn khi học sinh chỉ ra những điểm sai trong bài giảng của mình

Học sinh được chất vấn, hỏi đáp giáo viên và thể hiện quan điểm, không bị phạt, cấm đoán.

Tình trạng học thêm sau khi học trên trường, giáo án rất nặng khiến học sinh bị áp lực và chấp nhận tuyệt đối trong sách giáo khoa,

Từ đó học sinh mất đi khả năng phản biện, tư duy sáng tạo và giao tiếp cơ bản

Đây là cách học hoàn toàn không có tại Mỹ, phải chăng ngày cả các bậc bố mẹ đã làm cho các em trở nên áp lực hơn với thi cử và điểm số, dần tạo cho con cái những thói quen rụt rè.

Giáo viên tiếp nhận ý kiến cá nhân mà không có một sự phán xét nào.

Tại Việt Nam hệ thống được phân bậc, giao tiếp còn cả nể, nghiêm túc nên có nhiều hạn chế với giáo viên và học sinh

6. Hoạt động ngoại khoá

Mỹ
Việt Nam

– Trong trường học sẽ có nhiều hội học sinh, sinh viên để tham gia các hoạt động ngoại khoá, tình nguyện.
– Được chia thành các hoạt động đoàn, đội không bắt buộc, thường được đánh giá bình chọn.

– Có nhiều câu lạc bộ giải trí (cờ vua, bơi lội, bóng rổ…) cho từng khối, từng bậc học.
– Các hoạt động giải trí thường giới hạn và ít câu lạc bộ để học sinh tham gia ngoại khoá.

Du học sinh EduPath Nguyễn Lê Minh Huy

Ở Mỹ chú trọng đến sự phát triển của con người nên rất dễ thấy các hoạt động ngoại khoá được ưu tiên hàng đầu.

Thông qua hoạt động ngoại khóa các giáo viên có thể phát hiện được tố chất thật sự của mỗi học sinh, từ đó động viên và hỗ trợ các bạn phát triển theo đúng sở thích và tố chất của mình.

Cách nhìn nhận sự nghiệp

Ở Việt Nam thường được dạy cách để tìm kiếm một công việc tốt còn ở Mỹ dạy cách làm chủ bản thân và làm chủ cuộc đời

7. Suy nghĩ của học sinh và sinh viên

Đối với học sinh tại Mỹ học tập vì yêu thích và cần thiết để áp dụng cho công việc về sau.

Còn học sinh tại Việt Nam học vì điểm số, thường có những môn học đại cương bắt buộc về lý thuyết, thường không được áp dụng cho nghề nghiệp sau này.

Chia sẽ của du học sinh EduPath Hoàng Đặng Minh Thư.

Tìm hiểu thông tin về du học Mỹ tại EduPath

EduPath cảm ơn bạn đã đọc bài viết: So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam

Bạn có những câu hỏi thêm thông tin, bạn trực tiếp bình luận hoặc liên hệ tư vấn viên EduPath để được hỗ trợ.

Xem thêm các nội dung liên quan: