7 mẹo hay chữa khát nước mà bạn nên biết

7 mẹo hay chữa khát nước mà bạn nên biết

Video Lúc nào cũng Cảm Thấy “KHÁT KHÔ CỔ”, bạn Hãy Cảnh Giác với Những Căn Bệnh đáng lo ngại này

Xem thêm: Dấu hiệu khát nước và bệnh lý liên quan

Lao động nặng nhọc, thời tiết khô hạn, oi bức, nhu cầu về nước của cơ thể càng tăng cao, cần uống nước như thế nào để giải tỏa cơn khát lại vừa mang lợi ích cho sức khỏe ?

Vì sao khát nước?

Mất nước

Mất nước là tình trạng cơ thể không đủ nước để phục vụ các chức năng bình thường của cơ thể. Nó được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như tập thể dục, tiêu chảy, nôn mửa và đổ mồ hôi quá nhiều. Ngoài khát nước, các dấu hiệu mất nước có thể bao gồm:

  • Nước tiểu màu sẫm
  • Không cần đi tiểu thường xuyên
  • Khô miệng
  • Da khô
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc lâng lâng
  • Đau đầu

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của cơ thể bị thiếu nước

Ngoài ra, những đứa trẻ bị mất nước cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ít hoặc không ra nước mắt khi khóc
  • Bị khô miệng
  • Đi tiểu ít hơn hoặc có tã ít bị ướt hơn
  • Bị kích thích hoặc chậm chạp

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm cơ thể tăng lượng tiêu thụ nước, dẫn đến mất nước, làm xuất hiện cảm giác khát nước suốt ngày. Điều này là do glucose tích tụ trong cơ thể, chúng hút nhiều nước hơn nên khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Từ đó, làm cơ thể phản ứng bằng cách kích thích cảm giác khát nước.

Cùng với cơn khát và đi tiểu nhiều, các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Mắt nhìn mờ
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Tăng cảm giác đói
  • Vết cắt và vết bầm chậm lành

Bệnh đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt thường không liên quan đến bệnh tiểu đường. Bệnh xảy ra khi cơ thể không tạo đủ hoóc môn giúp thận kiểm soát lượng nước trong cơ thể. Khát nước ở mức độ rất khát là một trong những triệu chứng chính của bệnh. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác xuất hiện như:

  • Mất nước
  • Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng của bệnh nhân bị bệnh đái tháo nhạt

Khô miệng

Khô miệng thường là dấu hiệu của khát nước. Nó xảy ra chủ yếu là do tuyến nước bọt tạo ra ít nước bọt. Khô miệng có thể xảy ra do dùng thuốc, điều trị các bệnh tật khác như ung thư, hội chứng Sjogren, tổn thương dây thần kinh đầu và cổ, hút thuốc lá.

Nếu tuyến nước bọt không tạo đủ nước bọt, một số triệu chứng khác ngoài khô miệng cũng có thể xảy ra như:

  • Hôi miệng
  • Thay đổi khẩu vị
  • Nướu bị kích thích
  • Son môi dính vào răng
  • Nước bọt đặc
  • Khó nhai

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Bệnh có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Thiếu máu được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm bệnh tật, chế độ ăn uống kém hoặc chảy máu nghiêm trọng.

Thiếu máu nhẹ thường không gây khát nước nhưng thiếu máu nặng thì khác. Ngoài khát nước, cơ thể còn có biểu hiện:

  • Chóng mặt
  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối
  • Làn da có màu nhạt hoặc hơi vàng
  • Mạch nhanh
  • Đổ mồ hôi

Thiếu máu cũng khiến cơ thể cảm thấy khát nước

Mẹo chữa khát nước?

Các cách đơn giản chữa khát nước bao gồm:

  • Bổ sung nước

Một trong những mẹo chữa khát nước đó là bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Vì theo các chuyên gia sức khỏe thì một trong những yếu tố chính gây nên tình trạng khô miệng là do mất nước. Bởi vậy việc cần uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa không gây nên tình trạng mất nước.

  • Nước mía

Theo đông y, mía có tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, trừ phèn và tăng chất dịch cho cơ thể. Trong mía có vị ngọt tự nhiên, tốt cho cơ thể, có thể thay thế cho các loại đồ uống có ga khác. Ngoài ra mía còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và ngăn ngừa một số bệnh phong thấp, bệnh vàng da. Uống hai li nước mía với chanh thường xuyên sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, cung cấp nguồn năng lượng cho ngày hè.

  • Nước rau má

Theo đông y, rau má có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Đồng thời rau má có thể sử dụng trong các trường hợp như sốt, chảy máu cam, táo bón nhiệt và mụn nhọt. Bạn có thể dùng 30-50 gram rau má rửa sạch sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước pha nước uống hoặc pha với nước dừa sẽ tạo nên món rau má dừa, giúp dễ uống. Hoặc có thể nấu canh rau má với thịt bằm, ngoài ra còn có thể lấy nước rau má uống thay nước trà.

  • Nước dừa

Dừa là loại nước uống rất thông dụng , nước dừa có vị ngọt ấm tự nhiên, không độc hại giúp tăng cường khí lực, uống nhiều nước dừa rất tốt cho sức khỏe. Để tạo thêm hương vị mới bạn có thể nạo cơm dừa sau đó cho vào một li đá, đường và tắc.

  • Nước chanh/ nước cam

Nước cam/ chanh  là nước thông dụng trong suốt mùa hè. Trong chanh có chứa ít calo, không lo bị béo, đồng thời nó cung cấp 1 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Có thể cho nước chanh và đá vào máy say sinh tố sẽ tạo nên một ly nước chanh hấp dẫn.

  • Râu ngô

Ngô (bắp) còn được gọi là ngọc mễ tu, có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa sỏi tiết. Râu ngô rất dễ bảo quản, có thể phơi khô và dễ tìm.

 Râu ngô còn có tác dụng chữa bệnh như trị viêm thận, viêm bàng quang, trị tiểu đường. Ngoài ra bạn có thể chế biến râu ngô với mía lau, lá dứa cũng có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.

  • Nước vỏ dưa hấu/ bí đao

Sau khi ăn dưa hấu/ bí đao bạn không nên vứt bỏ vỏ mà hãy cất vào ngăn tủ lạnh, bạn có thể dùng nó để tạo nên một món đồ uống bổ dưỡng. Vỏ dưa hấu/ bí đao thái nhỏ, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sau đó sắc uống, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tốt cho người khó tiểu tiện, thiểu nước.

Cách tránh mất nước cho cơ thể vào những ngày hè

Thêm salad vào khẩu phần ăn

Salad giúp cơ thể mát hơn và ngăn ngừa mất nước, là phương pháp phòng tránh mất nước cực hiệu quả vào những ngày nắng nóng. Một đĩa salad sống (có thể cho vào tủ lạnh) sẽ giúp cơ thể duy trì nhiệt độ ở mức ổn định. Trộn các loại rau như xà lách, rau diếp, dưa chuột sẽ là một “cơn mưa mát lạnh” giải nhiệt cho cơ thể bạn vào mùa hè oi bức này.

Tránh uống nước quá lạnh

Cần hạn chế nước uống quá lạnh vào mùa nóng vì nước lạnh sẽ làm hạ nhiệt trong cơ thể và làm chậm lại quá trình trao đổi chất. Lúc này cơ thể sẽ tập trung vào việc điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể và nước mà quên đi quá trình tiêu hóa, điều này thật sự có thể gây mất nước. Mặt khác uống lạnh nhiều cũng dễ gây viêm họng.

Tránh uống cà phê, trà, bia rượu

Ngay cả khi bạn đang nghiện trà hay cà phê, bạn phải cố gắng để giảm tiêu thụ của cả hai thứ trong mùa hè. Đồ uống chứa caffeine và gia tăng nhiệt của cơ thể, nó sẽ gây ra tình trạng mất nước. Uống trà đá để cân bằng nhiệt dư thừa trong cơ thể nếu thực sự cần thiết .

Cà phê và rượu bia có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và làm tăng nguy cơ mất nước, thiếu nước. Tốt hơn hết, bạn nên tránh tiêu thụ các loại đồ uống này trong những ngày nắng nóng.