7 mẹo dân gian điều trị hen suyễn cực thần kì

Hen suyễn là một căn bệnh có thể gặp ở bất kì ai, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ. Bỏ túi những bài thuốc dân gian điều trị hen suyễn là cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi chứng bệnh khó chịu này.
1. Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Hen suyễn là một chứng bệnh không lây nhiễm rất phổ biến hiện nay, gây ra nhiều phiền phức và bất tiện đến cuộc sống của người bệnh. Khi bị hen suyễn, đường thở bị viêm mạn tính và tăng tính phản ứng, khi có các tác nhân kích thích sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, sưng phù, tiết dịch nhầy và co thắt, khiến người bệnh khó thở. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bị hen suyễn cần được can thiệp y tế khẩn cấp, thậm chí là nhập viện để điều trị. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị suy hô hấp, bất tỉnh, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị hoặc sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí kịp thời.

Hen suyễn là một chứng bệnh nguy hiểm

Hen suyễn là một chứng bệnh nguy hiểm

2. Chữa bệnh hen suyễn bằng thuốc dân gian có hiệu quả không?

Y học hiện đại vẫn chưa thể tìm ra giải pháp điều trị tận gốc bệnh hen suyễn. Việc cải thiện các triệu chứng của hen suyễn bằng thuốc Tây cũng khiến nhiều người ái ngại do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, do đó việc chữa hen suyễn bằng các bài thuốc dân gian thường được ưu tiên lựa chọn. So với thuốc Tây, các bài thuốc dân gian được đánh giá cao bởi những ưu điểm như:

  • Mang lại hiệu quả cao cho các trường hợp mắc bệnh hen suyễn mức độ nhẹ.

  • Không có nhiều tác dụng phụ.

  • Áp dụng được cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ.

  • Mang lại hiệu quả lâu dài, giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

3. 7 mẹo dân gian điều trị hen suyễn

Trong dân gian lưu truyền những mẹo chữa hen suyễn vô cùng hiệu quả, bạn có thể tham khảo các mẹo dưới đây:

3.1. Mật ong:

Mật ong từ lâu đã là một loại dược liệu được ứng dụng để chữa các bệnh liên quan tới đường hô hấp như ho hen, viêm phổi, viêm phế quản. Trong mật ong có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm, khử khuẩn, nâng cao sức đề kháng, do đó có thể được dùng để điều trị hen suyễn.

Pha nước mật ong cùng chanh, quế, hẹ hoặc hành tây và uống là một phương pháp để cắt các cơn ho và điều trị hen suyễn.

Mật ong có tác dụng trị hen suyễn

Mật ong có tác dụng trị hen suyễn

3.2. Tinh dầu:

Các loại tinh dầu như bạc hà, đinh hương, kinh giới, khuynh diệp, hương thảo, hoa oải hương không chỉ có tác dụng khử mùi, xông phòng mà còn có thể điều trị các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Mỗi loại tinh dầu kể trên đều chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, giúp làm thông thoáng đường thở, làm sạch phổi và giảm triệu chứng khó thở, đau thắt cơ ngực hiệu quả. Bạn có thể xông tinh dầu hoặc thoa tinh dầu lên ngực trong vòng 15 – 20 phút, mỗi ngày làm 1 – 2 lần để thấy được hiệu quả của nó.

3.3. Lá xoài:

Ít ai biết rằng, lá xoài là một vị thuốc chuyên dùng để trị các bệnh liên quan tới đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh hoặc hen suyễn. Trong lá xoài chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng các hoạt chất oxy hóa mạnh, do đó có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, trị ho hiệu quả.

Cách sử dụng lá xoài non là rửa sạch, cho vào nước đun sôi, pha với mật ong để uống.

Lá xoài non trị hen suyễn

Lá xoài non trị hen suyễn

3.4. Lá mít:

Ngoài lá xoài ra, lá mít cũng có tác dụng chữa hen suyễn mà nhiều người không nghĩ đến. Trong lá mít có chứa nhiều chất kháng khuẩn đặc biệt, khi kết hợp lá mít cùng than tre với liều lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống mỗi ngày 3 lần sẽ giúp giảm các cơn ho và viêm họng.

3.5. Mù tạt:

Mù tạt có tính cay hăng, vị ấm nồng, nên được đánh giá cao khả năng chống cảm lạnh, viêm xoang, nghẹt mũi,…đặc biệt làm dịu cơn ho dai dẳng, hen suyễn. Trong y học cổ truyền, người ta dùng dầu từ hạt mù tạt với muối massage vùng ngực để trị hen suyễn, tức ngực, thông khí quản rất hiệu quả.

Mù tạt có tác dụng thông khí quản

Mù tạt có tác dụng thông khí quản

3.6. Lá tía tô:

Trong lá tía tô có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như acid alpha-linolenic, quercetin, luteolin và rosmarinic acid, perilla, giúp hỗ trợ ngăn chặn các tế bào tự do hình thành cơn hen suyễn. Đồng thời, lá tía tô còn chứa các hoạt chất như natri cromoglycate hay prednison giúp kháng histamin, một chất gây dị ứng gây ra các cơn khó thở khi bị hen. Ngoài ra, hoạt chất luteolin trong lá có thể ức chế các chất gây viêm mạnh như TNF-a và axit ara codonic, hạn chế triệu chứng phù nề và sưng viêm.

Cách sử dụng lá tía tô cũng rất đơn giản: đun sôi nước và cho lá tía tô vào nấu trong 5 phút, tắt bếp để nguội, pha thêm chanh vào để uống trong ngày. Hoặc bạn có thể sấy khô lá tía tô rồi nghiền mịn, ngâm rượu 10 ngày, bỏ bã và lấy nước cốt để uống 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 20ml.

Lá tía tô trị hen suyễn

Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất có lợi

3.7. Đậu rồng:

Đậu rồng chứa hàm lượng lớn các khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa và hàm lượng magie cao – một chất hỗ trợ tốt cho người bị hen suyễn, có tác dụng điều hòa hơi thở, thông thoáng khí quản, giảm cơn hen suyễn.

Quả đậu rồng có thể được ăn sống hoặc chế biến các món xào, luộc, hấp,… Ngoài ra, củ của đậu rồng có thể hấp chín hoặc ăn tươi, hoa và lá của đậu rồng có thể dùng trộn salad, hạt đậu rồng có thể mang đi ủ thành tương.

Đậu rồng trị hen suyễn

Đậu rồng có thể được chế biến thành nhiều món ăn

4. Những lưu ý khi trị hen suyễn bằng các bài thuốc dân gian

Để các bài thuốc phát huy được hết hiệu quả của nó, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Do dược tính của các loại cây thuốc phát huy chậm hơn so với thuốc Tây, người bệnh cần kiên trì thực hiện các bài thuốc trong ít nhất 2 tuần mới thấy được hiệu quả.

  • Các bài thuốc trên cần được thực hiện đều đặn hằng ngày, không được ngắt quãng, tránh tình trạng bị nhờn thuốc.

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu có bất kì triệu chứng nào bất thường, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

  • Người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.

  • Ngoài việc sử dụng các mẹo dân gian, người bệnh có thể kết hợp với dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị hen suyễn như tinh chất bổ phế Immunie. Với thành phần từ cao xuyên tâm liên, cao hạt nho cùng nhiều dược liệu thiên nhiên khác, siro Immunie giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và nâng cao sức đề kháng, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh hen suyễn.

Tinh chất bổ phế Immunie trị hen suyễn

Tinh chất bổ phế Immunie

5. Người bị bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Để bệnh tình không chuyển biến xấu, người bệnh hen suyễn cần kiêng một số loại thực phẩm như thức ăn giàu calories, thức uống có gas, đồ muối chua, thực phẩm chứa chất bảo quản hoặc các loại thực phẩm mà người bệnh dị ứng. Ngược lại, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, các loại cá, mật ong, trái cây để tăng cường miễn dịch, giảm co thắt khí quản, giúp cơ thể phục hồi tốt và bệnh hen suyễn suy giảm.

 

Bên trên là các phương pháp điều trị hen suyễn tại nhà bằng các bài thuốc dân gian, hi vọng đã giúp bạn đọc biết thêm những cách để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này.