7 mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà
Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng và không biết điều trị như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Trước khi khám phá các mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh, hãy cùng tìm một số thông tin về bệnh lý này nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da
Trong cơ thể con người, các tế bào máu liên tục được sản xuất. Sự xuất hiện của tế bào máu mới sẽ khiến tế bào máu cũ bị phá hủy và sản sinh ra chất bilirubin. Chất màu vàng này sẽ được chuyển hóa đến gan, sau đó đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu và phân.
Ở trẻ sơ sinh, chức năng gan chưa thực sự hoàn thiện, do đó gây nhiều trục trặc trong quá trình đào thải bilirubin. Hậu quả là gây sự tích tụ bilirubin trong máu, khiến nó thấm qua da và dẫn đến hiện tượng vàng da.
Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh
Tình trạng vàng da thường xuất hiện trong 48 – 72 giờ sau sinh và tự biến mất sau 1 tuần (đối với trẻ sinh đủ tháng đến 2 tuần (với trẻ sinh non tháng). Các biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm:
-
Vàng da ở vùng mặt, cổ ngực và vùng bụng
-
Không kèm theo các triệu chứng bất thường khác
-
Nước tiểu có màu vàng và phân nhạt màu
-
Trẻ vẫn lên cân, bú tốt
Trong một số trường hợp, vàng da có liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn. Bởi vậy các triệu chứng ở trẻ sẽ nặng nề hơn:
-
Mức độ vàng da rất đậm, thậm chí là vàng toàn thân và cả mắt
-
Xuất hiện sớm, ngay sau sinh 1 ngày
-
Không tự hết sau 1 – 2 tuần
-
Kèm theo các triệu chứng bất thường: thay đổi thân nhiệt, thở nhanh, ngưng thở, lừ đừ, khóc nhiều, sốt, bú kém hoặc bỏ bú
Gợi ý mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Hầu hết trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý, rất hiếm trường hợp là do bệnh lý. Với trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ, phụ huynh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo. Dưới đây là một số cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh:
Lá trà xanh
Lá trà xanh tươi là mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh an toàn và mang lại hiệu quả rất cao. Nghiên cứu cho thấy, catechin, phenolic, polyphenol tìm thấy trong lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên da. Từ đó giúp làn da luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa dị ứng. Vì vậy, mẹ có thể tắm lá trà xanh để trị vàng da ở trẻ sơ sinh.
Tắm nắng
Trẻ sơ sinh bị vàng da phải làm sao? Một mẹo đơn giản mà mẹ nào cũng có thể thực hiện được, đó là cho trẻ tắm nắng. Ánh sáng mặt trời cung cấp vitamin D – vi chất cần thiết cho quá trình hấp thu canxi và phốt pho trong xương, giúp cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng quá lâu. Bên cạnh đó, cần lựa chọn thời điểm tắm nắng thích hợp để tránh sự tác động của tia cực tím.
Nước ép lúa mì
Có lúa mì là một thức uống có lợi cho sức khỏe, giúp làm mát và thải độc ra khỏi cơ thể hiệu quả. Do đó, mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh này được áp dụng rất phổ biến. Các mẹ có thể bổ sung nước ép lúa mì vào chế độ ăn của mình và cho bé bú sữa mẹ.
Cho trẻ sơ sinh bú nhiều sữa mẹ
Sữa mẹ là cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh đem lại hiệu quả cao. Đây là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh, không chỉ cung cấp nước mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trường hợp mẹ không đủ sữa, có thể thay thế bằng các loại sữa công thức.
Ngừng cho bé bú sữa mẹ
Trong một số trường hợp, sữa mẹ là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da. Vàng da do sữa mẹ rất hiếm, có chứa tới 3% trường hợp trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng này. Vàng da do sữa mẹ cần phân biệt với vàng da do không bú đủ sữa mẹ. Trẻ bị vàng da do sữa mẹ vẫn bú đủ lượng. Trong khi đó, tình trạng vàng da do không bú đủ sữa mẹ là do mẹ không đủ sữa hoặc bé bú kém.
Lúc này, mẹ nên cho bé uống sữa công thức, thay vì sữa mẹ. Trong thời gian điều trị bệnh, mẹ nên hút sữa ra ngoài để đảm bảo cung cấp nguồn sữa tốt nhất khi bé khỏi để ăn sữa trở lại.
Dùng táo tàu
Táo tàu là mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tiếp theo mà Fitobimbi muốn gợi ý cho các mẹ. Trong táo tàu có chứa nhiều dưỡng chất giúp trị vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà. Mẹ có thể bổ sung bằng cách thêm táo tàu vào khẩu phần ăn của mình và cho bé bú sữa.
Cỏ mần trầu
Trong đông y, cỏ mần trầu có vị ngọt chát, tính mát, sở hữu tác dụng giải độc, thanh nhiệt và tiêm viêm. Ngoài ra, loại cỏ này còn có tác dụng cải thiện tình trạng vàng da và hỗ trợ tăng cường đề kháng. Mẹ có thể sử dụng cỏ mần trầu để tắm cho bé. Áp dụng tắm cho bé 2 – 3 lần mỗi tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Mẹ cần lưu ý gì khi chữa vàng da cho trẻ bằng mẹo dân gian?
Khi áp dụng mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý những điều sau:
-
Khi áp dụng mẹo tắm lá chữa vàng da cho trẻ, mẹ nên nhặt sạch và rửa thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá
-
Đun lá với nước đến khi sôi, sau đó lọc lấy nước, bỏ bã và pha thêm nước cho đến khi đạt được độ ẩm phù hợp
-
Để tránh tình trạng kích ứng da khi áp dụng các mẹo tắm lá, mẹ nên thử cho bé tiếp xúc với nước tắm ở một vùng da nhỏ. Sau đó mới tắm toàn thân
-
Chỉ nên tắm cho bé khoảng 5 phút, sau đó tắm lại bằng nước sạch
-
Sau khi tắm xong, dùng khăn mềm lau khô người và mặc tã, quần áo ngay để tránh nhiễm lạnh
-
Nếu áp dụng 2 – 3 lần mà không thấy hiệu quả hoặc trẻ có dấu hiệu dị ứng, mẹ cần ngừng ngay và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám
Trên đây là một số mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng!
Nguồn: https://fitobimbi.vn/