7 mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ tại nhà đơn giản và hiệu quả

5. Cháo trai

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ

Với những trẻ ăn dặm thì đây là mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cách nấu cháo trai: 100g con trai đã luộc chín, nặn hết ruột bẩn, thái nhỏ. Sau đó cho trai vào xào thơm. Lấy nước luộc trai để nấu cháo.

Cháo nhừ cho trai vào và nấu sôi, cuối cùng thêm một chút lá dâu. Cho bé ăn 2 lần/ngày và ăn cách ngày liên tục trong 3 ngày sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ.

6. Canh chua cá lóc

Cá lóc là thực phẩm cung cấp lượng lớn các axit amin có lợi cho cơ thể, cải thiện sự phát triển các mô, chữa lành vết thương. Trong cá lóc có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, omega-3, lipid,… Cá lóc thường được dùng làm thuốc đông y và chữa bệnh vì có tác dụng chống vi trùng, kháng viêm, tăng sinh tế bào.

Bạn có thể nấu cá lóc với bạc hà, thơm, cà chua,… để tạo thành món canh chua hấp dẫn cho bé ăn cùng cơm, cải thiện tình trạng mồ hôi trộm.

7. Tắm nắng

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ vừa giúp tổng hợp vitamin D vừa làm cho bé không còn đổ mồ hôi trộm nữa. Đây cũng là lý do đôi khi triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu vitamin D.

Thời điểm cho trẻ tắm nắng thích hợp nhất là từ 6h30 – 7h30 buổi sáng mùa hè. Vào mùa mưa, lạnh, bạn có thể tắm nắng cho bé muộn hơn một chút, khoảng từ 9-10h sáng. Mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng khoảng từ 15-30 phút. Nơi tắm nắng cần tránh gió lùa để hạn chế bé bị nhiễm lạnh.

Lưu ý về cách phơi từng bộ phận của trẻ cách lần lượt như sau: Đầu tiên là lưng, sau đó đến chân, bụng, và cuối cùng là những bộ phận khác, ngoại trừ phần đầu. Khi tắm nắng nhớ che mắt và bộ phận sinh dục của bé lại.

Khi nào mồ hôi trộm là triệu chứng đáng lo?

Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:

1. Dấu hiệu bệnh tim

Nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều khi đang ăn hoặc ngồi chơi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim.

Ngoài ra, nếu da trẻ tím tái khi khóc hoặc ăn đều đặn mà trẻ không tăng cân mẹ cũng nên nghĩ đến bệnh lý này. Trẻ nhỏ mắc bệnh tim thường đổ mồ hôi thường xuyên vì tim phải làm việc nhiều để bơm máu một cách hiệu quả.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé ra mồ hôi trộm không sốt: Nguyên nhân và cách phòng tránh

2. Chứng đổ mồ hôi quá nhiều (Hyperhidrosis)

Trẻ bị đổ mồ hôi quá nhiều kể cả khi phòng điều hòa có thể trẻ đã bị chứng Hyperhidrosis, tức là đổ mồ hôi nhiều vượt quá mức cơ thể cần để duy trì nhiệt độ bình thường.

Ngoài ra, trẻ ra mồ hôi trộm quá nhiều có thể do rối loạn ở hệ thống thần kinh, gặp vấn đề về thở, tuyến giáp hoạt động quá nhiều hay rối loạn gen. Mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nếu thấy bé có triệu chứng toát mồ hôi khác thường.