7 mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh chỉ từ những thực phẩm hàng ngày, mẹ đã biết chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng phải làm sao? Khi thấy trẻ khó chịu, cha mẹ thường vội vàng tìm kiếm các biện pháp xử lý mà quên mất rằng, điều quan trọng là phải tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất gây đầy hơi, chướng bụng ở trẻ:
-
Do chế độ ăn uống của mẹ: Đa phần trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ. Vì vậy, chế độ ăn của mẹ là “thước đo” phản ánh chính xác sức khỏe của trẻ. Có thể mẹ đã ăn phải thức ăn có tính hàn, chưa được nấu chín, ôi thiu, có nhiều vị tanh,… làm giảm chất lượng sữa, ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ
-
Do thay đổi chế độ ăn uống đột ngột: Ví dụ như bé đang ti mẹ chuyển sang bú bình hoặc khi bắt đầu ăn dặm. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên khi có bất kỳ sự thay đổi trong chế độ ăn sẽ khiến cơ quan này gặp chút trục trặc, biểu hiện thông qua các phản ứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
-
Do bé bị dị ứng với protein trong sữa: Trường hợp này có thể khiến bé bị khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, nôn trớ, khó thở. Mẹ hãy kiểm tra xem đây có phải nguyên nhân không trước khi áp dụng các mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh nhé!
-
Dùng kháng sinh hoặc thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài gây tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ gặp phải “trục trặc”. Và đầy hơi là một trong những vấn đề thường gặp nhất
-
Bé không dung nạp lactose trong sữa: Đây là thành phần có trong hầu hết các loại sữa bò. Sở dĩ một số bé không dung nạp được lactose là do cơ thể không sản sinh đủ men lactase cần thiết. Vì vậy, khi tiêu thụ sữa, chất này sẽ bị tích tụ ở ruột, gây đầy hơi, chướng bụng
Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh
Đầy hơi, chướng bụng không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn làm ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu ở trẻ, mẹ hãy áp dụng ngay các cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé!
Mẹo chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi
Tỏi chứa allicin, là chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn gây hại men thức ăn trong đường ruột. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đầy hơi cho trẻ sơ sinh.
Mẹ thực hiện theo các bước sau:
-
Với trẻ sơ sinh, mẹ nướng một củ tỏi, cho vào miếng gạc rồi đặt lên bụng trẻ
-
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên thêm tỏi vào chế độ ăn của trẻ
Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá tía tô
Với đặc tính cay, ấm, tía tô được xem là bài thuốc chữa đầy hơi, khó tiêu hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ. Cách thực hiện như sau:
-
Chuẩn bị 300g tía tô tươi, rửa sạch, sau đó giã lấy nước
-
Đun nóng phần nước cốt, sau đó cho bé uống
Cách trị đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng vỏ cam, quýt
Một trong những mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng, không thể không kể đến vỏ cam, vỏ quýt. Để thực hiện, mẹ cần:
-
Một nhúm nhỏ vỏ cam và vỏ quýt, ngâm nước muối, rửa sạch rồi thái sợi
-
Đem hãm trong nước sôi khoảng 20 phút
-
Chắt lấy nước cốt rồi cho bé uống khi còn ấm
Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng nước gừng
Tương tự như cách trị đầy bụng cho trẻ bằng vỏ quýt, gừng cũng là vị thuốc chứa nhiều tinh dầu. Bên cạnh đó, đặc tính cay và ấm của gừng cũng giúp bụng bé “nhẹ nhàng” hơn.
Để thực hiện, mẹ cần:
-
1 củ gừng tươi
-
Rửa sạch, giã nát rồi pha với nước ấm
-
Nếu bé trên 1 tuổi, mẹ có thể thêm mật ong
-
Cho bé uống khi còn ấm
Cách chữa đầy hơi cho bé bằng nước chanh nóng
Cho bé uống một ly nước chanh ấm, trước bữa ăn 30 phút sẽ giúp loại bỏ các vấn đề tiêu hóa, hỗ trợ giảm đầy hơi nhanh chóng.
Chườm ấm bụng bé
Hơi ấm cùng sức nặng của khăn sẽ giúp khí dư trong bụng của bé dễ dàng thoát ra ngoài. Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
-
Nhúng khăn vào chậu nước ấm, vắt kiệt nước
-
Gấp gọn khăn, đặt lên bụng bé
-
Sử dụng thêm một miếng vải mỏng quấn quanh bụng giúp cố định
-
Khi thấy khăn nguội lạnh, mẹ nên thay khăn mới để tránh làm bé bị lạnh
Massage bụng
Massage bụng nên được thực hiện sau bữa ăn khoảng 30 phút. Cách này vừa giúp bé thêm thư giãn, thoải mái mà còn cải thiện được cảm giác đầy hơi, khó chịu. Để giảm việc chà sát mạnh, gây tổn thương da, mẹ có thể dùng thêm tinh dầu để massage nhé!
Cách phòng ngừa chướng bụng, đầy hơi ở trẻ
Đa phần trẻ bị đầy hơi, chướng bụng thường do chăm sóc sai cách. Vì vậy, để phòng tránh hiện tượng này, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- giai đoạn ăn dặm, mẹ cần hạn chế cho bé ăn các thực phẩm như bánh mì, bim bim, xúc xích,… Với trẻ đang bú mẹ, bản thân mẹ cũng cần tránh những thức ăn này
Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm dễ sinh hơi: Với trẻ đang trong, mẹ cần hạn chế cho bé ăn các thực phẩm như bánh mì, bim bim, xúc xích,… Với trẻ đang bú mẹ, bản thân mẹ cũng cần tránh những thức ăn này
-
Cho trẻ bú đúng cách: Trẻ bú sai tư thế dễ nuốt phải khí từ bên ngoài, gây đầy hơi. Mẹ nên ôm bé bằng tay thuận, đặt đầu bé sát ngực, cằm chạm đầu ti của mẹ, tay còn lại điều chỉnh đầu to. Nếu trẻ bú bình, mẹ nên đặt nghiêng bình sữa một góc 45 độ sao cho sữa ngập núm ti, tránh việc nuốt phát khí
-
Lựa chọn bình sữa và núm ti phù hợp với bé
-
Không ép trẻ ăn quá nhiều hoặc bú quá no
-
Nên đợi khoảng 5 phút sau khi pha sữa mới cho trẻ bú
Trên đây là một vài mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh. Mẹ hãy lưu ngay để áp dụng khi cần nhé!
Nguồn: https://fitobimbi.vn/