7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian
Chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian là phương thuốc được ông bà xưa sử dụng và lưu truyền cho đến hiện tại. Ngày nay phương thuốc điều trị này vẫn được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng bởi mức độ an toàn và hiệu quả chữa bệnh mà loại thuốc này mang lại.
Mục Lục
Hướng dẫn thực hiện 7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian
Từ xưa mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian đã được nhiều bệnh nhân ưa chuộng. Với khả năng chữa bệnh của nhiều loại dược liệu và đa dạng cách thức thực hiện giúp người bệnh có thể khắc phục tốt bệnh lý. Đồng thời cải thiện được những triệu chứng khó chịu đi kèm. Bên cạnh đó những bài thuốc dân gian thường rất đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều công sức.
Phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, mức độ phát triển bệnh lý và sở thích của mỗi người, người bệnh có thể lưu lại và áp dụng một trong những mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian dưới đây:
Phương pháp xông hơi chữa viêm tai giữa
Xông hơi chữa viêm tai giữa là phương pháp điều trị có khả năng tác động trực tiếp vào vùng tai đang bị bệnh, thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương. Điều này không chỉ giúp bệnh viêm tai giữa mau chóng thuyên giảm mà những triệu chứng khó chịu đi kèm cũng sớm được khắc phục. Đặc biệt là triệu chứng đau tai, chảy dịch màu vàng, trắng hoặc máu từ trong lỗ tai, buồn nôn, nôn ói, mất cân bằng và giảm khả năng nghe…
Nguyên liệu:
- 10 gram huyền sâm
- 10 gram bạch chỉ
- 10 gram hoàng cầm
- 10 gram hạ thô thảo
- 10 gram bồ công anh
- 10 gram kim ngân hoa
- 10 gram thổ phục linh
- Xi lanh sạch
- Nước muối sinh lý hoặc oxy già
- Tăm bông.
Cách thực hiện:
- Lấy tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý hoặc oxy già. Sau đó vệ sinh vùng da bên ngoài và ống tai
- Nằm nghiêng một bên sao cho tai bị viêm hướng ra ngoài và hơi nghiêng xuống
- Đặt xi lanh gần phần tai bị viêm
- Đưa que thuốc (huyền sâm, bạch chỉ, hoàng cầm, hạ thô thảo, bồ công anh, kim ngân hoa, thổ phục linh) vào đầu xi lanh bị kín để tạo thành khói
- Nhẹ nhàng thổi khói vào tai bị bệnh
- Sử dụng mỗi ngày một que thuốc. Có thể chia thành 2 lần/ngày, ½ que/lần hoặc sử dụng cả que trong một lần.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp xông hơi chữa viêm tai giữa mỗi ngày trong 1 – 2 tuần sẽ nhận thấy bệnh lý và những triệu chứng thuyên giảm.
Phương pháp thổi sáp ong chữa viêm tai giữa
Trong Đông y, sáp ong mang trong mình tính bình, vị ngọt thanh có khả năng làm dịu nhanh tình trạng đau tai, chảy dịch hoặc máu từ tai và thúc đẩy quá trình làm lành những vết thương. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, sáp ong có khả năng sát khuẩn, ngăn ngừa và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Đồng thời điều trị tốt bệnh viêm tai giữa. Đông đảo các loại vitamin và những dưỡng chất có lợi trong dược liệu còn có khả năng giúp cải thiện những vấn đề về thính giác, hạ sốt, khắc phục tình trạng mất cân bằng, buồn nôn và ói mửa.
Nguyên liệu:
- 1 miếng sáp ong
- 1 miếng giấy cuộn nhỏ.
Cách thực hiện:
- Nằm nghiêng xuống giường, tai bị viêm hướng lên trên
- Dùng miếng giấy cuộn miếng sáp ong thành hình điều thuốc
- Đốt cháy một đầu giấy cuộn sáp ong để tạo thành khói
- Úp đầu giấy còn lại xuống tai thẳng một gốc 90 độ với lỗ tai để xông hơi
- Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần đốt từ 2 – 3 cuộn giấy.
Việc người bệnh thực hiện liên tiếp phương pháp thổi sáp ong chữa viêm tai giữa từ 7 – 10 ngày sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
Phương pháp dùng lông nhím chữa bệnh viêm tai giữa
Dùng lông nhím chữa bệnh viêm tai giữa là một phương pháp điều trị theo dân gian có khả năng cải thiện tốt bệnh viêm tai giữa và khắc phục nhanh những triệu chứng. Đồng thời mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Nguyên liệu: 2 – 3 lông nhím
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lông nhím
- Cho lông nhím vào chảo và thực hiện sao vàng
- Xay lông nhím thành bột mịn
- Cho bột lông nhím (liều lượng bằng 1 hạt đậu) vào giấy
- Cuộn lại sao cho vừa với lỗ tai
- Lấy tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý hoặc oxy già, vệ sinh vùng da bên ngoài và ống tai
- Nằm nghiêng tai sang một bên sao cho tai bị viêm hướng ra ngoài và hơi nghiêng xuống
- Đặt ống giấy chứa bột lông nhím vào tai
- Nhẹ nhàng thổi sâu vào tai bị bệnh.
Người bệnh cần thực hiện phương pháp dùng lông nhím chữa bệnh viêm tai giữa 1 lần/ngày trong 5 ngày để giúp bệnh tình thuyên giảm. Các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm tai giữa gây ra cũng không còn.
Bài thuốc từ rau diếp cá chữa viêm tai giữa
Rau diếp cá là một loại dược liệu mọc quanh năm ở những nơi ẩm ướt. Loại dược liệu này mang trong mình tính mát, mùi tanh, vị cay, chua, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, tán khí và tán ứ. Bên cạnh đó trong rau diếp cá chứa một lượng lớn tinh dầu có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại và làm tiêu viêm. Những hoạt chất có lợi trong loại dược liệu này có khả năng điều trị sốt, cầm máu, điều trị bệnh viêm tai giữa và một số bệnh lý khác: Viêm ruột, sỏi thận, kiết lỵ, viêm phổi do sởi, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ…
Bài thuốc 1: Bài thuốc uống rau diếp cá chữa viêm tai giữa
Nguyên liệu:
- 30 gram rau diếp cá
- 10 gram táo đỏ.
Cách thực hiện:
- Rau diếp cá mang đi rửa sạch
- Ngâm rau diếp cá trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút
- Vớt rau diếp cá ra ngoài và để ráo nước
- Phơi khô dược liệu dưới trời nắng gắt
- Cho rau diếp cá khô và táo đỏ vào nồi cùng với 600ml nước lọc
- Thực hiện đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 200ml
- Để nguội bớt và chắt lấy phần nước
- Chia thành 3 lần uống trong ngày
- Người bệnh thực hiện bài thuốc uống rau diếp cá chữa viêm tai giữa cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc 2: Bài thuốc nhỏ rau diếp cá chữa viêm tai giữa
Nguyên liệu: 10 gram rau diếp cá
Cách thực hiện:
- Rau diếp cá mang đi rửa sạch
- Ngâm rau diếp cá trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ hoàn toàn tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
- Vớt rau diếp cá ra ngoài và để ráo nước
- Cho lượng rau diếp cá sạch vào cối và thực hiện giã nát
- Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã
- Nhỏ nước cốt rau diếp cá vào tai bị viêm từ 1 – 2 giọt
- Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc nhỏ rau diếp cá chữa viêm tai giữa sau 7 – 10 ngày sẽ thấy được kết quả tích cực.
Bài thuốc chữa viêm tai giữa từ cây sống đời
Trong Đông y, cây sống đời mang trong mình tính mát, vị nhạt, hơi chua có tác dụng làm giảm đau, giảm viêm, kháng khuẩn và khắc phục tốt các vết thương ngoài da. Bên cạnh đó dược liệu chứa 3 thành phần chính là: Các axit hữu cơ, các hợp chất phenolic và glycozit flavonoid. Những hoạt chất có lợi trong lá cây sống đời có khả năng điều trị tốt bệnh viêm tai giữa và những triệu chứng khó chịu kèm như: Đau tai, sốt, chảy máu và chảy dịch màu vàng, trắng ở tai, mất cân bằng, buồn nôn, nôn ói, các vấn đề về thính giác…
Nguyên liệu:
- 10 gram lá cây sống đời
- Tăm bông
Cách thực hiện:
- Mang lá cây sống đời rửa sạch
- Ngâm lá cây sống đời trong nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
- Sau 15 phút, vớt lá cây sống đời ra ngoài và để ráo nước
- Cho lá cây sống đời sạch vào cối và thực hiện giã nát
- Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã
- Dùng tăm bông thấm nước cốt lá cây sống đời và thấm vào tai bị viêm
- Người bệnh thực hiện bài thuốc chữa viêm tai giữa từ cây sống đời 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Bài thuốc dùng phèn chua chữa viêm tai giữa
Phèn chua chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, sát khuẩn và làm giảm tình trạng đau rát. Bên cạnh đó, những hoạt chất có lợi trong phèn chua còn có khả năng khắc phục tình trạng chảy máu, chảy dịch trong tai và điều trị các vấn đề về thính giác do bệnh viêm tai giữa gây ra.
Nguyên liệu:
- 100 gram ngũ bột tử
- 100 gram phèn chua
- Nước muối sinh lý hoặc oxy già
- Tăm bông.
Cách thực hiện:
- Cho ngũ bột tử và phèn chua vào miếng sắt và đặt trên bếp
- Thực hiện đun với lửa nhỏ cho đến khi lượng phèn chua tan ra và quyện với ngũ bột tử thì tắt bếp
- Mang hỗn hợp xốp do ngũ bột tử và phèn chua tạo thành nghiền nát
- Cho nguyên liệu vào lọ sạch có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo
- Khi cần lấy một lượng thuốc bằng hạt đậu xanh cho vào tờ giấy và cuộn lại sao cho vừa với ống tai
- Lấy tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý hoặc oxy già, vệ sinh vùng da bên ngoài và ống tai
- Nằm nghiêng tai sang một bên sao cho tai bị viêm hướng ra ngoài và hơi nghiêng xuống
- Đặt ống giấy chứa phèn chua và ngũ bột tử vào tai
- Nhẹ nhàng thổi vào tai bị bệnh
- Người bệnh sử dụng bài thuốc dùng phèn chua chữa viêm tai giữa 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng lá mơ
Trong Đông y lá mơ có vị hơi đắng, mùi hôi, mang trong mình tính mát có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và tai mũi họng, trong đó có bệnh viêm tai giữa. Trong lá mơ chứa nhiều hoạt chất có lợi gồm: Protein, caroten, vitamin C, methylmercaptan, các axit amin… Những dưỡng chất này có khả năng cải thiện tốt các vấn đề về tai, giúp tiêu viêm, tiêu mủ và làm giảm tình trạng đau nhức.
Ngoài ra lượng paederin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphiot trong lá mơ còn có được sử dụng như một chất kháng sinh tự nhiên, giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm tai giữa và các triệu chứng.
Nguyên liệu: 3 – 4 lá mơ
Cách thực hiện:
- Mang lá mơ rửa sạch
- Ngâm lá mơ trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút
- Vớt lá mơ ra ngoài và để ráo nước
- Hơ lá mơ trên lửa nhỏ cho đến khi nóng
- Vò lá mơ thật nhỏ và nhét vào tai viêm
- Để qua đêm. Điều này sẽ giúp lá mơ hút sạch lượng mủ trong tai
- Người bệnh thực hiện bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng lá mơ 1 lần/ngày.
Lưu ý:
- Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng lá mơ chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị tạm thời. Do đó người bệnh không nên lạm dụng dược liệu như một phương pháp điều trị chính.
- Lá mơ chỉ có tác dụng hút mủ và không có khả năng điều trị triệt để ổ viêm trong tai giữa.
Ưu nhược điểm và những lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian
Ưu điểm
- Những bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian có độ an toàn cao và đạt hiệu quả từ bên trong
- Bệnh nhân khi sử dụng những bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian sẽ không gặp phải những tác dụng phụ
- Nguyên liệu để thực hiện những bài thuốc đều rất dễ tìm. Người bệnh có thể tìm dược liệu quanh vườn nhà hoặc mua với giá thành thấp.
Nhược điểm
- Những bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian thường phát huy tác dụng chậm. Do đó người bệnh cần phải kiên trì thì những dưỡng chất mới có thể thấm sâu và phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh.
Lưu ý
- Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, mức độ phát triển bệnh lý và tình trạng sức khỏe, thời gian chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian ở mỗi người không giống nhau
- Trong thời gian sử dụng những bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian, nếu nhận thấy bệnh tình không thể thuyên giảm hoặc cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngưng dùng thuốc. Đồng thời báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý đúng cách
- Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian
- Mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian phù với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát và chưa xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng.
- Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh lâu năm hoặc mãn tính, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý. Đồng thời phối hợp chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian cùng với những phương pháp điều trị chuyên sâu. Điều này sẽ giúp quá trình chữa bệnh của bạn trở nên tốt hơn, an toàn và đạt hiệu quả hơn
- Những bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian có khả năng khắc phục tốt bệnh lý và các triệu chứng khó chịu đi kèm. Tuy nhiên người bệnh không nên quá lạm dụng những bài thuốc. Bởi điều này có thể khiến bạn bị ngộ độc.
7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian, ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó nếu có thắc mắc về vấn đề nào, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp chữa bệnh có chuyên môn.