7 mẹo cho bé ăn dặm lần đầu tiên cực chuẩn của bà mẹ thông thái

Mẹo cho bé ăn dặm lần đầu tiên sẽ giúp bữa ăn của con thật đáng nhớ. Vì đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé ở một giai đoạn mới. Hành trình cho bé ăn dặm vượt qua dễ dàng hay khó khăn tùy thuộc rất nhiều vào mẹ. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức thật vững vàng để giúp con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm thật nhẹ nhàng nhé các mẹ.

  • Độ tuổi thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm
  • Mẹo cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Độ tuổi thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm

Trong khoảng thời gian từ 4 tháng đến 6 tháng, hầu hết trẻ sơ sinh đã biết ngừng sử dụng lưỡi của mình để đây thức ăn ra khỏi miệng và bắt đầu biết di chuyển thức ăn rắn từ phía trước miệng ra phía sau để nuốt.

Theo các chuyên gia y tế và dinh dưỡng, bé nên bắt đầu ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi là tốt nhất.  Tuy nhiên, nếu người mẹ phải đi làm quá sớm hoặc điều kiện không cho phép bé tiếp tục bú sữa, mẹ vẫn cho trẻ tập ăn dặm sớm trong khoảng tháng thứ 4. Ăn dặm quá sớm có thể làm tăng các nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng trong cơ thể trẻ vì lúc này, hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn.

meo-cho-be-an-dam-lan-dau-tien

Ngoài việc căn cứ vào độ tuổi để quyết định thời điểm cho bé ăn dặm lần đầu tiên thì bố mẹ còn có thể căn cứ vào sự phát triển và sẵn sàng ở trẻ. Đây cũng là một yếu tố phụ giúp bố mẹ nhận biết vì sự phát triển ở mỗi trẻ là không giống nhau. Khi bé được 4-6 tháng tuổi, bố mẹ hãy quan sát và theo dõi các dấu hiệu dưới đây để biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa:

  • Trẻ đã giữ được cổ và có thể tự ngồi thẳng để ăn với sự trợ giúp của ghế ăn dặm.
  • Khi đưa thức ăn đến miệng, trẻ có phản xạ mở miệng, đòi ăn. Đôi khi trẻ còn tỏ ra tò mò, thích thú, đưa tay ra đòi hay với lấy thức ăn khi thấy người xung quanh đang ăn.
  • Trẻ đã có phản xạ lè lưỡi và dùng lưỡi đón lấy thức ăn để đưa từ miệng vào họng và biết nuốt xuống khi được đút cho ăn, uống.
  • Cân nặng của trẻ gấp đôi so với cân nặng khi chào đời (từ 6kg trở lên) là cân nặng mà trẻ có thế bắt đầu ăn dặm.

Bạn có thể xem:

Mẹo cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Để bữa ăn đầu tiên của bé được diễn ra thật hoàn hảo, mẹ hãy tham khảo cho mình một số mẹo cho bé ăn dặm lần đầu tiên dưới đây:

Chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết cho bé ăn dặm

Một số vật dụng cần thiết cho bé ăn dặm bao gồm:

  • Ghế ngồi ăn dặm: Một chiếc ghế vững chắc và có khóa dây an toàn bao quanh giúp tạo lập cho bé thói quen ăn uống tốt như ăn đúng giờ, ngồi ăn ngoan một chỗ, không ăn rong, không vừa ăn vừa chơi hay xem tivi,…
  • Bộ bát và muỗng riêng: Là vật dụng được tiếp xúc trực tiếp với trẻ nên bố mẹ cần chọn những sản phẩm an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nên chọn bát và muỗng có màu sắc bắt mắt và nhiều hình dáng khác nhau để thay đổi tạo hứng khởi cho từng bữa ăn của bé.
  • Cốc uống nước: Mẹ nên chọn cốc có chất liệu chắc chắn, bền vì đây là thứ bé thường xuyên cầm nắm và sử dụng.

Cho bé ăn gì trong lần đầu tiên ăn dặm?

Thực phẩm lí tưởng nhất cho bữa ăn đầu tiên của bé chính là rau củ quả như chuối, xoài, bơ,…nghiền nát. Hãy thử cho bé ăn vài muỗng cà phê  từ 1 đến 2 lần/ ngày, sau đó tăng dần số lượng đồ ăn trong một vài tuần sau đó cho đến khi bé ăn được ba bữa một ngày.

Nên chờ từ 3 đến 5 ngày để thay đổi một loại thức ăn mới cho trẻ. Cách này giúp bạn biết rõ nguyên nhân nếu bé có những phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, phát ban hoặc ói mửa.

Đặc biệt, mẹ hãy nhớ phải thử thức ăn trước khi cho bé ăn, đặc biệt là với những thức ăn còn nóng.

meo-cho-be-an-dam-lan-dau-tien

Bạn có thể xem:

Chọn khung thời gian phù hợp 

Chọn thời gian ăn dặm phù hợp là một trong những mẹo cho bé ăn dặm lần đầu tiên rất quan trọng. Nên bắt đầu từ bữa sáng, khoảng 9-10 giờ vì sau một đêm dài, bé sẽ đói bụng nên sẽ hào hứng và thèm ăn hơn.

Nên lưu ý tránh cho trẻ ăn dặm khi bé đang bệnh, sốt hay lúc đang buồn ngủ vì trẻ sẽ không hứng thú với đồ ăn.

Nên hạn chế nêm nếm gia vị trong thức ăn dặm cho bé

Trong giai đoạn này, trẻ chỉ đang mới bắt đầu làm quen với mùi vị thực phẩm. Vì vậy, mẹ không nên nêm nếm muối, nước mắm, đường hay bột ngọt vì các gia vị này có nhiều thành phần phức tạp và chất bảo quản, chưa thích hợp với dạ dày còn non nớt của bé.

meo-cho-be-an-dam-lan-dau-tien

Không ép bé ăn quá nhiều

Trong giai đoạn ăn dặm lần đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng rất nhỏ để bé quen dần. Không nên ép bé ăn quá nhiều bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý khiến bé sợ ăn, biếng ăn sau này dẫn đến khó hấp thu chất dinh dưỡng.

Một số dấu hiệu cho thấy bé đã no như: ngậm miệng lại khi mẹ đưa muỗng đến gần, phun thức ăn hoặc quay mặt đi,…

Hãy kiên nhẫn

Theo thống kê, để trẻ có thể làm quen với thức ăn mới, trung bình mẹ có thể phải cho bé thử từ 5-10 lần. Trong lần đầu tiên, một số trẻ có thể không thích và phun ra, mẹ nên kiên nhẫn cho bé thử lại lần khác, không nên bỏ cuộc sẽ dẫn tới việc bé kén thức ăn sau này.

Một mẹo nhỏ là bạn có thể kết hợp vừa cho bé ăn dặm vừa cho uống sữa, như vậy thức ăn sẽ trôi xuống dễ dàng hơn, đồng thời trẻ dễ chấp nhận việc cho ăn hơn. Đây là cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên khá hiệu quả.

Vẫn cho trẻ uống sữa là chính trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm

Trong khi trẻ ăn dặm cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức như bình thường vì đó vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt quá trình ăn dặm.

Hy vọng 7 mẹo cho bé ăn dặm lần đầu tiên này sẽ giúp mẹ tự tin hơn để cùng con vượt qua giai đoạn đặc biệt này. Chúc bạn sẽ trở thành một bà mẹ thông thái để chăm sóc con mình theo cách tốt nhất.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!