7 cách trị ho cho bà bầu hiệu quả, không cần dùng thuốc
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về sự phát triển của thai nhi trong bụng khi mình bị ho? Câu trả lời cho thắc mắc này phụ thuộc vào thể trạng của cơ thể mẹ và nguyên nhân gây bệnh.
Nếu cảm lạnh thông thường gây nên triệu chứng ho khan không quá nặng thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng xấu. Nước ối là môi trường bao bọc và bảo vệ thai nhi an toàn khỏi rung động, tiếng ồn và áp lực khi ho.
Nếu mẹ đang có tình trạng động thai, doạ sẩy, hay doạ sanh non, việc hạn chế tăng áp lực ổ bụng, mà điển hình là những cơn ho là điều cần tránh.
Nếu triệu chứng ho kéo dài làm cơ bụng căng nhiều, mẹ nên nhớ dùng tay đỡ bụng và vùng dưới bụng bầu để hạn chế việc co thắt tử cung.
Trong trường hợp mẹ ho do hen suyễn hay nhiễm trùng phổi… bé yêu có thể bị ảnh hưởng một cách gián tiếp.
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, thai nhi có thể bị sinh non, dị tật. Mẹ nên đi khám bác sĩ khoa hô hấp để có liệu pháp điều trị phù hợp nhất, tránh biến chứng xấu nhất đến thai nhi.
Bên cạnh đó, ho khi mang thai gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi g ho làm cho mẹ khó khăn khi ăn. Vì thế, mẹ cần phải ăn một bữa ăn lành mạnh và cân bằng.
Cách trị ho cho bà bầu
Ho có thể xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm, biểu hiện dưới dạng ho khúc khắc hay từng cơn, ho có đờm hoặc ho khan, đôi lúc kèm theo khò khè hay khó thở.