7 cách khắc phục giày da bị xước tại nhà cực hiệu quả
Xử lý giày da bị xước như thế nào để không ảnh hưởng đến chất liệu da chắc hẳn được nhiều người quan tâm. Giày da có độ bền cao nhưng cũng rất dễ bị trầy xước, bong tróc trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này, bởi chỉ cần áp dụng một số cách khắc phục dưới đây sẽ giúp đôi giày da của bạn bền đẹp như mới.
Giày da bị xước sẽ khiến đôi giày mất thẩm mỹ
Mục Lục
Nguyên nhân giày da bị xước?
Trước khi tìm cách xử lý giày da bị xước, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Trên thực tế, có rất nhiều tác nhân khiến đôi giày da của bạn bị trầy xước như:
Da giày kém chất lượng: Chất lượng da giày chính là yếu tố quyết định trực tiếp đến độ bền của đôi giày. Nếu chất lượng da giày không ổn định, là da giả hoặc da tổng hợp sẽ dễ gây trầy xước khi sử dụng.
Tần suất sử dụng nhiều: Cho dù chất liệu da giày tốt đến mấy cũng không tránh khỏi bị trầy xước hay phai màu. Nếu sử dụng giày da với tần suất thường xuyên và liên tục chắc chắn vết xước sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Ảnh hưởng bởi khí hậu: Đây cũng là một trong những yếu tố khiến da bị xước, bong tróc. Việc sử dụng da trong ngày thời tiết ẩm ướt, nắng nóng gay gắt đều là tác nhân khiến bề mặt da giày trầy và bong tróc.
Bên cạnh đó là trong quá trình sử dụng, hoạt động hay va vấp vào vật cứng cũng là tác nhân khiến giày da bị rách, trầy xước. Hơn nữa, việc bảo quản và vệ sinh giày không đúng cách cũng là nguyên nhân mà ít ai ngờ tới.
Có rất nhiều cách xử lý vết trầy xước trên giày da
>> Xem thêm:
#7 cách khắc phục giày da bị xước hiệu quả
Không chỉ có mỗi cách dùng máy đánh giầy mà còn có rất nhiều cách xử lý giày da bị trầy xước. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng cụ thể mà các bạn có thể áp dụng một trong các cách xử lý giày ra bị xước nói chung và giày da bóng bị xước nói riêng tại bài dưới đây!
Cách 1: Khắc phục giày da bị trầy bằng son dưỡng
Đối với giày da bóng bị xước ” Son dưỡng” là nguyên liệu có thể “cứu” đôi giày da bị trầy xước của bạn cực hiệu quả. Với độ dưỡng ẩm cao, son môi sẽ giúp giày da mềm hơn, tránh bị nhăn và giảm vết trầy xước nhanh chóng. Các bước khắc phục được thực hiện theo trình tự sau:
-
Bước 1: Sử dụng vải mềm thấm vào nước rồi lau sạch bề mặt giày da, nhất là chỗ bị xước.
-
Bước 2: Tiếp theo, dùng bàn chải lông mềm loại bỏ bụi bẩn trên giày.
-
Bước 3: Giấy nhám chà xung quanh vùng giày bị xước và để giày khô
-
Bước 4: Sau khoảng 10 phút, lấy kem dưỡng môi thoa lên vùng giày da trầy xước đã được là phẳng, tiếp tục để giày khô.
-
Bước 5: 15 phút sau, dùng xi cùng tone màu giày thoa lên bề mặt vùng giày bị xước rồi đánh đều tới khi giày sáng bóng như ý.
Son dưỡng giúp giày da mềm hơn, tránh bị nhăn, giảm trầy xước nhanh chóng
Cách 2: Xử lý giày da bị xước với kem đánh răng
Sử dụng kem đánh răng để khắc phục tình trạng giày da bị xước cực hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng.
-
Bước 1: Lấy 1 lượng nhỏ kem đánh răng cho vào khăn mềm
-
Bước 2: Thoa đều kem đánh răng lên vùng bị xước trên giày da theo vòng tròn
-
Bước 3: Dùng bàn chải mềm chà nhẹ lên bề mặt phủ kem đánh răng rồi lau sạch lại bằng khăn mềm.
-
Bước 4: Dùng xi đánh lại giày để đảm bảo giày da luôn bền đẹp và sáng bóng.
Cách 3: Phục hồi giày da bị xước bằng máy sấy tóc
Máy sấy tóc là dụng cụ hỗ trợ làm giảm vết xước trên giày da hiệu quả. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp với giày bị xước nhỏ, không quá sâu.
-
Bước 1: Lau qua bề mặt giày da để loại bỏ bụi bẩn
-
Bước 2: Bật máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp < 27ºC
-
Bước 3: Hơ máy sấy ở gần vùng giày trầy xước, sau đó dùng tay xoa bóp phần da vừa sấy. Các bạn cũng có thể lau nhẹ với vải mềm sẽ giúp da giày nóng lên để làm giảm các vết xước.
-
Bước 4: Đánh lại giày da bằng xi cùng tone màu giày để lấy lại độ sáng bóng.
Máy sấy tóc có tác dụng giảm nhăn, trầy xước trên giày da hiệu quả
Cách 4: Khắc phục vết xước trên giày da với giấm trắng
Giấm trắng là giải pháp an toàn và tự nhiên để làm sạch nhiều đồ dùng cũng như da. Để làm giảm vết trầy xước giày da bằng giấm trắng, các bạn thực hiện như sau:
-
Bước 1: Cho giấm trắng chưng cất lên một phần bông và thoa nhẹ nhàng lên phần da bị xước.
-
Bước 2: Khi khu vực được xử lý đã khô, hãy lấy xi đánh giày không màu và chà lên khu vực bị xước đến khi không nhìn thấy vết xước là được.
Cách 5: Sửa giày da bị xước bằng dầu oliu
Dầu oliu hay dầu dừa đều có thể dùng để khắc phục giày bị xước, đây cũng là cách khắc phục đôi giày da bóng bị xước. Với trường hợp các vết xước không quá lớn, các bạn có thể dùng miếng vải mềm thấm dầu oliu rồi chà lên vùng da xước. Sau đó lau ra các khu vực xung quanh để tạo độ bóng cho đôi giày.
Để xử lý vết xước cứng đầu, các bạn có thể áp dụng các bước sau:
-
Bước 1: Nhỏ vài giọt dầu oliu lên vết xước trên giày.
-
Bước 2: Dùng miếng vải sạch nhúng vào nước và vắt kiệt rồi phủ miếng vải lên vết xước đó.
-
Bước 3: Sử dụng máy sấy hoặc bàn là có nhiệt độ < 27ºC, đặt trực tiếp lên miếng vải trong vài giây.
-
Bước 4: Cuối cùng, dùng tăm bông đánh xi giày lên vị trí da bị trầy xước rồi lấy miếng bọt biển loại bỏ xi thừa là xong.
Không chỉ giúp giày sáng bóng, dầu oliu còn hỗ trợ giảm vết xước rất tốt
Cách 6: Phục hồi giày da bị xước bằng xăng dầu
Dùng xăng dầu để làm giảm các vết xước trên giày da là ý tưởng không tồi. Tuy nhiên, cách xử lý giày da bị xước này cần tránh những khu vực dễ bén lửa để đảm bảo an toàn nhé! Các bước xử lý vô cùng đơn giản.
-
Bước 1: Lấy một miếng vải sạch rồi nhúng vào xăng (dầu) đã chuẩn bị sẵn
-
Bước 2: Bôi lên khu vực bị xước dọc theo đôi giày của bạn. Sau đó chà trong khoảng 10 phút và lau phần còn lại.
Lưu ý: Bạn cần chắc chắn rằng dầu sẽ không có màu sắc hoặc mùi thơm vì điều này có thể sẽ dẫn đến làm hỏng lớp da giày.
Cách 7: Chữa giày bị tróc bằng sơn móng tay
Có thể bạn không tin nhưng sơn móng tay lại là cứu tinh cho đôi giày da bị trầy xước. Lớp gel ở sơn móng tay sẽ giúp che lấp các vết xước cực kỳ hiệu quả. Đôi giày của bạn sẽ trở nên sáng bóng hơn, cách xử lý giày da bị xước vừa đơn giản mà hiệu quả rất cao, dưới đây là cc bước tiến hành cụ thể:
-
Bước 1: Chuẩn bị 1 bát nước ấm + dung dịch tẩy rửa, giẻ cotton sạch và gel sơn móng tay.
-
Bước 2: Nhỏ vài giọt dung dịch tẩy rửa vào nước, sau đó nhúng giẻ cotton vào.
-
Bước 3: Phủ giẻ cotton đã thấm nước lên vị trí bị xước khoảng 5 phút rồi dùng giẻ sạch khác lau khô bề mặt da giày.
-
Bước 4: Tiếp theo, phủ một lớp sơn móng tay trong suốt lên giày là có thể che lấp được vết xước của giày da rồi.
Cách xử lý giày da bị xước bằng sơn móng tay
Một vài lưu ý khi khắc phục giày da bị trầy xước
Khi áp dụng các cách trên để xử lý vết trầy xước, bong tróc trên giày da, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- dụng cụ đánh giày
Khi thực hiện cách xử lý giày da bị xước thì nên lựa chọnphù hợp để tránh vết xước, tróc da trở nên tồi tệ hơn.
-
Do tác dụng của các loại nguyên liệu nêu trên mà một số loại giày da khi sử dụng có thể bị phai màu. Do vậy, các bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện để tránh việc giày bị lem màu.
-
Trong quá trình thực hiện, không chỉ nên chữa những chỗ bị xước, cũng nên mở rộng ra xung quanh để ngăn chặn hiện tượng loang màu.
Trên đây là các cách xử lý tình trạng giày da bị xước ngay tại nhà mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được cách làm phù hợp nhất, giúp đôi giày của bạn luôn bền đẹp. Nếu bạn biết thêm mẹo xử lý vết trầy xước trên giày da nào khác hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này để mọi người cùng biết nhé!