7 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp bài bản, chuyên nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vấn đề mà rất nhiều công ty đang quan tâm, đặc biệt là sau khi trải qua những biến động thị trường của dịch Covid-19. Trong giai đoạn khó khăn, văn hóa doanh nghiệp trở thành sức mạnh nội sinh, cũng là con dao hai lưỡi, xây được tốt sẽ tốt hơn, mà xấu sẽ trở nên tệ đi. Bạn muốn xây dựng một văn hóa doanh nghiệp vững bền? Vậy hãy cùng PDCA tìm hiểu cách để làm nên điều tuyệt vời đó nhé! >>>> Tham khảo: Khoá học văn hoá doanh nghiệp ở đâu uy tín, chất lượng?
Mục Lục
1. Thế nào là văn hóa doanh nghiệp?
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chưa bao giờ là chuyện “một sớm một chiều”. Đó là cả một quá trình nỗ lực, đồng lòng của cả lãnh đạo và toàn thể nhân viên. Những giá trị văn hóa này sẽ song hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển. Vậy đầu tiên, PDCA sẽ giúp hiểu rõ về định nghĩa và những cấp độ của văn hóa doanh nghiệp ngay sau đây nhé!
1.1 Định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nó chứa tất cả những giá trị văn hóa đã xây dựng trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.
Đây là yếu tố chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và từng hành vi của các thành viên trong tổ chức tạo nên sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp. Hay nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp là những gì nhân viên nghĩ và hành động như một thói quen tại nơi làm việc.
Lấy một ví dụ thực tế về xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại PDCA để bạn đọc dễ hiểu hơn nhé:
Hiểu biết lịch trình bận rộn trong giờ hành chính của nhiều Chủ doanh nghiệp. Dù đã hơn 10 giờ tối, đội ngũ PDCA vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ học viên hết mình để cùng lan tỏa những giá trị hữu ích thiết thực đến cộng đồng doanh doanh nhân Việt.
Câu hỏi được nhiều Chủ doanh nghiệp đặt ra là: Có nhất thiết phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp không, trong khi trước giờ không triển khai mà doanh nghiệp vẫn thu lợi nhuận, vẫn phát triển tốt đấy thôi?
Bạn không xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì công ty không có văn hóa?
Không. Có đấy!
Công ty nào cũng có văn hóa đặc sắc của riêng họ, cho dù bạn có định hướng, triển khai xây dựng hay không.
Bởi vì văn hóa doanh nghiệp sẽ tích lũy theo thời gian, bởi đặc điểm từ người sáng lập, đến những người công ty thuê.
Nó là một tài sản vô hình, được hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Hãy hình dung văn hóa doanh nghiệp như một cái cây.
Nếu bạn không cắt tỉa, định hình (xây dựng văn hóa doanh nghiệp) thì nó vẫn sẽ tự phát triển bình thường, nhưng cành lá sẽ rậm rạp, “hoang dại”, có những cành ốm yếu hoặc sâu bệnh, có khả năng đang chia cắt chất dinh dưỡng và lây bệnh sang những cành khỏe mạnh.
Ngược lại, nếu bạn sớm tạo hình, cắt tỉa cành hợp lý, cây sẽ sinh trưởng khỏe mạnh, cho năng suất cao, trái lớn hơn, phục hồi nhanh và hạn chế sâu bệnh.
Thật tuyệt vời, đúng không?
1.2 Văn hóa doanh nghiệp có mấy cấp độ?
Chỉ khi các nhà lãnh đạo hiểu và phân tích được các yếu tố cấu thành văn hóa, doanh nghiệp và đặc điểm của chúng, họ mới có thể đề xuất chiến lược phát triển cho doanh nghiệp ở các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là vấn đề văn hóa hướng tới con người.
Theo Edgar Henry Schein (cựu giáo sư MIT Sloan) chuyên về phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp, có ba cấp độ của cấu trúc văn hóa tổ chức:
-
Cấp độ 1: Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Đây là những giá trị văn hóa hữu hình, bao gồm những điều và sự thật mà một người có thể nghe, nhìn thấy và cảm nhận được khi tiếp xúc với một tổ chức mới.
Những yếu tố này có thể thay đổi và hiếm khi phản ánh những giá trị đích thực trong văn hóa của một công ty. Ví dụ: cơ cấu tổ chức bộ phận, văn bản chính sách, cơ cấu văn phòng, logo và khẩu hiệu, thiết kế sản phẩm, đồng phục nhân viên, …
-
Cấp độ 2 – Các giá trị đã xuất bản / được chấp nhận
Đây là những giá trị được doanh nghiệp quảng cáo rộng rãi và có thể nhận biết được từ lời nói và hành động của nhân viên. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược và mục tiêu là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên trong công ty.
-
Cấp độ 3 – Khái niệm chung
Những cấp độ này rất khó xác định và điều chỉnh vì chúng đã ăn sâu vào tâm trí của doanh nghiệp và hầu hết các thành viên, giống như thói quen chi phối hành vi. Ví dụ: văn hóa dân tộc, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp… Khi các thành viên chia sẻ và hành động theo một nền văn hóa chung thì họ khó có thể chấp nhận hành vi ngược lại.
2. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên những nét riêng biệt cho một doanh nghiệp trên thương trường, trong mắt khách hàng, đối tác và nhất là nhân tài. Nếu một doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp thiếu đi yếu tố tri thức (văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu,..) thì doanh nghiệp đó khó mà đứng vững và tồn tại lâu dài. Vậy nên văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.
2.1 Thu hút ứng viên khi tuyển dụng
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ mang lại cho tổ chức những cơ hội và chiến lược tuyển dụng cạnh tranh tốt hơn. Các ứng viên luôn mong muốn được làm việc trong một môi trường lành mạnh. Bên cạnh đó, sự tích cực còn thu hút các nhân tài sẵn sàng hy sinh tất cả, hết mình vì công việc.
2.2 Giúp giữ chân nhân viên
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt còn giúp giữ chân nhân tài, các nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp còn giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ, hãnh diện vì là một phần của tổ chức. Nhân viên sẽ có ý thức về lòng trung thành với doanh nghiệp. Họ có nhiều khả năng duy trì làm việc với người quản lý mà họ được tôn trọng và có xu hướng muốn đi làm hơn.
Đặc biệt đối với thế hệ Millennial – Thế hệ Thiên niên kỷ (những người sinh từ năm 1980 đến đầu những năm 2000) đang chiếm tỷ trọng cao trong lực lượng lao động hiện tại, họ sẵn sàng “nhảy việc” nhằm tìm kiếm môi trường phù hợp để khẳng định giá trị cá nhân. Nếu doanh nghiệp không có sự đặc sắc, nhân tài sẽ lựa chọn và gắn bó với công ty của bạn sao?
2.3 Nâng cao hiệu suất làm việc
Nghiên cứu của các nhà kinh tế học tại trường Đại học Warwick đã khẳng định rằng, hạnh phúc giúp gia tăng 12% năng suất làm việc, trong khi sự căng thẳng làm giảm đi 10% năng suất.
Điều đó chứng minh rằng văn hóa công ty cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất công việc. Nhân viên có xu hướng tích cực và tận tâm hơn với doanh nghiệp quan tâm đến họ. Các công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp nhân viên giảm căng thẳng và áp lực từ đó nâng cao hiệu quả làm việc.
Cựu CEO của Starbucks, Howard Schultz đã từng chia sẻ rằng: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là quan tâm đến nhân viên bởi họ là đội ngũ chịu trách nhiệm truyền tải niềm đam mê của chúng tôi đến với khách hàng. Nếu làm tốt điều đó, tức là chúng tôi đã hoàn thành ưu tiên thứ hai, chính là chăm sóc khách hàng”.
2.4 Giảm xung đột trong doanh nghiệp
Văn hóa công ty tích cực sẽ có thể giảm bớt áp lực công việc. Nó là “chất keo” liên kết các nhân viên trong doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng văn hóa vững mạnh còn giúp các thành viên đồng lòng cùng hướng về mục tiêu chung, giúp công ty phát triển đúng như tầm nhìn, sứ mệnh.
2.5 Tăng nhận diện thương hiệu
Khách hàng, đối tác, nhân sự tiềm năng sẽ rất thiện cảm khi vào một công ty, họ thấy nhân viên ở đó được chăm lo cho đời sống, sức khỏe chu đáo. Chính điều đó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt hóa trên thị trường cạnh tranh.
Bên cạnh đó, còn những sức mạnh vô hình khác khi tạo dựng thành công văn hóa doanh nghiệp như:
-
Dễ dàng giao việc, nhân viên chủ động nhận việc, sáng tạo trong công việc
-
Nhiều người sẵn sàng đánh đổi “cám dỗ” của mức lương để có được môi trường làm việc ưng ý,…
Giờ bạn đã hiểu tại sao việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tăng cường trải nghiệm tích cực của nhân viên lại vô cùng trọng yếu đến vậy chưa? Thế chúng ta tiếp tục đi sâu vào 7 bước triển khai thành công văn hóa doanh nghiệp nhé.
>>>> Xem thêm: Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì? Các mô hình và ứng dụng
3. Quy trình các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Trong sách “Tự động hóa doanh nghiệp”, thầy Hoàng Đình Trọng đã nói:
“Hệ thống văn hóa doanh nghiệp là hệ thống gồm có 2 yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau:
-
Bộ giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp lựa chọn theo đuổi.
-
Hoạt động để từng cá nhân trong doanh nghiệp thấm nhuần bộ giá trị cốt lõi đó.”
Nếu ví văn hóa doanh nghiệp như một tài sản vô hình thì giá trị cốt lõi là những biểu hiện cụ thể, có thể đo lường của văn hóa doanh nghiệp. Nên muốn xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thì đầu tiên doanh nghiệp phải xây dựng được giá trị cốt lõi.
Vậy giá trị cốt lõi là gì? Hiểu đơn giản thì giá trị cốt lõi là những chuẩn mực cụ thể để các nhân viên điều hướng tư duy và hành vi của mình.
Để hiểu rõ hơn, bạn hãy dùng “chiếc chìa khóa” của PDCA mở hộp “Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp” và thực hiện ngay “7 bước tạo Bộ giá trị cốt lõi” cho doanh nghiệp của mình nhé!
3.1 Bước 1: Lựa chọn giá trị cốt lõi
Trước tiên, bạn nên tham khảo hệ thống “Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi” của các thương hiệu danh tiếng như Starbucks, Vinamilk, hoặc PDCA chẳng hạn,… để hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa và cách thể hiện của giá trị cốt lõi. Tiếp đến là giá trị cốt lõi hỗ trợ tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp.
Từ đó, hãy xem lại doanh nghiệp của bạn đã có 2 hệ thống này chưa? Nếu chưa thì tìm hiểu hoặc đọc sách “Tự động hóa doanh nghiệp” của tác giả Hoàng Đình Trọng để dễ triển khai nhé!
Cuối cùng, đừng quên “mời” nhân viên tham gia vào quá trình này. Rất nhiều người hiểu lầm rằng đây là công việc của ban lãnh đạo. Nhưng thực chất không phải vậy, người ghi nhớ và phải thực hiện các giá trị cốt lõi đó liên tục chính là TOÀN THỂ NHÂN LỰC trong công ty từ lãnh đạo đến nhân viên.
Vậy tại sao những giá trị họ sẽ thực hiện và làm tăng trải nghiệm tại nơi làm cho chính họ lại chỉ có thể do từ phía trên đưa xuống?
Bằng việc hỏi ý kiến của nhân viên về những giá trị đã đồng thuận sẽ giúp họ cảm thấy bản thân được tham gia, làm chủ, và phải có trách nhiệm duy trì, phát triển các giá trị cốt lõi đó.
3.2 Bước 2: Định nghĩa, diễn giải những giá trị cốt lõi
Khi lựa chọn những giá trị ngắn, bạn phải mô tả và vạch rõ hành vi đi kèm, đảm bảo đủ 3 yếu tố: dễ hiểu, dễ nhớ và dễ đo lường. PDCA sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để giúp bạn hiểu rõ hơn ở trong bước 3, tiếp tục theo dõi nhé!
3.3 Bước 3: Tuyên truyền
Đây là một bước cực kỳ quan trọng. Bạn phải giải thích rõ ràng ý nghĩa của từng giá trị cốt lõi, cách ghi nhận cũng như đo lường để mọi người có thể hiểu và áp dụng.
Hãy tham khảo các hoạt động tuyên truyền cụ thể như:
-
Tạo ra văn bản hướng dẫn chi tiết cách thực thi giá trị với mỗi nhân sự, phòng ban.
-
Xây dựng chính sách khen thưởng, đánh giá với nhân viên, bộ phận thực hiện xuất sắc.
-
Lập quy chế, luật lệ để bảo vệ giá trị cốt lõi. Nếu cá nhân, phòng ban không tuân thủ thì sẽ có giải pháp xử lý.
-
Phát động các cuộc thi đua trong việc tìm hiểu, triển khai tích cực các giá trị cốt lõi.
-
Truyền thông nội bộ: Đăng bảng tin, Facebook, trang trí văn phòng bằng các giá trị cốt lõi,…
Dưới đây, PDCA đưa ra ví dụ cụ thể từ bước 1 đến bước 3, những bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại PDCA.
Bước 1: Lựa chọn giá trị cốt lõi
“Tôi lập kế hoạch làm việc mỗi ngày”
Bước 2: Ý nghĩa (Định nghĩa, diễn giải)
1. Lập kế hoạch 5 phút, tuần, tháng, quý, năm.
2. Làm việc gì cũng phải lập kế hoạch, không có kế hoạch không làm.
3. Văn minh bằng văn bản.
Bước 3: Hướng dẫn áp dụng
1. Lập kế hoạch 5 phút, tuần, tháng, quý, năm
Điều 1: Mọi nhân sự trong doanh nghiệp (nhân viên, cán bộ, lãnh đạo) đều phải lập kế hoạch ngày với tên gọi “kế hoạch 5 phút”.
-
Kế hoạch 5 phút được lập theo mẫu có sẵn của doanh nghiệp và được gửi lên cấp trên trực tiếp trước 9h sáng hàng ngày.
-
Kế hoạch 5 phút lập thành 2 bản, một bản cứng và một bản mềm. Bản mềm được gửi lên cấp trên và lưu trữ trong hệ thống lưu trữ của doanh nghiệp, bản cứng được nhân viên đặt tại góc làm việc.
-
Lập và làm việc theo kế kế hoạch 5 phút là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi nhân sự trong doanh nghiệp. Người không thực hiện tốt, không phân biệt nhân viên, quản lý hay lãnh đạo đều sẽ phải chịu phạt theo quy chế phạt của công ty.
Điều 2: Mọi nhân sự trong doanh nghiệp, đều phải lập kế hoạch làm việc tuần, với tên gọi “kế hoạch tuần”.
2. Làm việc gì cũng phải lập kế hoạch, không có kế hoạch không làm
Điều 1: Mọi việc quan trọng đều phải có trong kế hoạch
-
Kế hoạch năm là kế hoạch tổng quát nhất trong 1 năm. Mọi đầu việc đã có.
-
Trong kế hoạch năm phải được chi tiết hóa hành động trong kế hoạch tháng, tuần, ngày.
3. Văn minh bằng văn bản
Điều 1: Mọi kế hoạch đều phải được lập thành văn bản.
Văn bản kế hoạch được lập thành hai dạng bản cứng và bản mềm
3.4 Bước 4: Đào tạo
Thực ra, bước 4 ta có thể gộp chung với bước 3, nhưng PDCA vẫn muốn tách ra. Bởi vì bất cứ khi nào bạn triển khai một chiến lược mới, bạn phải nhấn mạnh cho đội ngũ tham dự hiểu điều họ sắp làm có ý nghĩa trọng đại như thế nào, hay tại sao bạn muốn toàn thể nhân viên thống nhất trong tư duy và hành động tại nơi làm việc như thế.
Ngoài ra, đào tạo không phải chỉ diễn ra một lần. Bạn phải “đào tạo đi đào tạo lại” cho đến khi giá trị cốt lõi đi vào sau tiềm thức nhân viên và giúp họ có thể CHUYỂN HÓA THÀNH HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ. Tham gia ngay khóa học về quản lý nhân sự của PDCA để nâng cao kỹ năng đào tạo, dẫn dắt đội nhóm.
3.5 Bước 5: Bắt đầu triển khai văn hóa doanh nghiệp
Tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ cần bắt tay vào làm ngay.
Nhưng PDCA muốn nhấn mạnh, trong quá trình hiện thực hóa văn hóa doanh nghiệp, có một điều nếu công ty bạn không thể thực hiện thì bao công sức từ đầu đến giờ sẽ bị xem là sáo rỗng, thổi phồng. Điều đó chính là LÀM GƯƠNG.
Chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo, quản lý,… nếu không thể đi đầu thực hiện các giá trị cốt lõi thì quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên nửa vời, thậm chí gây ra những tác động tiêu cực.
Chúng ta có nói cả ngàn lần giữ gìn vệ sinh chung, cũng không hiệu quả bằng việc người lãnh đạo bình tĩnh cúi xuống nhặt một mẩu giấy bỏ vào thùng rác trước mặt mọi người trong công ty, đúng chứ?
3.6 Bước 6: Đo lường hiệu quả
Cũng giống như doanh số bán hàng hoặc ROI, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần được đánh giá, đo lường hiệu quả. Việc đo lường các yếu tố sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời giải quyết các vấn đề và giúp văn hóa doanh nghiệp lành mạnh hơn.
-
Khảo sát: Đây là một phương pháp phổ biến. Khảo sát hằng năm sẽ tạo có hội cho nhân viên phản hồi về các giá trị của công ty.
-
Đo lường qua các chỉ số: Ngày nay hầu hết mọi việc đều có thể định lượng qua các con số. 3 chỉ số mà bạn có thể dùng để đánh giá hiệu quả việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là: Chỉ số Employee Turnover Rate (Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc), Employee Net Promoter Scores (Chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên), Employee Satisfaction Index (Chỉ số hài lòng của nhân viên).
3.7 Bước 7: Cải tiến
Mặc dù có những giá trị cốt lõi vĩnh viễn trường tồn, nhưng theo sự biến chuyển của thời đại, 6 bước trên đều cần có sự điều chỉnh kịp thời để bắt kịp với công nghệ, triết lý kinh doanh, quan niệm của lực lượng nhân sự,…
Bạn có thể lựa chọn tiến hành theo 1 trong 2 hướng, tùy vào nguồn lực công ty:
-
Cải tiến định kỳ.
-
Cải tiến theo yêu cầu thực tế phát sinh khẩn cấp.
Không có một chuẩn mực đánh giá nào cho văn hóa doanh nghiệp “đúng”. Mọi văn hóa doanh nghiệp đều đặc sắc và có giá trị riêng.
Vì vậy, lãnh đạo ngày nay cần phải nhớ: “Nếu muốn bứt phá trong cạnh tranh, hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp và bộ giá trị cốt lõi nhất quán, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh.”
4. Phương pháp lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có nhiều thời gian và được xây dựng một cách đồng bộ và tổng thể trên nhiều khía cạnh của doanh nghiệp không thể chỉ hướng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách manh mún, rời rạc ở một số khía cạnh.
Những phương pháp hiệu quả dưới đây doanh sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững và tốt đẹp hơn trong tương lai. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hao tốn rất nhiều thời gian và cần được xây dựng đồng thời, toàn diện trên các phương diện khác nhau của doanh nghiệp, chứ không chỉ xây dựng văn hóa doanh nghiệp dàn trải, rời rạc ở một số khía cạnh.
Một số nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hữu hiệu mà PDCA cung cấp sau đây sẽ giúp các công ty tạo dựng một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững hơn và tốt đẹp hơn trong tương lai.
4.1 Xác định chiến lược, môi trường doanh nghiệp hướng tới
Đầu tiên, bạn có thể tìm ra chiến lược và môi trường phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp cần học cách tìm kiếm những yếu tố trong tương lai có thể thay đổi chiến lược đó. Cụ thể, đó có thể là vấn đề nguồn nhân lực, hoạt động marketing của công ty hoặc có thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc các hoạt động đầu tư và tài chính của công ty.
Khi đã xác định rõ chúng, bạn sẽ có thể đưa ra những chiến lược xây dựng văn hóa công ty của mình trong thời gian sắp tới. Ví dụ, hãy xem xét các hướng đầu tư hiện tại nên tập trung vào cơ sở vật chất, con người hay văn hóa để nâng cao mức độ trải nghiệm với khách hàng.
4.2 Xác định rõ ràng giá trị cốt lõi
Chắc chắn rằng đây là bước cơ bản nhất trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần tạo ra một bộ tiêu chuẩn và giá trị cốt lõi để làm thước đo cho các hành vi và quy trình định hướng phát triển của doanh nghiệp. Những giá trị cốt lõi này phải được xác định cẩn thận để đảm bảo rằng chúng tồn tại lâu dài theo thời gian.
Ví dụ: nếu doanh nghiệp của bạn xác định rõ khách hàng là giá trị cốt lõi trong quá trình phát triển kinh doanh thì tốc độ giao hàng, thái độ tư vấn của nhân viên, dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua là ưu tiên hàng đầu mà bạn cần tập trung.
4.3 Tự đánh giá và tiến hành cải thiện
Có thể nói đây là một bước đi vô cùng khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp, bởi văn hóa doanh nghiệp không phải là thứ hữu hình có thể chạm tay và cảm nhận được ngay nên thường bị nhầm lẫn với các tiêu chí đánh giá.
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công, cần xem lại những gì đã đạt được trong suốt chặng đường. Công ty đã đạt được những gì, nhân viên đã đóng góp như thế nào, thái độ phục vụ khách hàng có tốt không, kỷ luật kinh doanh có được cải thiện không?
Từ đó, phát huy những điểm mạnh của văn hóa, hoàn thiện và khắc phục những điểm yếu. Luôn có những khoảng trống trong văn hóa doanh nghiệp. Để xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, cần xác định những lỗ hổng, khiếm khuyết và điều chỉnh kịp thời.
Bước này cần được thực hiện một cách thường xuyên để đảm bảo rằng văn hóa doanh nghiệp luôn phù hợp với các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
4.4. Xác định rõ vai trò của lãnh đạo
Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng. Những người đi đầu, luôn cần điều chỉnh cách sống và làm việc của mình. Chỉ bằng cách này, văn hóa doanh nghiệp mới có thể phát triển mạnh mẽ.
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ giúp nhân viên của mình hiểu chính xác những gì họ cần làm và những gì cần thay đổi để hội nhập và phát triển công ty. Các nhà lãnh đạo sẽ có nhiệm vụ định hướng tầm nhìn, giúp nhân viên vượt qua nỗi sợ hãi hay những trở ngại đầy thử thách. Vì vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cần làm rõ vai trò của mình để văn hóa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
4.5 Lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp hành động chi tiết
Sau khi hoàn thành các bước trên, một trong những bước quan trọng nhất là lên một kế hoạch cụ thể. Nó cần bao gồm các mục tiêu chính, các mốc quan trọng và các hoạt động cụ thể cần phải hoàn thành.
Ngoài ra, cần xác định rõ yếu tố nào sẽ được ưu tiên và điểm nào cần tập trung vào từng thời điểm. Đặc biệt, thời hạn hoàn thành cần được xác định rõ ràng.
4.6. Tạo động lực cho nhân viên
Về cơ bản mọi kế hoạch chiến lược sẽ có những thay đổi. Những thay đổi này dù lớn hay nhỏ cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên. Vì vậy, người lao động cần hiểu rõ những thay đổi nào trong văn hóa doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích thực sự cho bản thân họ và cho cả công ty.
Chỉ khi hiểu được nhân viên mới có thể đi đến hành động. Động lực thay đổi có thể đạt được bằng cách tạo ra một hệ thống khen thưởng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Phần thưởng cho những nỗ lực phát triển và những lời động viên kịp thời là động lực mạnh mẽ để người lao động xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt đẹp hơn.
5. Các yếu tố quan trọng trong quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Để xây dựng được nền văn hóa phù hợp với từng doanh nghiệp thì người lãnh đạo không thể bỏ qua 5 yếu tố sau:
5.1 Yếu tố giá trị
Có một thực tế không thể phủ nhận rằng cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp chính là các giá trị của công ty, doanh nghiệp đó. Đây là giá trị cốt lõi định hướng hành vi và suy nghĩ của nhân viên. Chính vì những giá trị đó mà người lao động nhận thức rõ hơn về vai trò và sứ mệnh của mình trong sự nghiệp xây dựng văn hóa công ty.
5.2 Yếu tố tầm nhìn
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, yếu tố tầm nhìn được đặt lên hàng đầu. Vì văn hóa doanh nghiệp được đánh giá là xứng tầm và bền vững khi phải có mục tiêu rõ ràng và tầm nhìn chiến lược.
Các mục tiêu phải minh mạch có thể định hướng mọi quyết định trong doanh nghiệp. Một tầm nhìn cụ thể và rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển hơn nữa của văn hóa doanh nghiệp.
5.3 Yếu tố con người
Con người được coi là một trong những yếu tố cốt lõi của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhờ có con người, mục tiêu, tầm nhìn và đặc biệt là giá trị cốt lõi của công ty sẽ được thiết lập và phát huy. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty, mỗi doanh nghiệp đều có những tiêu chí khác nhau để lựa chọn người phù hợp.
5.4 Yếu tố thực tiễn
Về cơ bản, sau khi đã xác định đúng tầm nhìn, các giá trị và đưa ra một kế hoạch chi tiết, người lãnh đạo cần đưa nó vào thực tế ngay lập tức, biết điều gì đang diễn ra tốt đẹp, điều gì chưa và chưa tốt. Từ đó có thể xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh hơn. Lãnh đạo công ty có thể phát huy yếu tố này trong các hoạt động hàng ngày của nhân viên.
5.5 Yếu tố từ sức mạnh của câu chuyện
Những câu chuyện thú vị về lịch sử kinh doanh là điểm nhấn quan trọng của một công ty, doanh nghiệp. Chính những câu chuyện này sẽ trở thành một tài sản tinh thần quý bái của công ty, giúp gây ấn tượng trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp.
Có thể hiểu, với một bức tranh rõ ràng hơn về câu chuyện phát triển của một công ty theo thời gian, văn hóa doanh nghiệp sẽ có nền tảng và động lực tốt hơn. Từ đó, truyền cảm hứng và nhiệt huyết cho nhân viên toàn công ty để xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai.
6. Những rào cản, khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Phải biết được bệnh mới tìm được cách chữa, trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng vậy. Người lãnh đạo cần đánh giá và nhìn nhận được những khó khăn, hạn chế, yếu kém trong việc xây dựng văn hóa của doanh nghiệp mình thì từ đó mới tìm được phương án khắc phục và phát triển.
6.1 Vai trò của văn hóa trong kinh doanh chưa được nhận thức
Chính vì các công ty không nhận ra mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh, họ không nhìn thấy sự cần thiết của kinh doanh có đạo đức, cho rằng đó là sự sống còn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lấy lợi nhuận là mục tiêu duy nhất của họ.
Hãy coi văn hóa và kinh doanh là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Họ coi văn hóa chỉ là cái đuôi của nền kinh tế, nhưng không coi vai trò của mình trong việc giúp tạo nên thương hiệu, duy trì sự ổn định và chiến lược lâu dài của công ty. Văn hóa cũng giúp các công ty tạo ra thương hiệu và giá trị.
6.2 Chi phí xây dựng văn hóa có mang lại giá trị tương xứng?
Với nguồn ngân sách hạn hẹp, các công ty dường như ít quan tâm đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nhưng lại quên rằng có rất nhiều cách để phát triển văn hóa mà không cần tốn nhiều chi phí, chẳng hạn như tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi và nâng cao kỹ năng của họ,..
Thực tế, văn hóa mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp hơn họ nghĩ. Theo một cuộc khảo sát, 40% nhân viên cho biết: Những mục tiêu họ đặt ra thường song hành với những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Việc phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng là cách để họ thu hút nhân tài ở lại.
6.3 Văn hóa doanh nghiệp có phải chỉ là vấn đề trên giấy?
Không chỉ là những khẩu hiệu, những lời cổ vũ hay tất cả những câu châm ngôn về năng suất thông minh được dán trên tường văn phòng. Văn hóa là những hành vi và nghi thức hỗ trợ các tổ chức và nhóm hoàn thành công việc.
Có thể nói, tuyển dụng nhân tài thôi chưa đủ, các công ty cần tuyển dụng những nhân viên phù hợp với môi trường và văn hóa của họ.
Văn hóa doanh nghiệp là “nhân cách” riêng của mỗi tổ chức. Mỗi môi trường, mỗi tổ chức đều có một phương thức thể hiện khác nhau. Mọi người đều phù hợp với một không gian văn hóa cụ thể.
Khi áp dụng cho các doanh nghiệp khác nhau, nó phải được sửa đổi để phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Cần có sự tinh tế và nhạy bén của các nhà lãnh đạo trong việc thiết lập môi trường làm việc cho doanh nghiệp của mình nhằm mang lại sự tăng trưởng và lợi nhuận tối ưu.
7. PDCA – Đơn vị giúp bạn xây dựng về văn hóa doanh nghiệp phát triển
Nếu bạn cần xây dựng một doanh nghiệp tự động gồm 12 hệ thống, bao gồm hệ thống về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bạn có thể tìm đến Trường doanh nhân PDCA. Đây là trường đào tạo các chủ doanh nghiệp một cách bài bản đầu tiên tại Việt Nam. PDCA là nơi các CEO có thể tìm thấy giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
PDCA đã ra đời trong nỗi trăn trở và khát vọng nâng tầm các doanh nghiệp của ông Hoàng Đình Trọng, bằng các phương thức đào tạo, tư vấn doanh nghiệp, xúc tiến thương mại,…
-
Lĩnh vực đào tạo: PDCA đào tạo trên các nền tảng online, offline, các tài liệu hướng dẫn theo phương pháp cầm tay chỉ việc nhằm giúp các nhà quản lý, các lãnh đạo có tư duy làm doanh nghiệp bài bản.
-
Lĩnh vực tư vấn: Các chuyên gia giỏi nhất của PDCA sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp giải quyết trực tiếp các vấn đề trong doanh nghiệp mình, giúp doanh nghiệp bạn nhanh chóng tự động hóa hướng tới kinh doanh quốc tế.
-
Lĩnh vực xúc tiến thương mại: PDCA là nơi hội tụ, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời là cầu nối kết nối các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp quốc tế.
Bật bí cho bạn 7 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp – giá trị cốt lõi đã được PDCA chia sẻ từ sách và Khóa Học “Tự động hóa doanh nghiệp” của Chuyên gia Hoàng Đình Trọng. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, thì “cha sách và mẹ khóa học” chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp bạn chuyển hóa thành công còn vượt trội hơn nữa. Quá tuyệt vời đúng không nào?
Những bài viết nổi bật khác:
Bài viết trên học viện doanh nhân PDCA đã giới thiệu cho bạn những cách giúp bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Mong rằng bài viết đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn tham khảo về các khóa học liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp PDCA qua số hotline 0899.598.668 nhé!