7 bước lập kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới – Marketing24h.vn
Mục Lục
7 bước lập kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới
Ngày đăng: 16/09/2021
Kế hoạch Marketing hiệu quả đóng vai trò quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt, lập kế hoạch Marketing khi ra mắt sản phẩm mới giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và thời gian để phát triển kinh doanh, đồng thời xây dựng hiểu biết về thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Vậy kế hoạch Marketing là gì? Tại sao cần lập kế hoach Marketing? Các bước lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới sau đây sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có được hướng đi đúng đắn.
Ảnh: 7 bước lập kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới.
Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch Marketing là một phần trong kế hoạch kinh doanh tổng thể. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp cụ thể, nó có thể tách rời để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn.
Ảnh: Kế hoạch Marketing là gì?
Việc lập kế hoạch Marketing nếu được thực hiện tốt sẽ giúp cho chiến lược Marketing được vận hành trơn tru, xác định mục tiêu, chiến thuật rõ ràng.
“A marketing plan is a comprehensive document or blueprint that outlines the advertising and marketing efforts for the coming year. It describes business activities involved in accomplishing specific marketing objectives within a set time frame. A marketing plan also includes a description of the current marketing position of a business, a discussion of the target market and a description of the marketing mix that a business will use to achieve their marketing goals.”
“A marketing plan has a formal structure, but can be used as a formal or informal document which makes it very flexible. It contains some historical data, future predictions, and methods or strategies to achieve the marketing objectives. Marketing plans start with the identification of customer needs through a market research and how the business can satisfy these needs while generating an acceptable return.” <Nguồn: Wikipedia>
Dịch nghĩa: “Kế hoạch tiếp thị là một tài liệu hoặc bản thiết kế toàn diện, phác thảo các nỗ lực quảng cáo và tiếp thị cho năm mới. Nó mô tả các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu tiếp thị cụ thể trong một khung thời gian nhất định. Kế hoạch tiếp thị cũng bao gồm mô tả về vị trí tiếp thị hiện tại của doanh nghiệp, thảo luận về thị trường mục tiêu và mô tả về Tiếp thị hỗn hợp (Marketing mix) mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu của họ”.
“Một kế hoạch tiếp thị có cấu trúc chính thức, nhưng có thể được sử dụng như một tài liệu chính thức hoặc không chính thức, điều này làm cho nó rất linh hoạt. Nó chứa một số dữ liệu lịch sử, các dự đoán trong tương lai và các phương pháp hoặc chiến lược để đạt được các mục tiêu tiếp thị. Kế hoạch tiếp thị bắt đầu với việc xác định nhu cầu của khách hàng thông qua nghiên cứu thị trường và làm thế nào doanh nghiệp có thể thỏa mãn những nhu cầu này trong khi tạo ra lợi tức có thể chấp nhận được”.
Kế hoạch Marketing cũng sẽ giúp bạn đo lường công việc của bạn. Nếu không lập kế hoạch cụ thể, các bạn sẽ không có định hướng rõ ràng cho chiến dịch và tỉ lệ thành công là không cao.
>>>Xem thêm: Marketing mix là gì?
Tại sao cần lập kế hoạch Marketing?
Khi đã hiểu được cơ bản về khái niệm kế hoạch Marketing là gì, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu lý do tại sao cần lập kế hoạch Marketing chi tiết cho doanh nghiệp. Sau đây là một số lý do:
- Mọi mọi thành viên trong doanh nghiệp sẽ đi theo một hướng nhất định trong kế hoạch Marketing.
- Xác định được rõ ràng mục tiêu và quy trình để đạt được mục tiêu đó.
- Xác định và đáp ứng sản phẩm đúng nhu cầu khách hàng.
- Quản lý được chi tiêu ngân sách, tránh rủ ro đầu tư trong hoạt động Marketing.
- Kiểm soát được quy trình thực hiện tiếp thị, xử lý các tình huống khi có sự thay đổi.
- Cho phép các doanh nghiệp nhỏ có thể đi theo thị trường ngách hoặc cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp lớn nhờ các ý tưởng táo bạo và kế hoạch rõ ràng.
Việc lập kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp là rất cần thiết và cực kỳ quan trọng, nó có thể quyết định sự thành công và tạo sự đột phá cho doanh nghiệp.
Một số vấn đề của việc lập kế hoạch Marketing
Khi lập kế hoạch Marketing, leader nào cũng muốn chiến dịch của mình được thành công. Tuy nhiên, nếu đưa ra một kế hoạch, chiến lược sai lầm thì doanh nghiệp rất có thể phải nhận những điều tồi tệ nhất. Cùng tìm hiểu những thách thức lớn mà phía doanh nghiệp cần vượt qua trong quá trình lập kế hoạch Marketing:
- Cấp quản lý không hỗ trợ và làm việc cùng nhau.
- Sự nhầm lẫn giữa kế hoạch Marketing chiến lược và chiến thuật.
- Thiếu hụt về nguồn lực.
- Thiếu giả định về sự thay đổi của khách hàng.
- Đưa ra kỳ vọng quá cao, không thực tế.
- Thiếu tập trung vào một mục tiêu nhất định hoặc triển khai nhiều mục tiêu trong cùng một thời điểm.
Cách lập kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới chỉ với 7 bước
Ảnh: Cách lập kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới chỉ với 7 bước.
#1 Nắm vững thông tin về tình hình kinh doanh hiện tại và sản phẩm của công ty
Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT để liệt kê những ưu – nhược điểm, cơ hội – thách thức trong quá trình phát triển. Về bản chất, nội dung công việc giống hệt như bản kế hoạch kinh doanh của công ty nên đây là cơ hội để nhìn nhận lại toàn bộ tình hình kinh doanh bao gồm bộ máy quản lý, sản xuất, quy trình đối nội, đối ngoại.
Ảnh minh họa: Mô hình phân tích SWOT.
>>>Xem thêm: Ma trận SWOT của Vinamilk
#2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu có thể là điều bạn đã được nghe rất nhiều ở những bài viết trước của Marketing24h, nó chính là nhân tố quyết định cho mọi chiến lược Marketing thành công. Ở bước này, doanh nghiệp nên liệt kê tất cả mọi thứ về khách hàng tiềm năng, bao gồm thông tin nhân khẩu học, tuổi tác, giới tính, sau đó là hành vi và thói quen mua hàng.
Tại sao khách hàng lại sử dụng sản phẩm của bạn? Sản phẩm của bạn sẽ giúp giải quyết vấn đề gì của họ? Họ sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào? Thông tin họ muốn tìm kiếm thường ở đâu? Tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu bạn thu được tại phần này để xác định chính xác các phương thức và chiến lược Marketing cần sử dụng. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu từ trong ra ngoài sẽ rất hữu ích cho việc xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả nhất.
>>>Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì?
#3 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Sẽ không có doanh nghiệp nào không cần phải lo lắng về đối thủ cạnh tranh với sản phẩm/dịch vụ của mình cả. Luôn có một vài công ty đang cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự với sản phẩm mà doanh nghiệp bạn sắp đưa ra thị trường, tức là bạn cần cố gắng hơn nữa để tạo ra sự khác biệt và vươn lên dẫn đầu.
Đừng vội lo lắng, đây là vấn đề mà mọi chủ doanh nghiệp đều phải đối mặt. Cách xử lý chính là sử dụng tất cả những thông tin bạn có về đối thủ để tìm ra hướng đi mới, khẳng định sự khác biệt của mình giữa đám đông.
Điểm nổi trội của bạn so với đối thủ là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm đối thủ so với sản phẩm của bạn? Bằng việc thu thập thông tin chi tiết cả về khách hàng của đối thủ cũng giúp bạn nâng tầm sự khác biệt của mình để chiếm lĩnh thị trường.
Ảnh: Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần nhận biết và xác định rõ mọi nhà đầu tư có khả năng trở thành đối thủ tiềm năng trong tương lai và chuẩn bị sẵn sàng nếu cuộc đối đầu diễn ra.
#4 Đặt ra các mục tiêu
Doanh nghiệp cần chiếm được thêm bao nhiêu phần trăm thị phần trong năm tới? Có nội dung xác định nào cần phải đạt được hay không? Dựa vào tình hình thực tế và tham vọng mà doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu từ tài chính cho tới mở rộng thị trường, từ lợi nhuận thu về cho tới số lượng người tiêu dùng biết tới thương hiệu…
Ảnh: Đặt ra các mục tiêu.
Phần quan trọng nhất là khoanh vùng một số đích đến mà doanh nghiệp cần đạt tới trong năm, dù nó có khả thi hay không. Cố gắng không đưa các vấn đề như logistic hay quản trị vào bước này để tránh bị phân tâm. Nhiệm vụ chính của bước này là cụ thể hóa các mong muốn, mục đích của doanh nghiệp về sản phẩm trong giai đoạn sắp tới. Đừng để các mục tiêu của bạn trở nên quá xa vời bởi chúng cần trở thành động lực chứ không phải điều khiến bạn lo ngại.
#5 Phác họa kế hoạch Marketing
Trong các bước lập kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới, đây có thể xem là phần tốn nhiều thời gian và công sức của bạn nhất. Dựa vào các mục tiêu đã đề ra ở bước 4, giờ là lúc doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể.
Ảnh: Phác họa kế hoạch Marketing.
Trước khi lập nên kế hoạch hoàn chỉnh, doanh nghiệp hoặc marketers nên giải quyết từng mục tiêu bằng cách đưa ra các phương án thực hiện. Điều này cho phép doanh nghiệp nhìn thấy cụ thể các công việc cần thiết để đẩy mạnh triển khai. Bước này cũng là cơ hội để marketer xem xét và cân nhắc các mục tiêu đặt ra có khả thi hay không.
#6 Xây dựng ngân sách cho kế hoạch Marketing
Một kế hoạch hiệu quả là không lãng phí quá nhiều tiền nhưng tạo ra và thu hút sự chú ý lớn từ người tiêu dùng. Cần có bảng kê khai chi tiêu dự kiến đầy đủ, rõ ràng để phân bổ ngân sách hợp lý, tránh việc phát sinh chi phí ngoài ý muốn.
Ngân sách Marketing luôn là công việc đau đầu với nhiều nhà quản lý. Doanh nghiệp cần xác định rõ từng khoản chi để đảm bảo ngân sách nằm trong khả năng thực hiện vào thời điểm hiện tại chứ không phải phụ thuộc vào tương lai.
#7 Bắt tay ngay vào thực hiện
Đây là bước cuối cùng trong việc lập kế hoạch Marketing thiết thực cho sản phẩm mới của doanh nghiệp mình. Kế hoạch Marketing có thể đơn giản hoặc phúc tạp, điều đó phụ thuộc vào loại hình sản phẩm và tình hình kinh doanh. Nhưng chắc chắn, 6 bước cơ bản trên sẽ giúp doanh nghiệp có thể tự tin xây dựng kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới trong ngắn hạn hay dài hạn.
Một kế hoạch Marketing hiệu quả phải có sự đầu tư công sức và chất xám của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực hiện tốt các bước lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới như trên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian mà hiệu quả mang lại thì vô cùng lớn.
Lời kết cho kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới
Như vậy trên đây là toàn bộ chia sẻ giúp bạn đọc hiểu về việc lập kế hoach Marketing là gì, vai trò và mục tiêu của kế hoạch, cùng với đó là 7 bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả khi ra mắt sản phẩm mới. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích mà Marketing24h muốn gửi đến các bạn.
>>>Xem thêm: Leadership là gì? 6 kỹ năng của một nhà lãnh đạo tài ba