7 bài tập khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các khối nhân nhầy (phần nhân bên trong) bị thoát ra khỏi bao xơ (vỏ bọc bên ngoài) của đĩa đệm. Phần nhân nhầy đi theo vết nứt từ vòng sợi thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó tràn ra ngoài và gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra tổn thương và đau đớn.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cổ bị thoát vị. Cột sống cổ được chia thành 6 đốt xương được kí hiệu lần lượt từ trên xuống là: C1, C2, C3, C4, C5, C6. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là hay gặp nhiều nhất.
Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu nhận biết rõ rệt khi bạn bị bệnh là cảm giác đau nhức ở vùng sau gáy, vai, cổ. Sau đó những cơn đau sẽ lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay làm hạn chế vận động, giảm lực bóp bàn tay.
Nếu bệnh khiến nhân nhầy thoát ra chèn ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay ở bên bị chèn ép. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xoay cổ, đầu khiến cử động kém linh hoạt.
Các bài tập cho người bệnh thoái hóa cột sống cổ
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tùy theo từng giai đoạn và triệu chứng. Đa phần các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể giảm dần theo thời gian ngay cả khi không có sự can thiệp của thuốc hoặc phẫu thuật. Trong đó việc nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ, vật lý trị liệu và tập các bài tập phù hợp là quan trọng.
Nghỉ ngơi: Khi bạn cảm thấy bệnh gây đau nhiều, hãy nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày trên giường.
Vật lý trị liệu: Có thể trị liệu tại cơ sở y tế hoặc thực hiện với các bài thuốc dân gian đơn giản tại nhà.
Chế độ dinh dưỡng đủ chất: Việc cung cấp đầy đủ chất canxi, chất xơ và các khoáng chất có trong rau củ quả, hải sản sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Chế độ luyện tập: Người bệnh cần kết hợp thêm các bài tập thoát vị đĩa đệm tự vận động dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Sau đây xin giới thiệu một số bài tập có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, nơi làm việc.
Bài 1: Nằm ngửa trên bàn hoặc giường. Kê vai sát cạnh bàn hoặc giường. Từ từ ngả đầu về phía sau, xuống dưới hết mức. Giữ vị trí này trong 1-2 phút. Lặp lại 5-15 lần.
Bài 2: Nằm ngửa trên giường, hai tay đặt hai bên thân. Nhấc đầu gập cằm về phía ngực. Giữ vị trí này trong 5-10 giây. Lặp lại 15-20 lần.
Bài 3: Ngồi hoặc đứng, cánh tay xuôi hai bên. Co khuỷu tay tạo góc 90 độ. Đồng thời xiết chặt bả vai, đẩy cánh tay về phía sau trong khi tay vẫn co một góc 90 độ như cũ. Lưu ý: không nhấc vai, cánh tay và bả vai siết chặt.
Bài 4: Ngồi trên ghế, thư giãn vai và đặt tay lên trán. Ấn tay vào đầu mà không di chuyển đầu. Giữ lực ấn và đầu trong 5-15 giây, lặp lại 15 lần.
Bài 5: Ngồi trên ghế, vai thư giãn, từ từ nghiêng đầu sang một bên hết mức có thể như muốn chạm tai vào vai. Giữ vị trí này trong 30 giây. Thư giãn cổ và lặp lại 3-5 lần. Có thể tập nhiều lần trong ngày.
Bài 6: Ngồi trên ghế, vai thư giãn, đặt một tay vòng lên đầu. Từ từ nghiêng đầu để nhìn vào nách của bạn ở góc 45 độ. Giữ cái này trong 30 giây, nghỉ ngơi và lặp lại 3-5 lần với mỗi bên. Có thể tập nhiều lần trong ngày.
Bài 7: Ngồi trên ghế, vai thư giãn, quay đầu sang một bên hướng ngang mỏm vai. Không mở rộng và quay đầu lại phía sau, giữ trong 30 giây. Từ từ quay đầu sang phía khác và lặp lại 3-5 lần với mỗi bên.