7 Phân Tích, So Sánh Hệ Thống Giáo Dục Mỹ Và Việt Nam ? So Sánh Hệ Thống Giáo Dục Việt Nam Và Mỹ

*

Đa phần những bạn đã, đang và có ý định qua Mỹ du học đều vì một lý do chung đó là: Mỹ có môi trường giáo dục tiên tiến hơn so với Việt Nam, một nước đang phát triển. Hơn nữa, so với bằng cấp của một trường Đại học tại Việt Nam thì tấm bằng đến từ một trường Đại học ở Mỹ có giá trị hơn rất nhiều do nó mang giá trị quốc tế.

Bạn đang xem: So sánh hệ thống giáo dục mỹ và việt nam

Nhưng đừng hiểu lầm, mọi thứ đều có một giá trị riêng của nó, nếu bạn giỏi thì bằng cấp chỉ là vật ngoài thân, thực lực mới là mấu chốt.

Thực tế, mỗi quốc gia đều hướng đến những nền giáo dục khác nhau, nên việc học ở nước này ắt hẳn sẽ không giống như ở nước khác. Để đặt lên bàn cân so sánh hệ thống giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam thì cánhân mình thích Mỹ hơn.

Tại sao?

Có nhiều lý do, nhưng lý do đầu tiên phải kể đến đó là chương trình dạy học của Mỹ đơn giản hơn rất nhiều so với Việt Nam. Theo mình nghĩ, có lẽ cái mà nền giáo dục ở đấy hướng tới đó là hệ kiến thức cơ bản phải được rèn luyện vững chắc suốt 12 năm, sau đó thì tùy theo mỗi người mà đào tạo chuyên sâu. Như thế thì mỗi cá nhân sẽ xác định rõ ràng những kiến thức chuyên ngành trọng tâm mà mình cần tiếp thu nhằm tránh trường hợp học nhiều dẫn đến thừa thãi trong việc áp dụng vào thực tiễn. Mà tiếc thay nền giáo dục Việt Nam nằm trong trường hợp tương tự nên gây ra khá nhiều lỗ hổng trong kiến thức khiến học sinh tiếp thu nhanh nhưng lại chóng quên và không có cơ sở áp dụng.

Nguyên do thứ hai là cơ sở vật chất. Điều này thì ai cũng đồng ý do Mỹ là nước có nền kinh tế và công nghệ có tầm phát triển cao nên Mỹ khá là chú trọng vào cơ sở vật chất để mang lại hiệu quả cao nhất. Hơn nữa, chương trình dạy học của Mỹ áp dụng công nghệ nhiều hơn đồng thời tiên tiến hơn giúp học sinh dễ dàng học tập cũng như tương tác với bài học.

Tiếp theo, nước Mỹ có tư tưởng thoáng hơn so với Việt Nam và các nước châu Á nói chung vì thế Mỹ không quan trọng thứ hạng hay điểm số, điều gây áp lực cho phần lớn học sinh ở Việt Nam. Thế nên, tâm lý khi học ở Mỹ là khá thoải mái.

Cuối cùng là giáo dục ở Mỹ hướng đến thực tiễn nhiều hơn lý thuyết, nên sẽ duy về các dạng bài tập dàng thực hành và project nhóm nhiều hơn. Đó cũng là điều mà mình thích nhất vì nó tạo cơ hội giúp mỗi cá nhân trong lớp tương tác với nhau nhiều hơn và cũng là để rèn luyện tinh thần teamwork cho công việc sau này.

Xem thêm: Ftu Là Trường Ftu Là Trường Gì, Ftu Là Trường Nào

Suy cho cùng, tuy mỗi quốc gia đều có môi trường giáo dục khác nhau nhưng đều vì mục đích chung là đào tạo những cho đất nước nguồn nhân lực mẫn cán. Còn đối với bản thân mỗi người thì việc tìm kiếm một nền giáo dục phù hợp cho tiền đề phát triển của bản là cực kỳ quan trọng và cần rất nhiều thời gian để cân nhắc.