7 Loại Nhựa Tái Chế. Ứng Dụng Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa | Bao Bì EIG
Đi đôi với việc sử dụng nhiều các sản phẩm từ nhựa là vấn đề gây ô nhiễm môi trường. Mất khoảng 10 – 100 năm để một túi nhựa có thể phân hủy. Còn một số vật dụng bằng nhựa phải mất tới 500 – 1000 năm. Để chúng có thể phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.
Ngày nay để hạn chế tình trạng ô nhiễm và gây hại cho môi trường. Thì sử dụng nhựa tái chế là phương án tạm thời có hiệu quả cao. Có nhiều loại nhựa có thể dễ dàng tái chế. Cũng như tái chế nhiều lần trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa.
kho bãi rác thải
Tuy nhiên, Theo National Geographic: “có khoảng 91% nhựa được thải ra môi trường mà không được tái chế” . Cơ bản thì tái chế là công việc không dễ dàng, nó đòi hỏi chi phí và thời gian. Để thực hiện tái chế, chúng ta cần phân loại riêng biệt từng loại nhựa. Cũng như kiểm soát được số lần tái chế của từng loại. Trong bài viết sau đây cùng Bao bì EIG tìm hiểu về những loại nhựa có thể cái chế và một số lưu ý khi sử dụng chúng nhé!
Mục Lục
Nhựa tái chế là gì?
Ngày nay, nhựa tái chế là một khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Bởi loại nhựa này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng. Mà còn đem lại nhiều lợi ích cho môi trường.
logo tái chế
Nhựa tái chế là sản phẩm của quá trình sản xuất nhựa. Từ nguồn nguyên liệu rác thải nhựa được thu gom từ môi trường, cuộc sống. Để tạo ra những hạt nhựa tái chế thì rác thải nhựa phải đi theo một quy trình phù hợp nhất định. Cùng EIG tìm hiểu ngay quy trình sau đây nhé!
Sau khi thu gom về, các rác thải nhựa sẽ trải qua quá trình phân loại, rửa sạc. Và sau đó các loại nhựa sẽ được, nung chảy và ép khuôn để tạo ra các sản phẩm nhựa mới. Và những những sản phẩm nhựa sau khi được tái chế lại là những hạt nhựa phân loại khác nhau.
Hoạt động này giúp giảm lượng lớn rác không phân huỷ do con người tạo ra. Đồng thời cũng bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm nhựa ngày một tăng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế dễ dàng. Một số loại nhựa đòi hỏi quy trình tái chế phức tạp và tốn kém nhiều chi phí. Nên giá thành hạt nhựa này cũng sẽ cao hơn.
7 Loại nhựa tái chế hiện nay bạn nên biết
Ký hiệu nhựa tái chế là gì?
Ký hiệu nhựa tái chế thường được các nhà sản xuất in nổi trên bề mặt các đồ nhựa. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng nhìn thấy và phân biệt được đó là loại nhựa gì.
Bên cạnh đó ký hiệu nhựa tái chế là một dạng biểu tượng được miêu tả bằng hình 3 mũi tên gấp khúc nối đuôi nhau tạo thành hình tam giác. Và phía bên trong hình tam giác là một con số và bên dưới là tên của một loại nhựa.
Bạn có biết? Ký hiệu nhựa tái chế có 7 con số từ 1 đến 7 tượng trưng cho 7 loại nhựa với đặc tính. Cũng như độ an toàn cho người tiêu dùng sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả 7 loại này đều được sử dụng để tái chế. Vì theo tính chất một vài loại nhựa trong số đó không được chấp nhận để tái chế tại các trung tâm tái chế hiện nay.
7 Loại lựa tái chế
7 ký hiệu loại nhựa tái chế
Bảy loại nhựa được tái chế và có trong ký hiệu nhựa tái chế bao gồm: PETE, HDPE, PVC, LDPE, PP, PS và loại khác. Trong 7 loại nhựa này thì có 2 loại nhựa không được sử dụng hoặc hạn chế trong hoạt động tái chế. Chính là nhựa PVC và nhựa PP.
Nhựa số 1: PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate)
Nhựa số 1 an toàn cho dành để chứa đựng các loại thực phẩm và rất dễ tái chế. Bạn sẽ thường thấy ký hiệu số 1 ở đáy chai can thùng chứa. Các chai nước ngọt, nước suối, dầu ăn, chai nước súc miệng, hoặc thực phẩm đóng hộp hàng tiêu dùng. Việc tái dụng những chai nhựa loại số 1 này ngày càng nhiều. Có nhiều người thường giữ các chai nước, hộp nhựa để tái sử dụng. Chúng được dùng để đựng thực phẩm, thức uống nhiều lần. Nhưng ít ai chú ý đến bề mặt gồ ghề của nó rất dễ tích tụ vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng nghĩa với mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giảm bị dần sau mỗi lần tái sử dụng.
Nhựa số 2: HDPE (High Density Polyethylene)
Nhựa số 2 có màu đục, bề mặt trơn tru nên khó tích tụ vi khuẩn, ít bị thấm nước. Chính vì thế mà loại nhựa này cũng được đánh giá an toàn với thực phẩm hơn loại nhựa số 1.
chai nhựa HDPE
Bạn sẽ tìm thấy ký hiệu của nhựa số 2 trên các bình sữa cho trẻ em, bình nước trái cây, hộp ngũ cốc, hộp sữa chua, chai chứa chất tẩy rửa, chai dầu động cơ, chai dầu gội,… Ngoài ra nhựa số 2 dễ tái cải tạo thành các loại bút, bàn, ghế, hàng rào, và chai đựng chất tẩy rửa,…
Nhựa số 3: V hoặc PVC (Vinyl)
Đây là loại có giá thành rẻ, độ dẻo cao, dễ nóng chảy và hiếm khi được dùng tái chế. Trong PVC có chứa một số chất độc như: Phthalat, DEHA. Có thể gây hại đến sức khoẻ người dùng khá nghiêm trọng. Vì thế, chúng ta tuyệt đối không dùng các sản phẩm làm từ PVC để đựng thực phẩm nóng, đun nấu và đốt.
rac thai nhựa y te
Tuy nhiên, nhựa số 3 được sử dụng để làm màng bọc thực phẩm, áo mưa, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng (ống nước, vỏ bọc dây điện), và một số loại chai, hộp.
Nhựa số 4: LDPE (Low Density Polyethylene)
Một số sản phẩm được sản xuất từ nhựa số 4 như:
- Các loại túi nhựa
- các loại chai có thể ép
- quần áo
- thảm
- giấy gói thực phẩm
- hộp đựng thực phẩm.
Tuy LDPE được cho là an toàn với sức khoẻ nhưng nó lại không được dùng để tái chế.
Nhựa số 5: PP (Polypropylene)
PP được xem là loại nhựa tái chế thân thiện với con người và môi trường. Lý do là bởi nó có độ an toàn với thực phẩm và rất dễ tái chế. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước si rô hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút, chai thuốc… đều được sản xuất từ nhựa số 5.
Nhựa số 6: PS (Polystyrene)
Nhựa số 6 bạn có thể thường thấy ở các loại hộp, chén, dĩa dùng một lần. Khi sử dụng những sản phẩm này, chúng ta không nên đựng thực phẩm nóng, thực phẩm có chất kiềm và acid mạnh. Vì trong nhiệt độ nóng nhất định PS sẽ bị phân giải gây hại cho cơ thể.
Nhựa số 7: Các hợp chất khác
Sản phẩm có ký hiệu số 7 là tập hợp của các chất không thuộc 6 loại kể trên. Một loại nhựa khá phổ biến bạn có thể thấy như Polycarbonat (PC) được sử dụng nhiều trong nhựa số 7. Và có khả năng gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người nên cũng hạn chế được sản xuất.
Mặc dù trên thị trường, chúng ta sẽ rất hiếm gặp các loại hộp đựng thực phẩm và đồ gia dụng làm từ nhựa số 7. Nhưng mọi người cần lưu ý khi chọn mua để sử dụng phù hợp.
Một số lưu ý khi sử dụng nhựa tái chế là gì?
Nhựa tái chế được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Một số sản phẩm được ứng dụng từ tái chế quen thuộc mà bạn có thể thấy như:
- các loại túi nhựa
- các loại đồ dùng nhựa
- những loại bao bì nhựa.
Trong lĩnh vực đời sống
Nhựa được sử dụng làm dụng cụ chứa đựng rất phổ biến từ bao bì và gia dụng. Trên thực tế, nhựa tái chế có tính ứng dụng cao cũng như giúp ích rất nhiều cho cuộc sống. Một số giải pháp từ nhựa tái chế được ứng dụng hiệu quả như: tái chế thành dầu thô, thảm,… Không chỉ vậy việc sử dụng các vật dụng được tái chế như:
- Chai nhựa
- màng nilon bọc thực phẩm
- ống nhựa dẫn nước…
Cũng đã trở nên quen thuộc với đời sống con người.
Ngoài ra nhựa tái chế được dùng để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như quần áo, giày, khăn tắm, chăn… Chính vì thế, hoạt động này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất.
Trong lĩnh vực xây dựng
Nhựa tái chế được ứng dụng trong xây dựng là vấn đề phổ biến nhất hiện nay. Việc ứng dụng sản phẩm tái chế vào xây dựng nhằm nâng cao hiệu suất cách nhiệt. Cải thiện tính chất cơ học của bê tông vì lợi ích kinh tế và môi trường.
Tiêu biểu các vật liệu cách nhiệt và điện máy cho ngành công nghiệp xây dựng là ứng dụng khả thi của PET tái chế. Ngoài ra một số ứng dụng cũng đang được quan tâm hiện nay như:
- Cốt vật liệu cho bê tông polyme
- gạch
- nhựa đường
- sơn
- …
Những ứng dụng cải tạo này nhằm tạo sự thân thiện với môi trường và hạn chế sự lãng phí tài nguyên.
Trong lĩnh vực nguyên vật liệu
Việc tái chế nhựa còn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống và dùng để làm các nguyên liệu khác như phụ tùng ô tô. Một số vật liệu khác bạn có thể biết đến được làm từ nhựa: tấm phủ ghế, hộp đựng pin, cánh quạt và các tấm cửa, thảm lót khoang hành lý được sản xuất bằng chất liệu PET bền, đẹp, chống thấm nước, dễ vệ sinh,…
Ngoài ra nhựa tái chế, còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp điện tử (hộp công tắc điện, vỏ dây cáp điện, màn hình tivi…), hệ thống lọc thoát nước …