6 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em – Vnkid Việt Nam

Bên cạnh chú trọng phát triển trí tuệ thì bố mẹ không nên bỏ qua việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho trẻ ngay từ khi con nhỏ. Bởi vì đây là yếu tố quan trọng và là nền tảng vững chắc để trẻ thành công hơn trong tương lai. Vậy, đâu là phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em hiệu quả nhất? Cùng tìm rõ hơn về chủ đề này qua các thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé. 

Vì sao cần dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em?

Giao tiếp là một trong các kỹ năng quan trọng, không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Nó không chỉ đơn thuần là một hoạt động nghe và nói mà là nghệ thuật đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa nhiều kỹ năng để có thể truyền đạt thông tin hiệu quả nhất. 

Ở trẻ nhỏ, kỹ năng giao tiếp được phát triển qua từng giai đoạn với những cách thể hiện khác nhau. Nếu từ lúc mới chào đời, trẻ giao tiếp bằng các cử chỉ, động tác tay chân, tiếng khóc thì lên 3 tuổi bé bắt đầu tập sử dụng ngôn ngữ hình thể, cảm xúc, thái độ và cả lời nói.

Nên dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ sớm vì độ tuổi này rất dễ tiếp thuNên dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ sớm vì độ tuổi này rất dễ tiếp thu

Các chuyên gia giáo dục cho biết, nên dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ. Vì lúc này não độ của bé đang phát triển và dễ dàng tiếp thu mọi bài học và kiến thức. 

Ở những đứa trẻ giao tiếp tốt sẽ biết vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, ứng xử lễ phép, thể hiện rõ ràng các quan điểm và cá tính của mình. Nhờ đó, bé sẽ có thể tạo thiện cảm tốt, mối quan hệ bền vững với mọi người xung quanh và dễ dàng thành công hơn trong tình yêu lẫn sự nghiệp tương lai. 

Những phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả, bé mạnh dạn, tự tin trước đám đông thì bố mẹ cần phải có phương pháp dạy đúng. Dưới đây là một số cách hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho trẻ nhỏ được chia sẻ từ các chuyên gia giáo dục giàu kinh nghiệm, bố mẹ có thể tham khảo:

Tạo môi trường để trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Những năm đầu đời là cột mốc cho trẻ nhỏ phát triển các kỹ năng và hình thành nên tính cách. Ở giai đoạn này, bé học rất nhanh và có thể nắm bắt rõ ràng mọi tình huống, hiện tượng xảy ra mỗi ngày.

Bố mẹ nên cho bé tiếp xúc với người lạ thường xuyên để con tự tin hơnBố mẹ nên cho bé tiếp xúc với người lạ thường xuyên để con tự tin hơn

Chính vì thế, để con có thể giao tiếp, ứng xử tốt thì bố mẹ hãy tạo môi trường thoải mái và lý tưởng nhất để bé phát huy khả năng của bản thân. Cụ thể, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với những trò chơi hỗ trợ kích thích tư duy ngôn ngữ. Hoặc có thể cho con giao lưu với người lạ thường xuyên. Dần dần, bé sẽ không còn cảm thấy sợ hãi, rụt rè khi gặp người lạ mặt và trở nên mạnh dạn, hòa đồng hơn. 

Sử dụng các loại đồ chơi thông minh giúp phát triển tư duy cho bé

Các bậc phụ huynh hãy cho bé chơi những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp và óc tư duy, chẳng hạn như trò chơi xếp hình, lắp ghép… Đây đều là những trò chơi được chuyên gia giáo dục đánh giá cao về tính hiệu quả trong việc kích thích trí tuệ, tư duy và xử lý tình huống cho trẻ nhỏ. 

Trò chuyện với trẻ là cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bé hiệu quảTrò chuyện với trẻ là cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bé hiệu quả

Thường xuyên trò chuyện cùng bé – Cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em hiệu quả

Trò chuyện với con mỗi ngày thực sự rất cần thiết trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non. Ngoài thời gian ở trường lớp, khi về nhà bố mẹ có thể hỏi han con những câu như “Hôm nay con học những gì”, “Ở trường cô cho con ăn món gì”… Hoặc nói bé múa, hát hay đọc bài thơ mà cô giáo vừa mới dạy xong. 

Cha mẹ cũng cần là tấm gương cho trẻ

Một phương pháp dạy học kỹ năng cho trẻ mà bố mẹ nên thử áp dụng ngay đó chính là làm tấm gương. Thông thường, tính cách, sở thích của mọi trẻ nhỏ phần lớn chịu ảnh hưởng từ người lớn trong nhà, đặc biệt là bố mẹ. 

Cha mẹ hãy là một tấm gương để trẻ học theoCha mẹ hãy là một tấm gương để trẻ học theo

Bé thường bắt chước theo thói quen, cách sống, thậm chí là lời nói và hành động ứng xử của bố mẹ với người khác. Do đó, để bé phát triển tốt nhất, học được cách tôn trọng, lễ phép với mọi người thì bố mẹ nên làm một tấm gương sáng.

Cho trẻ tham gia vào môi trường làm việc nhóm

Làm việc theo nhóm không chỉ quan trọng với người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng vậy. Đây là hoạt động cần thiết trong quá trình rèn luyện các kỹ năng, trong đó có cả giao tiếp. 

Trong quá trình làm việc nhóm, trẻ được tiếp xúc và giao lưu với nhiều bạn bè để cùng nhau giải quyết vấn đề đặt ra. Nhờ đó, bé hòa đồng hơn và mạnh dạn thể hiện quan điểm riêng của mình.

Ở trẻ hay tham gia hoạt động ngoại khóa thường rất tự tin và năng động Ở trẻ hay tham gia hoạt động ngoại khóa thường rất tự tin và năng động 

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, ngoài trời

Bố mẹ hãy hãy xem những đứa trẻ thường xuyên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và ngoài trời sẽ khác hoàn toàn so với bé chỉ ru rú trong nhà. Ở những bé hay tham gia hoạt động này, hoạt động kia thường có khả năng ngôn ngữ rất tốt, ăn nói lưu loát, năng động và tự tin hơn. Ngược lại, các bé ít tiếp xúc với mọi người, chỉ ở trong nhà sẽ có biểu hiện rụt rè, sợ sệt và ngại giao tiếp với đám đông.

Những nguyên tắc khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử

Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn khi bố mẹ nắm vững cũng như thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau đây:

Khi giao tiếp với người lớn tuổi cần biết chào hỏi, dạ thưa và hỏi thăm sức khỏe

Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên khi dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non mà bố mẹ không nên bỏ qua. Trẻ nhỏ thường hay học và bắt chước theo cách cư xử, thái độ và hành động của bố mẹ. Do đó, các bậc phụ huynh hãy là tấm gương sáng cho con noi theo trong quá trình trưởng thành. 

Bố mẹ hãy dạy con cách hỏi thăm sức khỏe người lớnBố mẹ hãy dạy con cách hỏi thăm sức khỏe người lớn

Trong gia đình, bố mẹ hãy giúp giúp trẻ xây dựng mối quan hệ thân thiết và thường xuyên giao tiếp với ông bà. Trường hợp không sống chung thì hãy tâm sự và chia sẻ về ông bà để trẻ có thể cảm nhận được tình cảm của mọi người dành cho con.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên hướng dẫn con cách quan tâm, hỏi han về tình hình sức khỏe của ông bà thường xuyên để giúp hình thành nên thói quen tốt cho bé từ sớm. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ với người lớn tuổi bằng những câu hỏi thăm đơn giản như “Ông bà khỏe không ạ”, “Anh đang đi đâu đấy”… và thưa gửi lễ phép khi gặp lúc cũng như lúc tạm biệt.

Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành

Nguyên tắc thứ hai khi dạy kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ đó chính là dạy bé biết nói hai từ cảm ơn và xin lỗi. Khi bé nhận được viên kẹo, cái bánh món quà hay được người khác giúp đỡ thì phải biết nói cảm ơn một cách chân thành nhất. Bố mẹ nên giải thích với trẻ rằng, việc nói lời cảm ơn đúng lúc sẽ thể hiện sự trân trọng đối với người đã đem lại điều tốt đẹp cho mình.

Hướng dẫn trẻ khi nào nên nói lời cảmHướng dẫn trẻ khi nào nên nói lời cảm ơn và xin lỗi ơn và xin lỗiHướng dẫn trẻ khi nào nên nói lời cảmHướng dẫn trẻ khi nào nên nói lời cảm ơn và xin lỗi ơn và xin lỗi

Cùng với lời cảm ơn từ trái tim thì xin lỗi cũng là phép lịch sự tối thiểu mà bé cần ghi nhớ và rèn luyện. Các bậc phụ huynh nên giúp trẻ hiểu rằng nói lời xin lỗi khi làm sai cũng là để bản thân nhìn nhận lỗi lầm và hoàn thiện chính mình hơn.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt cho trẻ

Nghe có vẻ lạ nhưng việc dạy kỹ năng giao tiếp cho bé bằng ánh mắt cũng là điều mà bố mẹ lưu ý. Theo đó, các bậc phụ huynh hãy hướng dẫn con khi giao tiếp với bất kỳ ai cũng cần phải hướng ánh mắt về phía người đó. 

Bởi điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy tự tin, thoải mái mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Có như vậy mới giúp cuộc đối thoại, trò chuyện trở nên tốt đẹp nhất.

Nói cho trẻ hiểu ý nghĩa của việc giao tiếp bằng ánh mắtNói cho trẻ hiểu ý nghĩa của việc giao tiếp bằng ánh mắt

Hướng dẫn trẻ trả lời bằng câu hoàn chỉnh

Vì khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa được hoàn thiện và vốn từ vựng còn ít nên khi giao tiếp các bé thường nói những câu trống không. Bố mẹ cũng đừng quá lo lắng về điều này, hãy từ từ dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em bằng những câu trả lời đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. 

Động viên trẻ chủ động bày tỏ mong muốn của bản thân

Ba mẹ nên tạo dựng mối quan hệ gần gũi, không gian trò chuyện thoải mái để giúp bé mạnh dạn bày tỏ mong muốn của mình và dễ dàng giao tiếp hơn. Bố mẹ có thể rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non bằng cách đặt những câu hỏi cho từng tình huống khác nhau. Ví dụ như khi con đang chơi xếp hình, bố mẹ có thể hỏi “Cho bố chơi ghép hình cùng với con nhé”…

Bố mẹ nên dành thời gian chơi đùa và lắng nghe mong muốn của conBố mẹ nên dành thời gian chơi đùa và lắng nghe mong muốn của con

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian chơi đùa, lắng nghe, tâm sự và khuyến khích trẻ giao tiếp cởi mở. Bố mẹ đừng quên dành những lời cổ vũ hay khen lợi đúng lúc khi bé cảm ơn, xin lỗi đúng lúc hay chào hỏi người lớn lễ phép…

Tôn trọng những ý kiến và cảm xúc cùa người khác

Việc tôn trọng cảm xúc và ý kiến của người đối diện được thể hiện qua các hành động khi giao tiếp như chăm chú lắng nghe, không cắt ngang câu chuyện, không cướp lời người khác, đóng góp ý kiến tiêu cực… Các bậc phụ huynh hãy làm gương để dạy con kỹ năng giao tiếp này để bé tiếp thu hiệu quả và vận dụng đúng lúc.

Với những chia sẻ về phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em trên đây, hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc giáo dục, giúp con phát triển toàn diện và hình thành nên nhiều đức tính tốt. Bố mẹ hãy kiên nhẫn để kiên nhẫn và luôn đồng hành cùng con để bé có được một nền tảng vững chắc cho tương lai nhé.