6 kỹ thuật để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề – Gem Global

Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp bạn có khả năng đưa ra quyết định sáng suốt. Nó cũng sẽ giúp bạn có thêm thời gian ưu tiên dành cho những việc thực sự quan trọng.

Bạn phải cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của mình. Bằng cách xác định vấn đề bạn cần giải quyết và suy nghĩ tất cả các cách để có thể giải quyết, các quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bạn nên phân loại điều gì là quan trọng, rất quan trọng để có thể tiết kiệm thời gian khi bạn tìm giải pháp.

Dưới đây là 6 kỹ thuật bạn có thể tham khảo áp dụng để giải quyết mọi tình huống khó khăn.

Phát triển phương pháp tiếp cận từng bước.

Các nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp tiếp cận có hệ thống để khám phá ra giải pháp bền vững áp dụng cho bất kỳ vấn đề nào. Kỹ thuật này thường được gọi là chu trình giải quyết vấn đề, bắt đầu bằng việc xác định vấn đề. Rốt cuộc, có thể có nhiều vấn đề trong một tình huống, nhưng bạn có thể tập trung vào một vấn đề cốt yếu.

Sau khi xác định vấn đề, hãy xây dựng chiến lược. Tùy thuộc vào tình huống, sự ưu tiên và nguồn lực, hãy đưa ra nhiều ý tưởng để có thể lựa chọn.

Sắp xếp thông tin: Những gì bạn biết – hoặc không biết – về vấn đề? Bằng cách thu thập càng nhiều thông tin càng tốt, điều đó có thể gia tăng cơ hội để có thể đạt được kết quả tích cực.

Hãy theo dõi tiến trình của giải pháp, đánh giá liệu nó có thể đi đến đích hay không. Nếu không, bạn có thể cần có một chiến lược thay thế.

Cuối cùng, hãy đánh giá kết quả. Đo lường xem giải pháp có thể đáp ứng được mục tiêu hay không? Nó có nằm trong phạm vi ngân sách không? Nếu có, giải pháp đã thành công. Nếu không, hãy thử một cách tiếp cận khác vào lần tới.

Đặt câu hỏi định hướng giải pháp.

Không ngần ngại gì khi đặt câu hỏi là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng bạn có đang đặt câu hỏi đúng không?

Giả sử bạn cần nhiều khách hàng hơn. Thay vì hỏi, “Tại sao tôi không thể có thêm khách hàng?” hỏi các câu hỏi định hướng giải pháp như “Ba điều gì tôi có thể làm để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của mình?” hoặc “Tôi sẽ phải làm gì trong tháng tới để có được 10 khách hàng mới?”

Thay đổi tư duy của bạn.

Khi bạn xem một vấn đề là gánh nặng, bạn sẽ tìm cách tránh nó. Có bao nhiêu người thực sự muốn đối phó với những điều gây khó chịu, choáng ngợp hoặc cảm thấy dường như không thể giải quyết?

Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi suy nghĩ của mình, xem thách thức là cách để phát triển, bạn sẽ bớt căng thẳng hơn trong việc tìm ra giải pháp. Hơn nữa, tâm trí của bạn sẽ được thả lỏng và phân tích vấn đề dễ dàng hơn, bạn sẽ linh hoạt hơn để có thể giải quyết các vấn đề trong tương lai.

Mặc dù thay đổi tư duy của bạn để bắt đầu xem vấn đề như cơ hội không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng điều đó giúp bạn nhận ra rằng vấn đề là không thể tránh khỏi. Càng sớm chấp nhận điều này, bạn càng có thể tiếp cận mọi tình huống tiến thoái lưỡng nan với tinh thần cơi mở, sẵn sàng đón nhận hơn.

Thứ hai, tránh để việc bắt đầu bằng những suy nghĩ tiêu cực, hãy tập trung vào các cải tiến.. Thay vì tập trung vào những hậu quả xấu có thể xảy ra, hay tập trung vào vấn đề để tìm cách giải quyết.

Yêu cầu giúp đỡ.

Hãy gạt cái tôi của bạn sang một bên, và nhờ người khác giúp đỡ. Ngay cả khi bạn có thể tự mình giải quyết vấn đề, làm việc với những người khác có thể mang lại những ý tưởng mới mẻ và những giải pháp tốt hơn mà nếu làm một mình bạn sẽ không bao giờ tự mình nghĩ ra được.

Nhưng bạn nên tìm đến ai để được hỗ trợ? Bạn bè và gia đình là những nơi tuyệt vời để bắt đầu vì họ có thể hỗ trợ và khuyến khích bạn. Đồng nghiệp có thể đưa ra phản hồi sâu sắc. Bạn cũng có thể ủy thác một số công việc cho nhóm của mình, cũng có thể hỏi người cố vấn, huấn luyện viên hoặc những người mà bạn ngưỡng mộ về cách họ giải quyết trình trạng khó khăn tương tự và làm tham khảo cách của họ.

Hãy sử dụng đôi tay của bạn

Theo Detroit Lions và phi hành gia Leland Melvin, việc học bằng tay của chúng ta, giống như chơi với LEGO, có thể thúc đẩy bộ não của chúng ta giải quyết vấn đề khi còn nhỏ.

Melvin nói: “Khi chúng tôi để bọn trẻ tự do suy nghĩ và sáng tạo, điều đó thật sự có ý nghĩa và nó giúp chúng tự giải quyết một vấn đề, nó mang lại cho chúng suy nghĩ về cách chúng có thể trở thành người tạo ra sự thay đổi và cách chúng có thể trở thành nhà khoa học hay kỹ sư”.

Người lớn có thể cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của mình bằng cách chơi cờ vua Sudoku, hay khối Rubik. Bạn cũng có thể chơi cờ bàn với bạn bè hoặc gia đình. Tôi chơi King of Tokyo với con gái của mình để giúp cả hai chúng tôi có suy nghĩ logic và có chiến lược hơn.

Hãy dành thời gian để suy ngẫm và ăn mừng cho những thành tựu.

Đã bao giờ xe của bạn bị sa vào bùn lầy hay tuyết lở chưa? Nếu bạn tiếp tục nhấn ga, bạn sẽ chỉ bị lún sâu hơn. Điều này cũng tương tự khi bạn phải giải quyết một vấn đề nào đó.

Nếu bạn tiếp tục cố gắng, bạn sẽ kiệt sức. Thay vào đó, hãy tạm thời dừng lại để đầu óc tỉnh táo. Tập thể dục, thiền, đọc sách hoặc gọi điện cho bạn bè. Ý tưởng là làm điều gì đó mà bạn thích để bạn có thể thư giãn, sau đó quay lại vấn đề với một thái độ tích cực.

Ngoài ra, bạn hãy dành thời gian để tự thưởng cho thành tích của mình. Đó là một cách đơn giản để củng cố niềm tin rằng bạn có những yếu tố cần thiết để chiến thắng mọi tình huống khó khăn. Nó cũng mang lại cho bạn động lực, sự tự tin để giải quyết các vấn đề trực tiếp thay vì né tránh chúng.

Bất kể quy mô của vấn đề hiện tại là bao nhiêu, việc phát triển quy trình giải quyết vấn đề không chỉ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn ưu tiên thời gian của mình để bạn có thể quay lại những việc thực sự quan trọng.

Nguồn: GEM Global chuyển dịch từ www.inc.com