6 Cách xử lý chuột rút chân hiệu quả nhất hiện nay
Bạn đã biết cách xử lý chuột rút chân sao cho hiệu quả nhanh và dứt điểm hay chưa? Đây là 1 trong những vấn đề phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu xem làm sao để chữa chuột rút.
Khi chân bị chuột rút, các sợi cơ ở chân sẽ co thắt lại gây đau đớn. Mặc dù nó tự kết thúc sau 1 khoảng thời gian và không gây hại, nhưng nếu bạn đang lái xe… sẽ gây ra hậu quả rất lớn.
Chuột rút là gì
Chuột rút là hiện tượng khá thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do sự co thắt chặt cơ liên tục, ngoài ý muốn. Khi bị chuột rút bạn thường có cảm giác đau đớn, thậm chí là rất đau và không có khả năng cử động cơ đó nữa trong chốc lát. Nhiều người vẫn cứ nghĩ đây chỉ là hiện tượng thông thường nên ít quan tâm, tuy nhiên nó có khi sẽ ảnh hưởng đến tính mạng (xảy ra ở các phủ tạng như tim, não) nếu không biết phòng ngừa và xử lý phù hợp.
Nguyên nhân bị chuột rút
Hiện nay, vẫn chưa tìm thấy rõ cơ chế gây ra hiện tượng chuột rút, nhưng theo các nhà nghiên cứu, bạn có thể bị chuột rút với nguyên nhân có thể kể tới như:
- Vận động quá sức
Vào ban ngày nếu như bạn vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút.
- Do thiếu canxi, magiê và kali
Nguyên nhân này thường xảy ra ở người có thai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành (do không đủ chất), gây mất cân bằng chất điện giải.
- Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có tỉ lệ bị chuột rút, nguyên nhân là do tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải, sức nặng của thai nhi khiến tuần hoàn máu ở chân kém.
Bên cạnh đó, hooc môn của phụ nữ sẽ thay đổi trong thời kỳ mang thai và cần khá nhiều canxi, bổ sung không đủ dinh dưỡng sẽ đến đến hạ canxi trong máu. Các nguyên nhân này đều có thể khiến bạn bị chuột rút. Tuy nhiên, chuột rút ở phụ nữ trong khi mang thai có thể sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé.
- Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch
Nguyên nhân này thường xảy ra chủ yếu với những người lớn tuổi. Cách khắc phục là vừa bổ sung canxi, magie, kali vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn như vitamin.
- Sự hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp
Khi bạn quỳ lâu, đứng lâu sẽ gây ép lên các cơ bắp và mạch máu. Hoặc một tình trạng khác là khi ngủ bạn thường xuyên để cong chân, cơ bắp ở bắp chân khá ngắn, không được duỗi ra, duy trì tư thế này lâu, khi cử động nhẹ bạn sẽ bị chuột rút.
Phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn ép lên ngón chân cũng có thể xuất hiện tình trạng các ngón chân lần lượt bị chuột rút.
Không khởi động, khởi động không kỹ, không đủ trước khi tham gia hoạt động thể dục thể thao hoặc thực hiện các hoạt động dùng nhiều cơ bắp như bơi lội, chạy bộ, đá bóng.
- Mất nước, mất cân bằng chất điện giải
Phơi nắng lâu mà không kịp bổ sung nước hoặc đổ mồ hôi khi vận động, cơ thể bị mất quá nhiều nước và chất điện giải. Một tình trạng khác là do bình thường ít uống nước, cơ thể thiếu nước nên ban đêm sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, thường xuyên uống trà lợi tiểu, cà phê cũng sẽ khiến cơ thể thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải.
- Tâm trạng căng thẳng, lo lắng
Tâm trạng căng thẳng quá mức cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút, nó có thể khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.
- Dấu hiệu của một bệnh lý
Nếu thường xuyên bị chuột rút về đêm, cần phải đi khám chuyên khoa. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo của một loại bệnh lý mà rất ít người biết. Trong đó, có đến 70% các trường hợp xuất phát từ căn bệnh suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân.
Cơ chế hoạt động của căn bệnh này là sự tắc nghẽn dòng máu sâu bên trong tĩnh mạch khiến cho các chất chuyển hóa tích tụ dưới da, các cơ dễ dàng rơi vào trạng thái kích thích, sinh ra hiện tượng co cơ, chuột rút. Ngoài ra, suy tĩnh mạch cũng gây ra chứng phù nề chi dưới, được xếp vào nguyên nhân bị chuột rút khi đang ngủ.
Hướng dẫn chi tiết cách xử lý chuột rút ở chân sao cho hiệu quả nhanh nhất
1. Kéo căng chân
Hãy cố gắng kéo căng chân đang bị chuột rút bằng cách: Đứng thẳng, uốn cong chân ngay đầu gối và kéo chân ngược về phía bụng. Giữ mắt cá hoặc gót chân. Để cân bằng dựa vào tường hoặc ngồi trên ghế. Nếu bị chuột rút cơ bắp chân, hãy đứng bằng chân, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối và ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút. Giữ yên trong 20 – 30 giây.
2. Thư giãn
Đang bị chuột rút mà nói thư giãn có lẽ hơi khó khăn nhưng lại mang tới rất nhiều tác dụng. Nhiều người thương khá căng thẳng và cố gắng chống lại chuột rút; điều này khiến cho tình hình tồi tệ hơn.
3. Sử dụng nhiệt
Làm ấm là cách hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và đau. Sử dụng một túi nóng chườm vào vùng bị chuột rút hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu. Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút
4. Gập cong ngón chân
Đây là cách dễ nhất để xử lý chuột rút ở bàn chân và ngón chân. Nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Có thể rất đau. Nhưng sẽ nhanh chóng hết bị chuột rút.
5. Đi bằng gót chân
Nghe có vẻ như là iRace.vn đang đùa phải không nào? Không phải vậy đâu nhé. Cách này sẽ giúp máu huyết lưu thông, giải quyết tức thì đó.
6. Sử dụng Nước Uống Ngăn Ngừa Chuột Rút CrampFix
CrampFix ™ là một thực phẩm thể thao bổ sung bao gồm một công thức độc quyền giúp những người chơi thể thao thành tích cao đạt được mục tiêu thành tích của họ. Công thức thuần chay hoàn toàn tự nhiên có một sự pha trộn cụ thể của chất làm se và độ pH cung cấp sự giảm đau đáng tin cậy và nhanh chóng khỏi chuột rút cơ bắp bằng cách làm giảm mệt mỏi cơ bắp thần kinh.
CrampFix ™ hoàn hảo cho ba môn phối hợp, vận động viên marathon, vận động viên điền kinh siêu tốc, người sắt, người đi xe đạp kayak, bóng bầu dục, bóng rổ, bóng đá, khúc côn cầu, người tập tạ, người tập tạ, người lướt sóng, quần vợt, về cơ bản là bất kỳ ai bị chuột rút do tập luyện vất vả. CrampFix cũng có thể sử dụng cho công nhân ngoài trời, người làm vườn, người làm về xây dựng và những người bị chuột rút ban đêm.
Làm thế nào để ngăn chặn chứng chuột rút chân trong thời gian dài?
- Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc, tương đương 1,5 đến 2 lít nước.
- Tránh thiếu hụt vitamin. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, cam, đu đủ, xoài. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
- Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.
- Tránh stress, tâm trạng căng thẳng quá độ, vì nó có thể dẫn đến chuột rút, nó có thể khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.
- Sử dụng Nước Uống Ngăn Ngừa Chuột Rút CrampFix
Xem thêm: 8 Thời điểm uống nước tốt nhất cho sức khoẻ
Nguồn tổng hợp: iFitness.vn, Vinmec