6 cách trị ho dân gian đơn giản hiệu quả tại nhà | ĐỨC PHÁT

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với một chất kích thích. Đây cũng là một trong những cơ chế phản xạ thường gặp nhất sau hắt hơi. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, ho có thể dai dẳng, lâu ngày không khỏi dẫn đến mãn tính. Nhất là trong giai đoạn chuyển mùa và thời tiết cực đoan như hiện nay; mọi người bị ho càng nhiều. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin mách bạn một số cách trị ho dân gian đơn giản và hiệu quả tại nhà. 

Tham khảo thêm các bài viết 

Top 7 Cách giảm Stress hiệu quả nhất

Cách làm mứt gừng dẻo với đu đủ đơn giản mà thơm ngon

4 Cách làm bánh bao ngon nhất – Cách hấp bánh bao bằng nồi cơm điện

Ho là gì? Các nguyên nhân gây ho 

Ho là gì? 

Ho thường gặp nhưng ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hoặc của một số ít bệnh tim mạch. Ho sau một đợt cảm cúm thường không đáng ngại và không cần dùng thuốc giảm ho.

Tuy nhiên, các trường hợp ho khạc đờm kéo dài, ho ra máu là những dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng hơn như lao phổi, ung thư phổi, viêm phổi hoặc viêm phế quản mạn. Khi gặp một trong những triệu chứng nguy hiểm trên, cần phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Những triệu chứng đi kèm với ho 

Những triệu chứng đi kèm với ho 

Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Ho có thể là mạn tính hoặc cấp tính. Một số triệu chứng đi kèm với ho bao gồm:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Nhức mỏi cơ thể;
  • Viêm họng;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Đau đầu;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Sổ mũi;
  • Chảy nước mũi sau.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các nguyên nhân gây ho chủ yếu

Khi đường hô hấp bị kích thích, phản ứng tự nhiên của cơ thể là sẽ đẩy không khí ra với áp lực mạnh để quét sạch kích thích đó ra khỏi đường hô hấp, đây được gọi là ho. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây kích ứng phổi, chẳng hạn như:

  • Virus: virus gây nên cảm lạnh hoặc cúm là những nguyên nhân phổ biến nhất. Bằng cách ho, bạn sẽ loại bỏ bớt vi rút ra khỏi phổi của mình;
  • Dị ứng và hen suyễn: phổi sẽ cố gắng loại bỏ những chất gây kích ứng cơ thể bằng các cơn ho;
  • Chất kích thích: chẳng hạn như không khí lạnh, thuốc lá hoặc nước hoa nặng mùi cũng có thể dẫn đến ho;
  • Các nguyên nhân khác: như viêm phổi, chứng ngưng thở khi ngủ, trầm cảm hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra ho.

Một số cách ngăn ngừa ho thông dụng

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng ho nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Hãy nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn và nhờ đó chống lại virus hiệu quả hơn;
  • Uống nhiều nước;
  • Giảm bớt hoặc cố gắng bỏ hút thuốc lá;
  • Tránh những nơi ẩm thấp;
  • Bạn có thể sử dụng mật ong để làm giảm kích thích ở cổ họng, từ đó giảm ho.
  • Thảo dược rất hiệu quả trong việc điều trị ho. Ví dụ, để điều trị ho khan bạn có thể dùng lá húng chanh, trà cam thảo, gừng tươi hay nghệ tươi.

6 Cách trị ho dân gian đơn giản hiệu quả tại nhà

Sử dụng tỏi ngâm với mật ong

Sử dụng tỏi ngâm với mật ong

Chất allicin trong tỏi có khả năng kháng viêm, long đờm, giảm ho. Đồng thời mật ong lẫn tỏi đều có tính ấm nên khử tính hàn rất tốt. Tỏi và mật ong đều là các nguyên liệu dễ dàng tìm thấy trong căn bếp nhưng khi kết hợp chúng lại có công dụng trị ho rất hiệu quả.

Mật ong & Gừng 

Mật ong & Gừng 

Mật ong ngâm gừng là một bài thuốc dân gian đơn giản, dễ làm, nguyên liệu sẵn có mà không tốn nhiều thời gian. Trong khi gừng mang vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn và làm ấm cơ thể thì mật ong có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Vì vậy, mật ong gừng là một cách chữa ho tại nhà rất tốt mà bạn nên thử.

Chanh đào ngâm mật ong 

Chanh đào ngâm mật ong 

Đây là một trong những cách trị ho được sử dụng nhiều nhất. Chanh có chứa nhiều acid citric, vitamin A, đặc biệt vitamin C trong chanh có tác dụng kháng viêm, tiêu độc. Bên cạnh đó, phần vỏ chanh có chứa nhiều tinh dầu với nhiều công dụng như giảm ho, cảm cúm, viêm họng. Mật ong vừa có vị ngọt tự nhiên lại dồi dào chất chống oxy hoá nên kháng khuẩn rất tốt.

Chanh xả ngâm mật ong 

Theo Y học cổ truyền, cây sả có vị cay, tính ấm, chanh có tác dụng giải hàn, cảm cúm còn mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm viêm, trị ho, long đờm,… Sả chanh mật ong giúp thông thoáng cổ họng, tiêu diệt các loại vi khuẩn, cải thiện, các chứng to từ ho nhẹ đến ho khò khè, ho lâu ngày không dứt.

Lê hấp mật ong

Lê hấp mật ong

Trong Y học cổ truyền, quả lê có vị hơi chua, tính mát. Loại quả này có tác dụng rất lớn trong việc giảm ho, làm tiêu đờm, thanh nhiệt. Mật ong và lê là sự kết hợp hài hòa, tạo ra một hỗn hợp trị ho, giảm đau họng rất hiệu quả.                 

Quýt ngâm đường phèn 

Quả quýt có tính mát, vị chua ngọt, có công dụng kích thích tiêu hóa, trị ho và tiêu đờm. Do đó, dùng quả quýt để trị ho là một biện pháp hiệu quả lại vô cùng đơn giản, dễ làm tại nhà. 

Trên đây là một số mẹo dân gian chữa ho rất hiệu quả, đã được mọi người truyền tai nhau qua nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian chuẩn bị, có thể sử dụng các loại thuốc ho có bán trong các nhà thuốc. Một số loại thuốc ho an toàn, hiệu quả phải kể đến siro ho, kẹo ngậm ho,…

Đức Phát có thiết kế, phân phối các loại máy đóng gói dịch, chiết rót thuốc ho đảm bảo các tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0919 47 6666 của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn 24/7! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!