6 Bước trong quy trình quản lý sản xuất hiệu quả, cách ứng dụng

6 Bước trong quy trình quản lý sản xuất hiệu quả, cách ứng dụng

Quy trình quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được 3 mục tiêu chính của hoạt động sản xuất là năng suất, chất lượng, chi phí. Với sự thay đổi trong nhu cầu của thị trường, cách thức quản lý sản xuất cũng có những đổi mới nhất định. Một trong những xu hướng chủ đạo trong quy trình quản trị sản xuất doanh nghiệp hiện đại là ứng dụng các giải pháp công nghệ thông minh. 

Vì sao phải xây dựng quy trình quản lý sản xuất?

Việc xây dựng quy trình sản xuất tổng thể hướng đến các mục đích chính như sau:

  • Quản lý quá trình sản xuất từ khi nhập nguyên vật liệu đầu vào đến khi xuất sản phẩm khỏi kho.
  • Đảm bảo hoạt động sản xuất nhịp nhàng và không bị gián đoạn.
  • Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm.
  • Đảm bảo tồn kho.
  • Đảm bảo tiến độ sản xuất đáp ứng nhu cầu các đơn hàng.
  • Tính toán chính xác giá thành sản phẩm.
  • Phối hợp với các bộ phận để phát triển sản phẩm cũng như kích thích hoạt động tiêu thụ.
  • Nâng cao giá trị thương hiệu và tăng trưởng doanh thu.

6 Bước trong quy trình quản lý xưởng sản xuất trong doanh nghiệp

Để quản lý sản xuất doanh nghiệp một cách hiệu quả, người quản lý không những phải nắm chắc các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ mà cần phải có các kỹ năng quản trị cũng như một tầm nhìn rộng.

Thông thường, quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sẽ bao gồm những công việc chính sau đây:

1. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá triển vọng của thị trường

Những nghiên cứu về thị trường là công việc đầu tiên đối với doanh nghiệp khi muốn gia nhập vào một môi trường kinh doanh bất kỳ. Là một nhà quản lý tốt, bạn phải có được khả năng phân tích, dự đoán, xác định xu hướng cũng như nhận ra được những tiềm năng và thách thức của thị trường,… Đây là cơ sở để bạn xây dựng một quy trình quản lý xưởng sản xuất phù hợp.
 

Quy trình quản lý xưởng sản xuất

2. Xác định kế hoạch nguyên vật liệu

Việc xác định số lượng và phân bổ nguyên vật liệu kịp thời đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra trơn tru và đáp ứng đúng yêu cầu đã đề ra. Chính vì vậy, xây dựng định mức nguyên vật liệu là một trong những khía cạnh quan trọng trong quy trình quản lý sản xuất mà nhà quản trị nên tập trung nghiên cứu.

3. Quản lý từng công đoạn trong quy trình sản xuất

Người quản trị sản xuất tốt cần phải bảo quát được toàn bộ quy trình vận hành của hệ thống. Khi nắm được tình hình vận hành của từng công đoạn trong nhà máy, bạn sẽ dễ dàng trong việc phân bổ nguồn lực và điều phối công việc trong quá trình gia công sản phẩm. Nhờ đó sẽ đảm bảo việc thực hiện quy trình một cách nghiêm túc và tối ưu hóa hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.

4. Quản lý chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm chính là điều làm nên sức mạnh cho thương hiệu cũng như là một yếu tố đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất. Việc quản lý chất lượng phải được triển khai trong từng công đoạn của quy trình sản xuất. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm luôn có chất lượng tốt nhất, tuân theo thiết kế đã đề ra, tránh những sai sót về lỗi kỹ thuật gây ảnh hưởng đến khách hàng cũng như doanh nghiệp.

5. Định giá cho sản phẩm

Khi quyết định gia nhập thị trường thì doanh nghiệp chắc chắn đã có những hiểu biết nhất định về thị trường. Đây là cơ sở để tổ chức xác định cho mình một chiến lược giá phù hợp.

Bên cạnh đó, các chi phí khác về mức khấu hao máy móc, chi phí sản xuất,… cũng phải được tính toán trong việc xây dựng các chính sách giá cho sản phẩm.

Để quy trình quản lý sản xuất diễn ra hiệu quả, người quản lý phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, đảm bảo mức giá đó phù hợp với đối tượng khách hàng và mang lại lợi nhuận mục tiêu cho doanh nghiệp.

6. Quản lý sau quá trình sản xuất

Sau quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng, người quản lý vẫn phải quan tâm đến các phản hồi của người mua. Vì quá trình sản xuất đôi khi sẽ xuất hiện những lỗi phái sinh. Việc bảo hành đúng quy định, đưa ra các phản hồi kịp thời là yếu tố “ghi điểm” trong mắt khách hàng. Điều này không những cung cấp cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp mà còn giúp tổ chức cải tiến quy trình quản lý xưởng sản xuất một cách hiệu quả.

Ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất – Giải pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Mô hình sản xuất đã có những thay đổi đáng kể cả về nghiệp vụ và quy mô, do đó, nhiều doanh nghiệp đang đẩy nhanh việc ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất để nâng cao năng lực vận hành.

ERPViet với lợi thế là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực số hóa doanh nghiệp. Chúng tôi mang đến các giải pháp phần mềm quản lý sản xuất chuyên nghiệp với đầy đủ tính năng như thiết lập kế hoạch sản xuất, giám sát sản xuất, quản lý kho, quản lý chuỗi cung ứng, báo cáo dữ liệu sản xuất, quản lý chất lượng,… đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người dùng.

Liên hệ đơn vị tư vấn triển khai phần mềm quản lý sản xuất:

Từ khóa liên quan: quy trinh quan ly san xuat