6 bước cần chuẩn bị để xây dựng blog (hướng dẫn cực chi tiết)
Bước 1: Hiểu về viết blog và tiềm năng của công việc này
Bạn muốn xây dựng blog nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn muốn có định hướng tốt để xây dựng blog chuyên nghiệp, tránh “tiền mất, tật mang”? Bạn cần một hệ thống các bước cụ thể để biết mình cần làm gì, làm như thế nào? Vậy thì tất cả những hướng dẫn cực chi tiết để xây dựng blog của mình dưới đây sẽ giúp bạn.
Mục Lục
Bước 1: Hiểu về viết blog và tiềm năng của công việc này
Để không bị lúng túng khi xác định mục đích, mục tiêu cũng như cách viết blog, bạn cần hiểu blog là gì, tiềm năng của công việc này là như thế nào.
Để không bị lúng túng khi xác định mục đích, mục tiêu cũng như cách viết blog, bạn cần hiểu blog là gì, tiềm năng của công việc này là như thế nào.
Blog là gì?
Ngay cả khi bạn không biết blog là gì, thì trong suốt quá trình tìm kiếm thông tin trên internet, bạn chắc chắn đã từng đọc một blog nào đó. Để hiểu khái niệm cụ thể blog là gì, trước hết, hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành của blog.
Có nhiều tranh cãi về ngày ra đời, ở đây mình chỉ chọn ngày chính thức được lưu lại. Blog được tạo ra đầu tiên vào năm 1994, bởi Justin Hall của trường Swarthmore College với tên miền là Links.net.
Ở thời điểm đó, nó không được coi là một blog mà nó chỉ là một trang thông tin cá nhân.
Mãi đến năm 1997, thuật ngữ “weblog” mới được đặt ra bởi Jorn Barger, người có ảnh hưởng trên blog Robot Wisdom. Jorn Barger đã tạo ra thuật ngữ này để phản ánh quá trình ghi nhật ký web của anh ấy.
Năm 1999, thuật ngữ “Weblog” được rút ngắn thành “blog” bởi lập trình viên Peter Merholz.
Trong giai đoạn đầu, blog là một nhật ký cá nhân online mà mọi người có thể chia sẻ thông tin hoặc ý kiến của họ về nhiều chủ đề khác nhau. Thông tin được đăng theo trình tự thời gian, vì vậy bài đăng mới nhất sẽ xuất hiện đầu tiên.
Tuy nhiên, dưới sự phát triển của công nghệ và hành vi người dùng,
blog không chỉ là một trang nhật ký trực tuyến mà nó còn được coi là một website thông tin được cập nhật thường xuyên và có thể sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc đáp ứng nhu cầu kinh doanh
.
Chẳng hạn, mình tạo ra blog Chuyện của Trà để ghi lại hành trình viết lách và phát triển bản thân. Bên cạnh việc chia sẻ về trải nghiệm bản thân, mình cũng chia sẻ về các mẹo, kinh nghiệm viết và nhờ đó, mình có thể tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụ viết lách tại đây.
Tóm lại: Blog là một website thông tin được cập nhật thường xuyên và có thể sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc đáp ứng nhu cầu kinh doanh
.
Blog khác gì với website?
Website là một tập hợp các trang thông tin có chứa nội dung dạng văn bản, chữ số, âm thanh, hình ảnh, video, v.v… được lưu trữ trên máy chủ (web server) và có thể truy cập thông qua Internet. Yếu tố tĩnh sẽ là yếu tố của một website, nó thường không có sự thay đổi đều đặn hầu như giữ nguyên một bố cục.
Từ định nghĩa có thể thấy, tất cả các blog đều là trang web nhưng không phải tất cả các trang web đều là blog. Bởi vì, blog thì luôn hoạt động, thay đổi liên tục mỗi khi có một bài viết mới được đăng tải.
Blog có thể là một website riêng hoặc là một phần của một website lớn hơn.
Ban đầu blog chỉ dành cho mục đích cá nhân, thế nhưng, sức hút của nó đã khiến các doanh nghiệp nhận ra và tập trung khai thác tiềm năng của blog.
Hầu hết các công ty hiện nay đang sử dụng blog để giữ cho khách hàng của họ cập nhật các sự kiện và cập nhật sản phẩm, như một phần của chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và để thu hút người dùng bằng những câu chuyện thú vị. Chẳng hạn như:
Bách hóa xanh
,
Thế giới di động
,…
Nói đơn giản thì nếu bạn đang có một cửa hàng online và bạn viết blog trên cửa hàng của mình để có được lưu lượng truy cập tìm kiếm thì đó là một website. Nếu bạn có một trang web mà tất cả những gì bạn làm trên đó là viết bài để nhận được lưu lượng truy cập tìm kiếm và chuyển đổi nó thành doanh số bán hàng thì đó là một blog.
Blogger là ai?
Blogger là người vận hành và kiểm soát một blog. Người chia sẻ trải nghiệm, kinh nghiệm và kiến thức của mình về các chủ đề khác nhau cho đối tượng mục tiêu, cả ở khía cạnh cá nhân hay kinh doanh. Chẳng hạn như blogger viết về ẩm thực, blogger viết về du lịch, blogger viết về tài chính, blogger viết về trải nghiệm cá nhân.
Một vài người xem đó là nghề tay trái, một số người thì xây dựng nó thành sự nghiệp và cũng có rất nhiều người coi blog như một nơi để ghi lại sở thích của họ.
Có rất nhiều người trở nên nổi tiếng từ blog nhưng cũng có rất nhiều người hoàn toàn không cập nhật các thông tin cá nhân trên blog. Không sao cả, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu của blogger. Cụ thể thì mục tiêu ấy là gì chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp nhé.
Blogging là gì?
Khi bạn đã có một blog, thì việc bạn chia sẻ những kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm trên blog và vận hành nó chính là blogging. Như vậy, thì kỹ năng bạn cần có không chỉ là viết mà nó còn kèm theo rất nhiều thứ như: lập kế hoạch, SEO, tối ưu hình ảnh, video…
Công việc này có thể mất khá nhiều thời gian và công sức nhưng nó thực sự thú vị. Và tuyệt vời hơn là nó giúp bạn không ngừng phát triển bản thân và kiếm tiền (thậm chí rất nhiều tiền). Cụ thể thì làm sao để kiếm tiền mình sẽ chia sẻ kỹ hơn trong các bài sau nhé.
Còn bây giờ chúng ta sẽ đến phần quan trọng mà rất nhiều bạn thắc mắc là:
Viết blog có còn tiềm năng trong năm 2021?
Tính đến năm 2021, có hơn 570 triệu blog trên internet, dựa trên các hoạt động được báo cáo bởi WordPress, Tumblr, Blogger, Wix, Squarespace và Medium (và con số này đang không ngừng tăng lên).
Bất chấp những thay đổi liên tục, viết blog vẫn là một trong những công cụ tốt nhất (và tiết kiệm chi phí nhất) để xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng, thúc đẩy sự tương tác và bán hàng. Theo Yourblogworks.com: viết blog thường xuyên giúp các công ty tăng 126% khách hàng tiềm năng, 80% blogger thấy kết quả kinh doanh tích cực từ nỗ lực viết blog.
Điều này cho thấy, viết blog vẫn công việc cực kỳ tiềm năng để bạn phát triển.
Tạo blog này là một trong những quyết định đúng đắn nhất của mình. Blog này chính là nơi mình truyền cảm hứng, xây dựng thương hiệu cá nhân, gia tăng thu nhập và từng bước xây kế hoạch tự do tài chính. Quan trọng hơn, đây cũng là cách mình chia sẻ kiến thức và gia tăng giá trị cho cuộc sống.
Với mình, hơn cả việc kiếm tiền, viết blog có thể đem đến cho bạn các giá trị sau:
-
Rèn luyện khả năng viết lách
-
Học những kỹ năng mới
-
Làm CV/Portfolio trở nên nổi bật
-
Xây dựng thương hiệu cá nhân
-
Gia tăng thu nhập online
-
Đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân
-
Cung cấp cho mọi người một cách dễ dàng để liên hệ với bạn
-
Gia tăng cơ hội xuất hiện trước khách hàng tiềm năng
-
Xây dựng lòng tin của khách hàng
Bạn thấy đấy, cho dù viết blog có thể không giúp bạn có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng, thì hơn hết nó vẫn giúp bạn không ngừng cải thiện, phát triển bản thân. Và chắc chắn khi bạn phát triển thì không chỉ tiền mà cuộc sống của bạn cũng thay đổi theo.
Bước 2: Xác định mục đích viết blog
Tại sao bạn muốn bắt đầu một blog?
Bạn thấy đấy, cho dù viết blog có thể không giúp bạn có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng, thì hơn hết nó vẫn giúp bạn không ngừng cải thiện, phát triển bản thân. Và chắc chắn khi bạn phát triển thì không chỉ tiền mà cuộc sống của bạn cũng thay đổi theo.
Mình nên lập blog miễn phí hay có phí? Mình nên chọn tên miền như thế nào? Viết blog mà không đưa hình ảnh bản thân lên có được không? Nếu bạn đau đầu với những câu hỏi này trước khi lập blog thì lý do chính là:
bạn chưa xác định được mục đích viết blog của mình là gì.
Có một điểm chung của các siêu anh hùng và blog thành công! Đó là cả hai đều phải có một nguồn gốc câu chuyện thuyết phục. Để có thể phát triển lâu dài với blog, trước khi bắt đầu, bạn phải tìm ra động cơ thực sự đằng sau, tìm kiếm nhiều lý do cho mình hơn chỉ là “em thích”.
Hãy đặt ra cho mình câu hỏi là: Vì sao bạn muốn bắt đầu một blog?
Và ghi tất cả các câu trả lời ấy vào cuốn sổ hay máy tính. Gạch đầu dòng từng lý do cụ thể.
Để kiếm tiền? Để bày tỏ suy nghĩ và ý kiến? Để quảng bá thương hiệu/sản phẩm và bán hàng? Để xây dựng thương hiệu cá nhân? Để ghi lại nhật ký cá nhân? Để tạo kết nối tốt hơn với khách hàng hoặc fan? Để thỏa mãn khả năng sáng tạo? Hoặc là sự kết hợp của nhiều lý do trên.
Dù là bất cứ lý do gì, hãy ghi hết chúng ra. Và nếu bạn muốn có hiệu quả thì bạn phải ghi ra những gì chân thật nhất của bản thân bạn.
Nếu lý do lớn nhất của bạn là làm blog để kiếm tiền mà bạn lại ghi rằng làm blog để chia sẻ kiến thức, lan tỏa giá trị vậy thì nó không phản ánh đúng bản chất. Tất nhiên, làm blog để chia sẻ kiến thức, lan tỏa là mục đích tốt nhưng lý do đó chưa thực sự mạnh mẽ bằng lý do: làm blog để kiếm tiền.
Đối với bản thân mình, mình viết blog để:
-
Ghi lại những câu chuyện cuộc sống sau khi bỏ phố về quê
- Thỏa mãn niềm yêu thích khi có được 1 blog. Mình đã xem rất nhiều trang blog của các blogger nổi tiếng và mơ ước tạo nên 1 blog của riêng mình. Bởi vậy, thà mình bắt đầu từ bây giờ còn hơn là cứ chờ đợi và chờ đợi, để rồi sau này già đi và nuối tiếc.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân với nghề viết.
- Kiếm tiền thụ động
- Tìm kiếm khách hàng viết
Và đó là những lý do của mình, đó cũng chính là những động lực để mình luôn nhìn vào và nỗ lực phát triển blog mỗi ngày.
Chỉ cần bạn viết ra được lý do lập blog của bạn là gì, cho dù đó là niềm vui, tiền, kinh doanh hay sự nổi tiếng đều không sao cả. Miễn là bạn có lý do. Mỗi ngày hãy nhìn vào đó để phấn đấu. Mỗi khi thấy nản chí và muốn bỏ cuộc hãy mở những lý do này ra, bạn sẽ thấy mình được tiếp thêm động lực để tiếp tục con đường mình mong muốn.
Và bạn biết không, việc xác định lý do bạn viết blog cũng sẽ quyết định hướng đi và cách thức bạn thể hiện blog.
Nếu bạn muốn xây dựng blog chỉ để ghi lại những câu chuyện cuộc sống, chữa lành hay tâm sự thì bạn hoàn toàn có thể lập 1 blog miễn phí (trên các trang như wordpress, blogger, wix…).
Nếu bạn muốn xây dựng blog làm portfolio phục vụ cho công việc hoặc ghi lại những dự án sáng tạo của mình thì bạn nên mua tên miền là tên riêng của bạn + hosting để thể hiện sự chuyên nghiệp. Trang blog này nội dung thường cố định nên bạn hoàn toàn có thể chọn hosting gói thấp để tiết kiệm chi phí.
Nếu bạn muốn kiếm tiền từ blog, xây dựng thương hiệu cá nhân thì chắc chắn là bạn nên mua tên miền (cá nhân/chủ đề) + hosting riêng và tốt nhất là gói hosting chất lượng cao một chút.
Vì sao ư? Mình sẽ bật mí chi tiết trong bước chọn tên miền và hosting nha.
Còn bây giờ là lúc bạn dành thời gian để trả lời câu hỏi quan trọng nhất trước khi lập blog này.
Đừng quên, comment lý do dưới đây để chúng ta có thêm động lực và cùng góp ý cho nhau nhé!
Bước 3: Chọn chủ đề + thị trường ngách
Bạn đã tìm ra lý do để bắt đầu một blog. Nhưng… bạn không chắc nên viết về cái gì? Chủ đề được mọi người quan tâm nhất hiện nay là gì? Chủ đề nào kiếm tiền tốt nhất? Liệu ý tưởng của mình có hiệu quả hay không? Nếu bạn đang gật đầu, bạn chắc chắn không đơn độc. Bởi vì hầu hết các blogger khi bắt đầu cũng trải qua cảm giác này.
Chọn một chủ đề tiềm năng cho blog là một trong những phần khó nhất. Thậm chí, có rất nhiều blogger vẫn đang loay hoay với chủ đề blog của mình khi đã hoạt động được 3 – 6 tháng. Là do không xác định được mục tiêu, sở thích hay thị trường?
Bất kể lý do của bạn là gì, thì bài viết này sẽ giúp bạn có thể tìm ra câu trả lời để phát triển, gắn bó và thậm chí có thể kiếm tiền ngay từ những ngày đầu.
Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Chủ đề blog là gì?
Chủ đề blog là nội dung bạn chia sẻ xuyên suốt trên blog của mình.
Đó có thể là sức khỏe, dinh dưỡng, viết lách, ẩm thực, tài chính… hay bất cứ chủ đề gì.
Nếu bạn viết blog để giải trí, tâm sự, nhật ký cá nhân, bạn hoàn toàn có thể viết về bất cứ chủ đề gì trên blog.
Vì trên hết, mục đích viết blog là dành cho bạn, vậy nên hãy cứ viết theo những gì bạn muốn.
Tuy nhiên,
nếu bạn viết blog để kiếm tiền, xây dựng thương hiệu cá nhân, tìm kiếm khách hàng thì bạn cần tập trung vào thị trường ngách (niche blog)
. Bởi vì sao?
Bởi vì lúc này, mục đích của blog không chỉ dành cho bạn mà phần lớn là dành cho độc giả của bạn. Và họ có thể không quan tâm đến tất cả các chủ đề mà bạn viết. Vì vậy, trừ khi bạn có thể biến mình thành chủ đề của blog (người nổi tiếng, youtuber…), còn không thì rất khó để xây dựng độc giả trung thành theo cách đó.
Thay vào đó, nếu bạn gắn bó với một chủ đề, bạn có thể đảm bảo rằng những người quan tâm đến một bài đăng của bạn cũng có cơ hội cao quan tâm đến các bài đăng khác. Nhờ vậy, bạn có thể giữ chân họ ở lại blog lâu hơn, biến họ thành độc giả trung thành và dẫn tới các hành động cụ thể.
Ví dụ: thay vì chọn chủ đề dinh dưỡng khá rộng, bạn có thể lựa chọn chủ đề chi tiết hơn là: dinh dưỡng cho mẹ bầu, dinh dưỡng cho người bị tiểu đường, dinh dưỡng cho trẻ em…
Vậy chọn thị trường ngách cho blog như thế nào?
Theo các blogger nổi tiếng trên thế giới, một thị trường ngách tốt là sự kết hợp của 3 yếu tố:
- Đam mê:
đó là chủ đề bạn yêu thích
- Phổ biến:
chủ đề được nhiều người quan tâm
- Khả năng sinh lời:
độc giả sẵn sàng trả tiền cho những thứ liên quan đến thị trường ngách
Làm sao để chọn một thị trường ngách đảm bảo cả 3 tiêu chí. Hãy bắt đầu làm theo các bước sau:
Bước 1: Liệt kê ra những chủ đề bạn yêu thích
Bạn phải xác định rằng, những năm tháng tiếp theo mình sẽ gắn bó với blog này. Nếu bạn không chọn chủ đề blog mình thực sự yêu thích, bạn sẽ nhanh chóng bỏ cuộc vì chán nản.
Do đó, bước đầu tiên là hãy viết ra danh sách sở thích, đam mê, kinh nghiệm, học vấn và kỹ năng của bạn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đúng vậy, thay vì tập trung vào khả năng kiếm tiền thì bắt đầu blog từ thứ mà bạn yêu thích sẽ dễ dàng hơn. Bạn không cần phải là một chuyên gia về chủ đề này. Nó chỉ (phải) là một chủ đề khiến bạn hứng thú khi nói về nó.
Bước 2: Xem mức độ phổ biến
Bước tiếp theo là dựa vào danh sách các chủ đề đã được liệt kê, hãy xem chủ đề nào có một thị trường đủ lớn. Để có thể tạo ra lượng truy cập tốt và tạo ra thu nhập cho bạn. Hãy làm một nghiên cứu thị trường nhỏ. Đây là cách bạn có thể bắt đầu.
Sử dụng công cụ Google Trends, nhập chủ đề bạn muốn. Sau đó đọc báo cáo xem chủ đề này có được quan tâm không và có bao nhiêu người đang tìm kiếm nó.
Nếu bạn muốn biết mức độ phổ biến của chủ đề này so với chủ đề khác, bạn có thể sử dụng nút So sánh để đánh giá. Chi tiết như thế nào thì bạn có thể xem video hướng dẫn bên trên nhé!
Sau đó, hãy lựa chọn ra khoảng 2 – 3 chủ đề (hoặc hơn) bạn thấy có mức độ phổ biến tốt để tiếp tục chuyển sang bước 3.
Bước 3: Phân tích chủ đề chi tiết
Sau khi đã tìm được chủ đề tiềm năng, bạn cần nghiên cứu xem mọi người đang viết về chủ đề ấy như thế nào. Hãy search chủ đề ấy trên AdWords Keyword Planner và xem có bao nhiêu kết quả tìm kiếm xuất hiện.
Ví dụ dụ như:
– Chủ đề “phát triển bản thân” có mức độ cạnh tranh Thấp chỉ từ 1K – 10K lượt tìm kiếm trung bình mỗi tháng. Rất tiềm năng để bạn có thể chọn chủ đề blog này để bắt đầu.
– Còn chủ đề “ẩm thực”, bạn sẽ nhận được rất nhiều gợi ý như: ẩm thực Hàn Quốc, ẩm thực Trung Quốc, ẩm thực Sapa, ẩm thực miền bắc… Rất nhiều những từ khóa được giới thiệu đến cho bạn.
Nếu chịu khó tìm tòi, bạn sẽ nhận thấy rằng có rất nhiều từ khóa cạnh tranh thấp mà có tiềm năng phát triển lớn. Kết hợp với sở thích + kiến thức của bạn, bạn sẽ tìm được thị trường ngách tuyệt vời để phát triển blog của mình.
Không có quy tắc cố định nào ở đây – nhưng theo mình, bạn nên tìm kiếm các chủ đề có vài nghìn lượt tìm kiếm trung bình mỗi tháng và có mức độ cạnh vừa hoặc thấp.
Bước 4: Hãy xem liệu chủ đề này có thể kiếm tiền hay không
Nếu bạn làm tốt 3 bước trên, bây giờ bạn đã có được thị trường ngách của mình rồi. Bây giờ, đã đến lúc tìm hiểu xem liệu bạn có thể thực sự kiếm tiền thị trường ngách này hay không.
Cách làm rất đơn giản: hãy tìm kiếm những blog liên quan đến thị trường ngách của bạn và xem họ đang kiếm tiền như thế nào.
Họ đang:
-
Hiển thị quảng cáo trên trang blog?
-
Làm viết về sản phẩm nào đó và có liên kết đến nơi mọi người có thể mua hàng?
-
Họ bán sản phẩm của riêng họ?
Sau đó, hãy bắt đầu kiểm tra:
-
Mức độ phổ biến của các sản phẩm liên quan đến thị trường ngách trên các sàn thương mại điện tử lớn để nắm được nhu cầu độc giả.
-
Kiểm tra các chương trình liên kết phổ biến.
-
Nghĩ xem có cách nào tạo ra sản phẩm của riêng bạn từ thị trường ngách này hay không? Đó có thể là khóa học, quần áo, thẻ hội viên, đồ ăn,…
Nếu thị trường ngách nào cho bạn nhiều cách để kiếm tiền thì đây có thể là một thị trường ngách tuyệt vời.
Bước 5: Bắt đầu và tối ưu
Đôi khi số lượng nghiên cứu không đủ để cho bạn câu trả lời nên chọn thị trường ngách nào. Thì hãy để thực tế cho bạn một kết quả xác định. Bạn hãy thử viết 30 bài liên tục về từng chủ đề cụ thể và xem xem chủ đề nào khiến bạn có nhiều ý tưởng và kiên trì nhất.
Đôi khi cách duy nhất để thực sự biết chọn chủ đề blog có tiềm năng hay không là: hãy viết về nó. Không chỉ giúp bạn xác định chủ đề cụ thể mà nó còn giúp bạn có được lượng bài viết rất lớn để đăng lên khi blog hoàn thành và bắt đầu quảng bá nó nay.
Cuối cùng, mình chỉ muốn nhắn nhủ với bạn rằng, không có một hướng dẫn nào cụ thể và hoàn hảo cả. Chỉ có quá trình không ngừng nghiên cứu, làm việc và tối ưu mới giúp bạn biết được chủ đề nào là phù hợp với mình nhất.
Vậy thì, thay vì cứ suy nghĩ và đọc tài liệu, hãy bắt tay vào thực hành, làm việc. “Sai thì sửa mà chửa thì đẻ”. Không có cái gọi là thất bại nếu bạn thực sự bắt đầu.
Nào tới lúc thực hành rồi đó!
Bước 4: Chọn nền tảng viết blog
Sau khi đã tìm được lý do để bắt đầu blog, chọn được chủ đề và thị trường ngách thì bây giờ là lúc bạn sẽ bắt tay vào xây dựng blog. Điều đầu tiên (và quan trọng nhất) là chọn nơi viết blog ở đâu.
Không phải tất cả các nền tảng viết blog đều như hoạt động như nhau, vì vậy, tùy thuộc vào mục đích, bạn cần chọn một nền tảng đáp ứng tất cả các tính năng mình cần. Bạn chưa biết bắt đầu từ đâu? Tin vui là mình đã nghiên cứu và phân tích để bạn biết được nền tảng nào là tốt nhất cho mình.
Tại phần này bạn sẽ nắm được:
- Nền tảng viết blog là gì?
- Chọn nền tảng viết blog miễn phí hay có phí?
- 5 nền tảng viết blog phổ biến hiện nay
- Nền tảng viết blog nào tốt nhất?
Nào hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nền tảng viết blog là gì?
Nền tảng blog là một phần mềm hoặc dịch vụ được sử dụng để quản lý và xuất bản nội dung trên internet dưới dạng blog. Ưu điểm của việc sử dụng nền tảng blog là nó giúp việc hoạt động, chỉnh sửa, tối ưu SEO trên blog được dễ dàng thực hiện.
Chọn nền tảng viết blog miễn phí hay có phí?
Khía cạnh đầu tiên và quan trọng nhất của việc chọn nền tảng viết blog là
mục đích xây dựng blog
của bạn.
Nếu
mục đích xây dựng blog
là để dành cho bạn. Bạn muốn viết blog để giải trí, tâm sự, nhật ký cá nhân thì bạn nên chọn nền tảng miễn phí.
Nếu
mục đích xây dựng blog
là để kiếm tiền, tạo ra thu nhập thụ động, xây dựng thương hiệu cá nhân thì bạn nên chọn một nền tảng blog trả phí.
Về cơ bản thì 2 nền tảng này đều đảm bảo cho bạn có công cụ soạn thảo mặc định, quản lý bình luận dễ dàng. Tuy nhiên nền tảng miễn phí thì độ tùy biến cá nhân bị hạn chế. Trong khi với nền tảng trả phí thì bạn có thể chỉnh sửa và mở rộng theo ý của mình, do không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp.
5 nền tảng viết blog phổ biến hiện nay
Dựa trên độ phổ biến, tính năng và mức độ sử dụng, mình đã tổng hợp các nền tảng viết blog phổ biến hiện nay đó là: WordPress, Blogger, Wix, Tumblr, Medium. Trong đó,
WordPress, Blogger là phổ biến nhất ở Việt Nam.
Mời các bạn xem chi tiết tại:
Nếu bạn theo dõi blog của mình thường xuyên thì chắc hẳn bạn cũng biết mình dùng nền tảng WordPress cho blog này .Đây là một trong những nền tảng blog phổ biến nhất, chiếm đến hơn
35% số website trên Internet hiện nay
.
Lý do khiến WordPress được yêu thích như vậy là dễ sử dụng và độ tùy biến, mở rộng cao. Hầu hết các nhà cung cấp blog, đều cho phép bạn cài đặt WordPress site với vài thao tác đơn giản. Bạn có thể sử dụng nó để tạo ra từ blog cá nhân, website doanh nghiệp nhỏ đến các website thương hiệu lớn, tạp chí/trang thông tin nổi tiếng thế giới như Forbes.
Với WordPress, bạn có thể chọn nền tảng miễn phí hoặc có phí:
Miễn phí – WordPress.com
Trả phí – WordPress.org
Ưu điểm
-
Không mất phí.
-
Đơn giản để sử dụng; không yêu cầu kiến thức về code hoặc thiết kế.
-
Hàng trăm chủ đề để lựa chọn.
-
Thân thiện với người dùng, có đầy đủ các tùy chọn kiểm soát và tùy chỉnh.
-
Truy cập vào hơn 1.500 chủ đề miễn phí và 20.000 plugin miễn phí.
-
Các tùy chọn thân thiện với công cụ tìm kiếm
Nhược điểm
-
Hạn chế tùy chỉnh của blog như giao diện, plugin và các chức năng khác.
-
Trông kém chuyên nghiệp hơn.
-
WordPress có thể tạm ngưng trang web của bạn bất kỳ lúc nào nếu vi phạm chính sách về nội dung.
-
Tên miền sẽ đi kèm với đuôi “.wordpress” hoặc có thể
sử dụng tên miền mua của bên thứ 3
.
-
Tốn chi phí
mua tên miền và hosting của bên thứ 3
.
-
Có thể bị tấn công bởi các mối đe dọa bảo mật khi không có kiến thức về quản trị web hoặc hosting.
Tùy thuộc vào ngân sách, bạn có thể bắt đầu viết blog chuyên nghiệp với kế hoạch cơ bản từ nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress như Bluehost . Hiện tại Bluehost đang có ưu đãi giảm giá 60% đối với dịch vụ lưu trữ web và tên miền MIỄN PHÍ. Chỉ khoảng 2,75 $/tháng là bạn đã có thể bắt đầu một blog của riêng mình. Đừng quên mình cũng có một ưu đãi quà tặng lên tới 17+ triệu đồng khi đăng ký đấy. Xem ngay!
Đây là nền tảng blog miễn phí và dễ sử dụng đến từ Google. Nó phù hợp cho những bạn muốn viết blog như sở thích hoặc muốn xây dựng thương hiệu cá nhân nhưng không muốn đầu tư bất kỳ chi phí nào.
Bạn sẽ có quyền truy cập vào các công cụ của Google như AdSense, Analytics, v.v. Tuy nhiên, độ phức tạp và sự đa dạng thì có lẽ không thể so được với WordPress.org.
Ưu điểm:
-
Hoàn toàn miễn phí và dễ sử dụng.
-
Có thể đặt quảng cáo AdSense.
-
Có thể truy cập vào mã HTML, do đó có nhiều tùy chọn tùy chỉnh hơn.
-
Hỗ trợ SEO
Nhược điểm:
-
Ít chủ đề và không gian lưu trữ hơn WordPress.com.
-
Blog phụ thuộc hoàn toàn vào các dịch vụ hiện tại của Blogger.
-
Tên miền sẽ có đuôi “.blogspot.com”. Nếu bạn muốn có tên miền riêng thì có thể
sử dụng tên miền mua của bên thứ 3
.
-
Tại Việt Nam cộng đồng Blogger không còn mạnh như trước vì đa phần họ đã chuyển sang sử dụng các nền tảng khác.
-
Đôi khi nền tảng này bị chặn không thể truy cập tại Việt Nam do vi phạm về nội dung.
Đây là một nền tảng mà bất kỳ ai cũng có thể tạo blog tuyệt đẹp của riêng mình mà không cần biết code. Wix sử dụng giao diện trực quan và có các yếu tố được dựng sẵn hay các khối, để bạn chỉ việc kéo, thả và sắp xếp chúng thành một trang web. Wix có nền tảng miễn phí và trả phí.
Ưu điểm:
-
Có thể tùy chỉnh blog của mình bằng cách sử dụng hàng chục mẫu và ứng dụng của bên thứ ba.
-
Thiết lập nhanh chóng và dễ dàng.
-
Băng thông không giới hạn.
-
Tích hợp quảng cáo.
-
Dễ sử dụng.
Nhược điểm:
- Gói miễn phí
bị giới hạn nhiều tính năng quan trọng, hiển thị quảng cáo thường xuyên, tên miền sẽ có đuôi “.wixsite.com”.
- Gói trả phí
sẽ được sử dụng tên miền riêng và những tính năng nâng cấp. Gói thấp nhất là 4,5 USD/tháng và bạn không thể xóa logo WIX trên blog. Còn muốn loại bỏ hoàn toàn logo này và làm blog theo ý riêng, mức phí sẽ là 8,5 USD/tháng và lên đến 24,50 USD/tháng.
-
Các ứng dụng miễn phí của bên thứ ba bị giới hạn. Đây lại là con số khá nhỏ so với số lượng plugin trên WordPress.
-
Các tính năng thương mại điện tử bị giới hạn trong các gói trả phí. và ngay cả những tính năng đó cũng bị hạn chế.
-
Các tùy chọn tùy chỉnh hạn chế.
Là một nền tảng blog mới và đơn giản được tạo nên bởi nhà đồng sáng lập Twitter là Evan Williams và Biz Stone. Nó chú trọng vào nội dung hơn là tùy chỉnh về giao diện. Đây là trang blog MIỄN PHÍ phổ biến nhất cho các blogger, nhà báo và chuyên gia. Nó cho phép bạn tạo một tài khoản và sau đó xuất bản bài viết một cách dễ dàng.
Nền tảng này hoạt động như một trang mạng xã hội. Khi đăng ký, bạn sẽ nhận được URL hồ sơ như medium.com/@yourname. Tất cả các bài viết của bạn được lưu trong trang này, nhưng bạn không thể sử dụng tên miền tùy chỉnh.
Ưu điểm:
-
Dễ dàng đăng ký bằng các tài khoản mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google…)
-
Giao diện vô cùng đơn giản
-
Tập trung vào trải nghiệm đọc nên dễ nhìn
-
Bạn có thể có được một lượng khán giả tốt ngay từ đầu vì nó có một mạng lưới độc giả lớn.
Nhược điểm:
-
Ít tuỳ biến, không can thiệp được vào code
-
Không thể sử dụng tên miền tùy chỉnh
-
Không thay đổi được giao diện
-
Không thể thêm quảng cáo và kiếm tiền
-
Không được sở hữu blog, nếu bạn mất tài khoản, bạn sẽ mất tất cả người theo dõi.
Được xem như nền tảng lai đầu tiên giữa blog và mạng xã hội. Nền tảng viết blog này cho phép đăng lại các bài viết, follow, chia sẻ… Được ưa chuộng nhiều ở nước ngoài, nhưng cộng đồng ở Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh. Do đó, nó không thực sự phù hợp với các bạn muốn viết blog chuyên nghiệp.
Ưu điểm:
-
Tumblr là miễn phí và rất dễ sử dụng.
-
Khoảng 1.000 chủ đề để lựa chọn.
-
Quyền truy cập HTML và CSS để tùy chỉnh.\
-
Nó tích hợp các phương tiện truyền thông xã hội.
Nhược điểm:
-
Việc sao lưu blog từ các nền tảng khác rất khó.
-
Có rất nhiều tùy chọn plugin hạn chế.
-
Rất khó để kiếm tiền.
Nền tảng viết blog nào tốt nhất?
Với mình đó là WordPress.org.
Đây là nền tảng phổ biến nhất được các blogger sử dụng. Vì nó là mã nguồn mở, miễn phí dễ sử dụng và cung cấp nhiều tính năng linh hoạt để bạn tối ưu SEO, thêm các plugin khác nhau mà bạn có thể sử dụng để kiếm tiền.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm được nền tảng viết blog phù hợp để phát triển hiệu quả. Bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác không? Hãy để lại bình luận ở bên dưới cho mình biết nhé!
Bước 5: Chọn tên miền + hosting
Bước 6: Chọn theme
Nào tới lúc thực hành rồi đó!Mời các bạn xem chi tiết tại:
Thủy Trà
Bạn yêu thích bài viết này? Hãy fanpage Chuyện của Trà. Mọi hình thức đăng tải lại (quá 25% bài viết) mà trích dẫn nguồn không rõ ràng (không để tên blog, tác giả, và không kèm link gốc) vì mục đích thương mại là không được phép, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.
3/5 – (2 bình chọn)
Bạn yêu thích bài viết này? Hãy ủng hộ cho Chuyện của Trà để mình có thể tiếp tục đem đến các bài viết chất lượng hơn một cách MIỄN PHÍ. Hãy tôn trọng cây viết và tác giả. Bạn có thể chia sẻ bài viết bằng cách nhấn nút “chia sẻ” trên blog , trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.