6 biện pháp tại nhà có thể giúp giảm đau dạ dày
Đau dạ dày là một tình trạng rất phổ biến. Trước khi tìm đến thuốc, có thể cân nhắc một số biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn mà không cần dùng thuốc.
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây đau dạ dày ở người lớn và trẻ em, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến sau:
–Do khí: Khi khí di chuyển qua đường tiêu hóa, có thể làm căng dạ dày và ruột, gây ra những cơn đau nhói kèm theo đầy hơi và chuột rút.
–Táo bón: Cơn đau do táo bón thường do khí tích tụ hoặc do phân cứng di chuyển chậm qua ruột kết (ruột già).
-Dị ứng thực phẩm: Những dị ứng này do kháng thể immunoglobulin E (IgE) gây ra, có thể gây ra phản ứng viêm trong đường tiêu hóa, dẫn đến chuột rút, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
-Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc từ vi khuẩn như E. coli và Salmonella có thể gây buồn nôn, đau dạ dày, chuột rút và nôn…
-Viêm dạ dày: Đây là tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân như rượu, dùng thuốc (qsspirin) đến nhiễm vi khuẩn H.Pylori, stress…
-Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay còn được gọi là trào ngược axit. Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản (ống dẫn thức ăn), gây ra cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng cũng như đau dạ dày và trào ngược.
-Khó tiêu: Nguyên nhân thường do ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, ăn thức ăn béo hoặc cay, uống quá nhiều caffein hoặc rượu, hút thuốc, lo lắng hoặc dùng một số loại thuốc (như thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau).
-Hội chứng ruột kích thích (IBS): Tình trạng chưa được hiểu rõ này gây viêm nhiễm trong đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, chuột rút, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
-Đau bụng kinh: Một trong những hormone được giải phóng trong kỳ kinh là prostaglandin gây bong tróc niêm mạc tử cung. Nồng độ prostaglandin trong máu cao có thể gây buồn nôn, nôn, chuột rút và tiêu chảy.
-Loét dạ dày tá tràng: Đây là vết loét hở ở dạ dày và/hoặc tá tràng gây đau, khó tiêu, buồn nôn, nôn và đầy hơi.
-Cúm dạ dày (còn được gọi là viêm dạ dày ruột do virus): Cúm dạ dày phổ biến do virus Rota gây ra (ở trẻ em) và Norovirus gây ra ở người lớn.
Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày.
Mục Lục
2.Các biện pháp khắc phục tại nhà
2.1 Gừng
Gừng được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị chứng đau dạ dày, buồn nôn và nôn.
Gừng có sẵn ở dạng chiết xuất, cồn thuốc, viên ngậm, thực phẩm bổ sung và trà, nhưng cũng có thể được sử dụng ở dạng thô để giảm các triệu chứng tiêu hóa.
Có thể dùng gừng sống thái lát để pha trà gừng hoặc ngậm, nhai lát gừng tươi đã gọt vỏ để giúp giảm buồn nôn.
Mặc dù thường được coi là an toàn, nhưng gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và dễ bị bầm tím nếu bạn dùng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) như warfarin. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như ợ nóng hoặc tiêu chảy, nhưng thường nhẹ
Trà hoa cúc là một loại đồ uống có nguồn gốc từ hoa cúc thảo mộc, có thể hữu ích để điều trị chứng đau dạ dày.
Hoa cúc có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm bớt các tình trạng như viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và IBS… (các tình trạng này được đặc trưng bởi tình trạng viêm).
Hoa cúc cũng chứa các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật như polyphenol, có tác dụng thư giãn hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng kinh và nôn…
Bạc hà chứa các hợp chất hoạt tính menthol và methyl salicylate, cả hai đều có tác dụng chống co thắt giúp làm dịu cơn đau dạ dày và chuột rút.
Dầu bạc hà pha loãng trong nước đôi khi được sử dụng để điều trị chứng đau dạ dày do IBS, cúm dạ dày và dị ứng thực phẩm, nhưng trà bạc hà làm từ thảo mộc khô hoặc tươi cũng có tác dụng tương tự.
Bạc hà cũng giúp dịch tiêu hóa (như dịch mật), di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, cho phép thức ăn phân hủy nhanh hơn. Điều này sẽ rất hữu ích cho các triệu chứng đau dạ dày đi kèm táo bón ở những người hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C).
Gừng là vị thuốc giảm giảm đau dạ dày
Chườm ấm bằng một chai nước nóng hoặc một miếng đệm sưởi ấm, giúp thư giãn các cơ dạ dày, giảm co thắt… và làm dịu cơn đau dạ dày. Đây cũng là phương pháp điều trị phổ biến cho những người bị chuột rút kinh nguyệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể làm dịu cơn đau và khó chịu vùng chậu ở nhiệt độ từ 40 độ C đến 45 độ C.
Miếng đệm sưởi ấm cũng hữu ích cho những người bị IBS bằng cách giảm bớt chuột rút và co thắt.
Nếu không có đệm sưởi, chỉ cần tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự.
2.5 Chế độ ăn kiêng BRAT
Chế độ ăn kiêng BRAT là một kế hoạch thực phẩm trị liệu dựa trên bốn loại thực phẩm tạo nên từ viết tắt “BRAT”, cụ thể là:
-
Chuối (
Banana)
-
Cơm (R
ice)
-
Sốt táo (
Apple)
-
Bánh mì nướng (
Toast)
Những thực phẩm ít gây căng thẳng cho đường tiêu hóa mà còn có tác dụng liên kết, giúp làm giảm tình trạng phân lỏng hoặc có nước. Chế độ ăn uống BRAT đôi khi được khuyến nghị để làm giảm các triệu chứng của bệnh cúm dạ dày, ngộ độc thực phẩm và Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D). Chế độ ăn BRAT cũng đặc biệt hữu ích trong điều trị viêm dạ dày ruột ở trẻ em.
Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng này chỉ nhằm mục đích là một giải pháp ngắn hạn và không phải là cách ăn uống thông thường. Nếu thực hiện chế độ ăn BRAT trong một thời gian dài hơn, có nguy cơ bị thiếu một số chất dinh dưỡng và calo.
2.6 Giấm táo
Có một số bằng chứng cho thấy giấm táo có thể giúp giảm đau dạ dày liên quan đến viêm dạ dày mãn tính. Giấm táo cũng chứa men vi sinh có thể giúp bình thường hóa môi trường vi khuẩn trong dạ dày và giảm đầy hơi, đau dạ dày và trào ngược do nhiễm vi khuẩn H. pylori.
Lưu ý, giấm táo cần được pha loãng với nước để tránh làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và làm cho các triệu chứng của GERD và loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn.
3.Khi nào cần đi khám?
Nếu cơn đau bụng đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, cần phải đi khám ngay lập tức:
-
Buồn nôn và nôn trong vài ngày.
-
Phân có máu.
- Khó thở.
-
Đau bụng đáng kể (đặc biệt khi chạm vào).
-
Cơn đau kéo dài trong vài ngày (và trở nên tồi tệ hơn).
-
Dấu hiệu mất nước (chóng mặt, giảm lượng nước tiểu).
Các triệu chứng trên có thể báo hiệu các tình trạng bệnh tật nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc y tế.
Mời độc giả xem thêm video:
Hậu covid- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng