6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm chi tiết (công thức + ví dụ)
Giải quyết bài toán chi phí luôn là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp. Muốn tối ưu lợi nhuận, doanh nghiệp cần có phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Cùng 1Office tìm hiểu về 6 công thức tính giá thành sản phẩm và cách thức áp dụng thực tế trong bài viết dưới đây.
1. Giá thành sản phẩm là gì?
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao mòn về lao động sống, lao động vật hóa tính cho một đại lượng, kết quả, sản phẩm hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là kết quả của việc tích lũy chi phí, bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm các nguyên vật liệu và các bộ phận thiết yếu để cấu thành nên thành phẩm cuối cùng.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Những chi phí chung phục vụ cho việc sản xuất (VD khấu hao máy móc thiết bị, chi phí thuê nhà xưởng, lương nhân viên quản lý,…)
2. Các bước tính giá thành sản phẩm chi tiết
Dưới đây là quy trình các bước tính giá thành sản phẩm chuẩn xác được sử dụng trong doanh nghiệp:
Chú thích:
(1) Tập hợp chi phí sản xuất gồm: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, chi phí dở dang cuối kỳ)
(2) Sản lượng để phân bổ được tính theo công thức: Qđk + Qsx = Qht + Qck
(3) Lựa chọn phương pháp tính giá thành
(4) Lập bảng tính giá thành sản phẩm
3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
3.1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn (trực tiếp)
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp tính giá thành sản phẩm trực tiếp thường được áp dụng cho các DN thuộc loại hình sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn. Đặc điểm của các DN này là chu kỳ sản xuất ngắn.
- Lĩnh vực áp dụng: Các nhà máy sản xuất điện, nước, khí nén, than,…
- Đối tượng được áp dụng để tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
-
Công thức tính giá thành sản phẩm giản đơn
-
Áp dụng thực tế
Giả định: Một doanh nghiệp sản xuất có các khoản mục chi phí kế toán tập hợp được trong T8/2022 như sau: (đơn vị 1.000 VNĐ)
Biết rằng trong T8/2022, doanh nghiệp hoàn thành nhập kho được 5.000 sản phẩm, sản phẩm dở dang là 1.290 sản phẩm.
Với số liệu trên, ta có thể tính giá thành cho các sản phẩm hoàn thành trong T8/2022 theo phương pháp giản đơn như sau:
*SLSPHT: Số lượng sản phẩm hoàn thành = 5.000
Xem thêm: Quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng và các vấn đề thường gặp phải
3.2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
- Điều kiện áp dụng: Tính giá thành theo phương pháp hệ số được áp dụng trong các DN sử dụng cùng một lượng nguyên vật liệu và nhân công, thu được cùng lúc nhiều loại sản phẩm. Phương pháp này không tách biệt chi phí cho từng loại sản phẩm mà tập hợp chung trong cả quá trình sản xuất.
- Đối tượng được áp dụng để tính giá thành: từng loại sản phẩm trong nhóm.
-
Công thức
Bước 1. Tính tổng giá thành sản xuất của các loại SP
Bước 2.
-
- Quy đổi sản lượng thực tế các loại sản phẩm về sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn dựa vào hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại.
-
- Tính Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn bằng cách cộng tất cả số sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại.
Bước 3. Tính giá thành đơn vị của SP tiêu chuẩn theo công thức
Bước 4. Tính giá thành đơn vị của từng loại SP theo công thức
Bước 5. Tính tổng giá thành của từng loại SP
-
Áp dụng thực tế
Giả định: Doanh nghiệp sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất cho ra nhiều loại thành phẩm khác nhau. Trong T8/2022, DN nhập kho thành phẩm hoàn thành với số lượng như sau:
Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí và số liệu kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang trong bảng sau:
Để tính giá thành sản phẩm sản xuất theo phương pháp hệ số, ta thực hiện theo các bước trong công thức như sau
- Chọn sản phẩm tiêu chuẩn và xây dựng hệ số quy đổi
Giả sử doanh nghiệp chọn Thành phẩm A là sản phẩm tiêu chuẩn với hệ số quy đổi là 1 và xây dựng hệ số quy đổi theo giá bán. Vậy ta có:
-
- Hệ số quy đổi Thành phẩm A = 1
- Hệ số quy đổi Thành phẩm B = 250.000 / 200.000 = 1,25
- Hệ số quy đổi Thành phẩm C = 300.000 / 200.000 VNĐ = 1,5.
- Tính giá thành:
- Tính Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = 165.000 + 1.815.000 – 330.000 = 1.650.000 VNĐ.
- Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn như sau
- Tính giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn – Thành phẩm A = 1.650.000 : 11.750 = 140,42553 VNĐ
Ta có bảng tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm như sau:
3.3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ
- Điều kiện áp dụng: Những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm thường là những doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm sử dụng cùng 1 loại nguyên liệu nhưng có quy cách, phẩm chất khác nhau và không thể sử dụng hệ số để quy đổi các loại sản phẩm này.
- Lĩnh vực áp dụng: Các doanh nghiệp sản xuất như dệt may, sản xuất giày dép, sản xuất ống nước có quy cách khác nhau,…
- Đối tượng được áp dụng để tính giá thành: Từng quy cách sản phẩm trong nhóm.
-
Công thức tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ:
Bước 1. Lựa chọn tiêu thức để phân bổ giá thành. Tiêu thức này có thể là giá thành kế hoạch, hoặc giá thành định mức,…
-
- Giá thành kế hoạch là được tính toán dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước quy trình sản xuất.
Bước 2. Tính tổng giá thành thực tế cho nhóm SP đã hoàn thành trong kỳ theo công thức:
Bước 3. Tính tỷ lệ giá thành chung cho nhóm SP theo tiêu thức phân bổ đã lựa chọn:
*Tổng tiêu thức phân bổ là tổng giá thành kế hoạch hoặc tổng giá thành định mức của nhóm sản phẩm đã lựa chọn theo tiêu thức.
Bước 4. Tính giá thành thực tế cho từng quy cách SP
-
Áp dụng thực tế
Giả định: Doanh nghiệp sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên liệu để sản xuất loại sản phẩm A có 2 kích cỡ khác nhau A1 và A2. Doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân bổ giá thành là giá thành kế hoạch với thông tin như sau:
Biết rằng trong T8/2022, doanh nghiệp hoàn thành nhập kho được 2.000 sản phẩm A1 và 1.500 sản phẩm A2.
Các khoản mục chi phí kế toán tập hợp được trong T8/2022 như sau: (đơn vị 1.000 VNĐ)
Để tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ, ta thực hiện theo các bước theo công thức như sau
Bước 1. Lựa chọn tiêu thức phân bổ giá thành: giá thành kế hoạch
Bước 2. Tính tổng giá thành thực tế cho loại sản phẩm A đã hoàn thành trong kỳ
Số lượng sản phẩm A hoàn thành trong tháng là: 2.000 + 1.500 = 3.500 SP
Bước 3.
- Trước hết, tính tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế:
- Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm SP A:
Bước 4. Tính giá thành thực tế cho từng loại SP A1 và A2
- Sản phẩm A1
- Sản phẩm A2
3.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Điều kiện sử dụng: Phương pháp tính giá thành đơn vị sản phẩm theo đơn đặt hàng được sử dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Lĩnh vực áp dụng: Các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc theo đơn đặt hàng như sản xuất bàn ghế văn phòng cho 1 công ty, sản xuất đồ nội thất,…
- Đối tượng được áp dụng để tính giá thành: Nếu quy trình sản xuất đơn chiếc: từng đơn đặt hàng. Nếu quy trình sản xuất hàng loạt (nhiều đơn đặt hàng): phân bổ chi phí chung cho từng đơn hàng cụ thể.
-
Công thức
-
Áp dụng thực tế
Giả định: Doanh nghiệp sản xuất trong T8/2022 nhận 2 đơn đặt hàng là A và B. Các khoản mục chi phí trong tháng kế toán tập hợp được như sau
Đến cuối T8/2022, đơn hàng A nhập kho 100 sản phẩm hoàn thành, đơn hàng B chưa hoàn thành.
Doanh nghiệp cần tính giá thành cho đơn hàng hoàn thành (A) và giá trị SP dở dang cho đơn hàng chưa hoàn thành (B).
Để tính giá thành, ta thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên cần phân bổ chi phí chung cho mỗi đơn hàng:
- Chi phí chung phân bổ cho đơn hàng A = (28.000.000 / 70.000.000) x 30.000.000 = 12.000.000
- Chi phí chung phân bổ cho đơn hàng B = (28.000.000 / 70.000.000) x 40.000.000 = 16.000.000
- Tổng giá thành đơn hàng A = 30.000.000 + 10.000.000 + 12.000.000 = 52.000.000
- Giá thành đơn vị sản phẩm của đơn hàng A = 52.000.000 / 100 SP = 520.000/SP
- Giá trị sản phẩm dở dang của đơn hàng B = 40.000.000 + 15.000.000 + 16.000.000 = 71.000.000
3.5. Tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Điều kiện sử dụng: Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ được áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng một quy trình sản xuất bên cạnh việc thu được đầu ra là sản phẩm chính còn có cả sản phẩm phụ.
- Lĩnh vực áp dụng: Các doanh nghiệp chế biến mì ăn liền, bia, rượu, đường,…
- Đối tượng được áp dụng để tính giá thành là Sản phẩm chính
-
Công thức
Bước 1. Xác định chi phí sản phẩm phụ và tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ so với sản phẩm chính:
Bước 2. Tính giá thành SP chính:
-
Áp dụng thực tế
Giả định: Doanh nghiệp sản xuất đường trong T8/2022 có các khoản mục chi phí kế toán tập hợp được như sau
Đến cuối T8/2022, doanh nghiệp sản xuất nhập kho 400 tấn đường sản phẩm, đồng thời thu được 10 và thu được 10 tấn rỉ mật với giá thành là 200/tấn.
Từ các số liệu trên, ta tính được giá thành như sau:
- Chi phí sản xuất SP phụ = 10 x 200 = 2.000
- Chi phí sản xuất thực tế = 20.000 + (160.000 + 30.000 + 20.000) – 30.000 = 200.000
- Tỷ trọng chi phí sản xuất SP phụ = (2.000 / 200.000) * 100% = 1%
- Giá thành sản phẩm chính:
3.6. Tính giá thành theo phương pháp liên hợp
- Điều kiện sử dụng: Những doanh nghiệp sử dụng phương pháp liên hợp thường là những doanh nghiệp có tích chất quy trình công nghệ và sản phẩm đặc biệt, đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau khi tính giá thành.
- Lĩnh vực áp dụng: Các doanh nghiệp may mặc, đóng giày, sản xuất hóa chất, dệt kim
-
Công thức
Phương pháp liên hợp là sự kết hợp giữa các phương pháp được trình bày ở trên tùy theo các dữ kiện và tình huống thực tế, ví dụ kết hợp phương pháp hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
4. Quản lý theo dõi và tính giá thành sản phẩm chính xác với 1Office
1Office là một trong những phần mềm tiên phong cho chuyển đổi số trong quản lý bán hàng của doanh nghiệp tại Việt Nam. Phần mềm CRM đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp trong việc quản lý thu chi đồng bộ và thống nhất, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình xử lý công việc.
Những chức năng chính của phần mềm CRM 1Office:
- Cập nhật các báo giá đến khách hàng một cách liên tục.
- Tạo tự động các báo giá mới dựa trên báo giá cũ đễ gửi đến khách hàng.
- Lọc theo trạng thái tình trạng báo giá để đưa ra phương án chăm sóc phù hợp.
- Giao diện quản lý bái giá sản phẩm chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng.
- Người dùng có thể soạn hợp đồng báo giá sản phẩm ngay trên phần mềm với những mẫu báo giá chuyên nghiệp.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho những thông tin cơ bản về các phương pháp tính giá thành và cách vận dụng vào thực tế của doanh nghiệp, giúp quản trị tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đồng thời đưa ra giải pháp quản lý tài chính với 1Office giúp nhà quản trị giải quyết triệt để bài toán quản lý dòng tiền, thu chi một cách hiệu quả.
Nhận tư vấn miễn phí
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage 1Office: https://www.facebook.com/1officevn
- Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/1OfficeNềntảngquảnlýtổngthểDoanhNghiệp