5 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

Một doanh nghiệp có thể tập trung vào nhiều các chiến lược cạnh tranh, tuy nhiên để theo đuổi đến cùng và đạt được kết quả như mong muốn thì luôn đòi hỏi sự tâm huyết trong nghiên cứu, đánh giá và thực hiện triển khai theo đúng hướng của toàn doanh nghiệp. Nếu không có sự quyết tâm ngay từ đầu, rất có thể doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phân tán, thất bại trong mục tiêu hoàn thành các chiến lược đã đề ra. Hãy cùng tìm hiểu 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một chiến lược cạnh tranh trong bài viết sau đây.

1. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ

Tính chất và mức độ cạnh tranh được quyết định phần lớn là bởi đối thủ cạnh tranh trong ngành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có sản phẩm, dịch vụ tốt hơn chắc chắn sẽ giành giật được lợi thế cao hơn, đồng thời phát triển thị phần hiện có với mức lợi nhuận cao nhất.

Một số những hình thức hay công cụ cạnh tranh phổ biến mà các đối thủ trong ngành hay sử dụng như: cạnh tranh giá cả, chất lượng sản phẩm. Thực tế cũng chỉ ra rằng, các đối thủ trong cùng một ngành luôn sử dụng những công cụ cạnh tranh tổng hợp, đó là sự kết hợp giữa cạnh tranh về giá cả, ưu điểm riêng khác biệt của sản phẩm, chiến lược bán hàng và tiếp cận khách hàng…

Thời điểm suy thoái, bão hòa hay những rào cản kinh tế là giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các đối thủ. Hơn thế nữa sự cạnh tranh mạnh mẽ còn tồn tại giữa các đối thủ bằng vai phải lứa, cùng có những chiến lược kinh doanh nổi trội, đa dạng. Nắm bắt chính xác thời điểm nhạy cảm và lên kế hoạch thu thập tất cả các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp có thể bảo vệ khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời lấy đó là cơ sở xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2. Nguy cơ đe doạ nhập ngành từ đối thủ

Hiểu rõ những đối thủ của mình đang làm gì, có điểm mạnh như thế nào luôn mang một ý nghĩa quan trọng cho chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những đối thủ mạnh hơn, có khả năng chiếm lĩnh thị phần và mở rộng sản xuất. Những đối thủ lớn này chính là nguyên nhân lớn cho doanh nghiệp phải vạch ra những kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thị trường cạnh tranh luôn trong tình trạng khốc liệt và thường xuyên thay đổi.

Để chiến lược cạnh tranh không rơi vào “bế tắc”, giúp doanh nghiệp hạn chế dduwwojc sự đe dọa của các đối thủ, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến nhiệm vụ nâng cao các hàng rào bảo vệ hợp pháp, tập trung đặc biệt vào phát triển công nghệ phục vụ cho haotj động sản xuất, kinh doanh.

Xu hướng hội nhật kinh tế thế giới hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuyên quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế và công nghệ lớn mạnh đang trở thành đối thủ cực lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là những doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn hẹp và ít có cơ hội cạnh tranh.

3. Khả năng thương lượng hay ép giá của người mua

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ thực sự có ý nghĩa khi sản phẩm, dịch được khách hàng tiêu thụ và có lãi. Do đó, sự hài lòng, niềm tin của khách hàng khi sử dụng sản phẩm là điều vô cùng giá trị với doanh nghiệp. Và để có được sự tín nhiệm từ khách hàng, doanh nghiệp cần làm thật tốt quy trình nghiên cứu đối tượng khách hàng, thỏa mãn được nhu cầu và thói quen của họ khi tiêu dùng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Một thực tế khách quan chỉ ra rằng, người mua luôn có xu hướng muốn trả giá thấp hơn so với giá mà doanh nghiệp đưa ra, nhiều khi dẫn tới tình trạng ép giá, gây áp lực lớn đối với doanh nghiệp. Nếu vừa đảm bảo hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt, giá thành rẻ thì ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế cho nên, để hạn chế bớt sức ép về giá cả, thương lượng của khách hàng, doanh nghiệp nên phân loại khách hàng của mình tùy theo mức độ nhu cầu và thị hiếu của họ. Đây cũng là cơ sở nhằm định hướng cho các chiến lược kinh doanh, marketing, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo.

>> Tổng hợp các giải pháp nhân sự cho nhà quản lý

>> Chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp

4. Khả năng thương lượng hay ép giá của người cung ứng

Nhà cung cấp hay những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản phẩm, dịch vụ luôn muốn thu về nhiều lợi nhuận cho mình, điều này kéo theo việc họ có thể quyết định tăng giá hay giảm chất lượng nguyên liệu mà doanh nghiệp đặt mua và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mặt khác, doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng ứng phó với sự cạnh tranh từ ngay trong chính nội bộ của mình: từ lực lượng lao động, những nhân sự có năng lực và trình độ cao luôn mong muốn được nhận nhiều quyền lợi trong tổ chức. Thách thức cho doanh nghiệp đó chính là chính sách nào giúp thu hút và giữa chân những nhân sự giỏi, những người là tiền đề quan trọng cho sự phát triển, thành công của doanh nghiệp.

5. Sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế

Để sản phẩm, dịch vụ luôn được tối ưu về chất lượng, đem tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất có thể khi sử dụng,…doanh nghiệp cần có những sự đổi mới và tải tiến. Điều này có thể giúp cho doanh nghiệp chiếm ưu thế về chất lượng trên thị trường, tuy nhiên vẫn có những sự đe dọa nhất định từ các sản phẩm thay thế đó là giá thành phải cao hơn. Vì vậy, biện pháp để hạn chế điều này đó là doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để giảm thiểu giá thành và đồng thời tăng cường những đặc tính nổi trội, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng quan tâm.