5 tiêu chí phân biệt khu công nghiệp – cụm công nghiệp có thể bạn quan tâm
06.10.2022
42003
bientap
Khu công nghiệp – cụm công nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế nước ta, không chỉ sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng mà còn tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Bài viết chia sẻ sau đây, Vieclamnhamay.vn sẽ cùng bạn làm rõ thuật ngữ Khu công nghiệp là gì – Cụm công nghiệp là gì và những vấn đề liên quan cần biết.
► Khu công nghiệp là gì?
– Định nghĩa về khu công nghiệp
Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp – hoạt động bên trong khu vực có ranh giới địa lý xác định.
– Đặc điểm nổi bật của khu công nghiệp
+ Không có dân cư sinh sống
+ Chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp (logistics, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng…)
+ Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất…
+ Mỗi khu công nghiệp đều có Ban quản lý riêng
• Ban quản lý khu công nghiệp là đơn vị có tư cách pháp nhân
• Có tài khoản và con dấu in hình quốc huy
• Được ngân sách nhà nước cấp kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp…
– Các loại hình khu công nghiệp
Loại hình
Đặc điểm
Khu công nghiệp hỗ trợ
+ Chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho quy trình sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
(Sản xuất nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện điện tử, bán thành phẩm…)
Khu công nghiệp sinh thái (khu công nghiệp)
+ Nơi tập trung các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch, sử dụng hiệu quả tài nguyên – có sự liên kết trong sản xuất, cùng thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp.
Khu chế xuất
+ Là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu hay cung ứng dịch vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu
– Việt Nam hiện có bao nhiêu khu công nghiệp?
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối tháng 3/2020, nước ta có 335 khu công nghiệp được thành lập, trong đó có 260 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt 75,7%.
► Cụm công nghiệp là gì?
– Định nghĩa cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chuyên sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hay cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất.
– Các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư trong cụm công nghiệp
• Chế biến nông – lâm – thủy sản
• Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp, sửa chữa máy móc – thiết bị phục vụ nông nghiệp
• Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ
• Cơ sở sản xuất triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường…
– Quyền của doanh nghiệp hoạt động bên trong cụm công nghiệp
• Quyền sử dụng đất, gia hạn quyền sử dụng đất, cho thuê lại hoặc chuyển nhượng
• Góp vốn xây dựng – kinh doanh cơ sở hạ tầng
• Được hỗ trợ – tạo điều kiện tuyển dụng, đào tạo lao động phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh…
► Phân biệt khu công nghiệp và cụm công nghiệp
Tiêu chí
Khu công nghiệp
Cụm công nghiệp
Diện tích
→ Không có quy định cụ thể về diện tích tối đa hay tối thiểu của khu công nghiệp.
→ Các KCN hoàn toàn có thể được mở rộng khi đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch phát triển đã được phê duyệt.
→ Diện tích tối đa là 75 ha
→ Diện tích tối thiểu là 10 ha
Với cụm công nghiệp thuộc các huyện miền núi hay cụm công nghiệp làng nghề thì diện tích tối thiểu không dưới 5 ha.
Doanh nghiệp hoạt động
→ Chủ yếu là các doanh nghiệp lớn – phục vụ sản xuất công nghiệp
→ Tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu
Chức năng
→ Sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp
→ Không có các hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp
→ Chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản
→ Sản xuất sản phẩm – phụ tùng cho máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp
Điều kiện thành lập
→ Quy hoạch xây dựng KCN được Chính phủ phê quyệt
→ Có hệ thống cơ chế, chính sách toàn diện
→ Có cơ sở hạ tầng đồng bộ
→ Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải được nhà nước phê duyệt
→ Có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng
→ Có khả năng lấp đầy 30% doanh nghiệp sau 1 năm thành lập
Đối với doanh nghiệp chế xuất
→ Doanh nghiệp chế xuất được phép thành lập và hoạt động bên trong khu công nghiệp
→ Không được phép hoạt động bên trong cụm công nghiệp
Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu được cụ thể khu công nghiệp là gì – cụm công nghiệp là gì và cách phân biệt 2 mô hình tổ chức công nghiệp này.
Ms. Công nhân