5 Phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu mà mọi người tiêu dùng đều quan tâm. Vậy làm thế nào để quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc ấy cho doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm từ lâu luôn đóng vai trò quan trọng trong tất cả các sản phẩm ở các mọi lĩnh vực. Bên cạnh mẫu mã, hình thức bên ngoài chất lượng mới chính là yếu tố bền vững giúp doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng. Vậy nên hãy nhớ rằng việc quản lý chất lượng sản phẩm luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Mục Lục
Quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp là gì?
Chất lượng sản phẩm chính là mức độ phù hợp của nó với những yêu cầu và mục đích của người sử dụng. Và một sản phẩm có chất lượng tốt là khi nó thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy cách đã được pháp luật cũng như doanh nghiệp đặt ra trước đó.
Quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp chính là doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ các quy trình nhằm định hướng và kiểm soát thật tốt các sản phẩm. Những quy trình đó bao gồm việc: hoạch định chất lượng, xác định mục tiêu chất lượng, quá trình kiểm soát chất lượng và quá trình cải tiến chất lượng.
Trong kinh doanh, chất lượng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định danh sản phẩm trên thị trường.
Đọc thêm: Phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất 2022
Tại sao phải quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp?
Dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì việc quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chất lượng chính là yếu tố cần thiết giúp mỗi một doanh nghiệp có thể quản lý tốt các hoạt động sản xuất.
Việc quản lý chất lượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có thể:
– Nâng cao năng lực cạnh tranh: Việc quản lý chất lượng tốt thì sẽ giúp giảm số lượng hàng bị lỗi, hàng không đạt chuẩn phải sản xuất lại. Điều này sẽ giúp chi phí đầu tư cho nhân công, nguyên vật liệu, nhà xưởng sẽ giảm. Như vậy sản phẩm bán ra có chất lượng cao mà giá thành thấp hơn. Chắc chắn sản phẩm như vậy về lâu dài sẽ tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
– Đáp ứng linh hoạt yêu cầu của xã hội: Ngày nay trên thị trường các loại mặt hàng ngày càng dạng, tính cạnh tranh khốc liệt. Việc nâng cao chất lượng hàng hoá, phù hợp với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín, khẳng định được thương hiệu.
– Có trách nhiệm với xã hội: Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả các nguyên vật liệu cũng như nguồn nhân lực vốn có của xã hội. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo được rằng hoạt động sản xuất sẽ không gây lãng phí cũng như hậu quả xấu với môi trường, kinh tế hay xã hội.
– Đem lại lợi ích thiết thực với quốc gia: Nếu một sản phẩm chất lượng khẳng định được vị trí của mình trên thương trường trong nước cũng như quốc tế. Khi ấy hình ảnh đất nước Việt Nam trở nên tốt đẹp hơn, rõ ràng doanh nghiệp khi ấy cũng sẽ từng bước giúp chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
Các nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp
Nguyên tắc 1: Tiếp nhận định hướng chất lượng của khách hàng
Việc tiếp nhận định hướng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu hơn về những nhu cầu hiện tại của khách hàng và thu hút họ. Từ đó từng bước chiếm lĩnh thị trường.
Do đó chất lượng sản phẩm phải đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng hiện tại và không ngừng đổi mới về công nghệ để có thể vượt xa những mong đợi của họ. Dựa trên những góp ý này nhà sản xuất có thể giảm sai sót trong chế phẩm và hoàn thiện sản phẩm hơn.
Nguyên tắc 2: Đề cao vai trò của lãnh đạo của doanh nghiệp
Để quá trình quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp được đảm bảo thì không thể thiếu đi cam kết triệt để của ban lãnh đạo. Lãnh đạo là người chịu trách nhiệm trong quá trình đồng bộ giữa mục đích hoạt động và đường lối doanh nghiệp. Ban lãnh đạo có thể xây dựng các chiến lược liên quan tới đảm bảo, nâng cao chiến lược sản phẩm để từ đó có thể khuyến khích sự tham gia của nhân viên. Chất lượng sản phẩm sẽ được đồng bộ, đạt được hiệu quả cao nhất.
Nguyên tắc 3: Hướng tới sự đoàn kết trong doanh nghiệp
Nhân tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Việc mọi nhân viên tham gia đóng góp sức mình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp sẽ giúp sức mạnh nội lực của tổ chức được nâng cao.
Mọi chức vụ từ thấp đến cao đều có vai trò quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. Bởi vậy nên ban lãnh đạo cần tạo cơ hội cho mỗi nhân viên học hỏi cũng như không ngừng sáng tạo, bồi dưỡng chuyên môn để hoàn thành tốt công việc vị trí của chính mình.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
Nguyên tắc 4: Quá trình đồng nhất trong kiểm định
Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp cần được thực hiện theo một quá trình cụ thể. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tốt chính là thành quả của nhiều những quy trình với những tiêu chuẩn cụ thể, kiểm soát chặt chẽ phối kết hợp lại với nhau.
Nguyên tắc 5: Không ngừng cải tiến
Rõ ràng chất lượng sẽ được định hướng bởi khách hàng. Bởi vậy trong quá trình tiến hành sản xuất doanh nghiệp cần phải hiểu được rằng nhu cầu của khách hàng sẽ luôn biến đổi với yêu cầu ngày càng cao. Chính vì thế việc không ngừng cải tiến chính là phương pháp giúp tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Việc cải tiến cần phải được tiến hành cẩn trọng từng bước nhỏ, kỹ lưỡng hoặc có thể mạo hiểm nhảy vọt nhưng cần bám chặt vào mục tiêu hoạt động ban đầu.
Nguyên tắc 6: Quan hệ hợp tác cùng có lợi
Rõ ràng các mối quan hệ hợp tác là vô cùng cần thiết trong doanh nghiệp. Cùng tạo ra giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh..
Như vậy thông qua mạng lưới các mối quan hệ nội bộ hay bên ngoài tổ chức như từ khách hàng hay các nhà cung ứng,… doanh nghiệp có thể xác định chiến lược phát triển để từ đó có thể từng bước xâm nhập thị trường, đưa ra chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm cụ thể.
Tham khảo 5 phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp
Hiện nay có một số phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm doanh nghiệp như sau:
1. Kiểm tra chất lượng
Việc kiểm tra chất lượng thường xuyên sẽ bao gồm việc kiểm tra chi tiết các sản phẩm, hoạt động của các bộ phận liên trong hệ thống quản lý. Dựa vào những dữ liệu thu được nhằm sàng lọc và loại bỏ những vấn đề phát sinh gặp phải như sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hay lỗi trong kỹ thuật áp dụng. Trong phương pháp này cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
-
Luôn đảm bảo không có sai sót xảy ra. Mọi thứ phải luôn đảm bảo minh bạch và trung thực
-
Chi phí bỏ ra trong quá trình kiểm tra buộc phải thấp hơn so với chi phí xử lý các sản phẩm lỗi
-
Luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên thứ tự yêu tiên, không làm ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng.
-
Quá trình tiến hành kiểm tra buộc phải trở nên khắt khe nhưng phải làm sao để không làm gián đoạn hay gây sự cố trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.
2. Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng như môi trường, yếu tố đầu vào đầu rã, phương pháp quản lý, can người… đến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhằm mục đích theo dõi các yếu tố đó để ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật
Để thực hiện tốt phương pháp này cần có một cơ cấu tổ chức phù hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận để không xảy ra điểm nghẽn, sai sót.
Xem ngay: Top 5 phần mềm quản lý quy trình thủ tục cho các doanh nghiệp
3. Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng nghĩa là giữ mọi hoạt động trong khâu kiểm định chất lượng đều hoạt động theo kế hoạch định sẵn và vận hành một cách có hệ thống. Từ đó để thoả mãn các yêu cần cần có ở một sản phẩm.
Có thể nói phương pháp này hướng tới việc chú trọng việc thực hiện các phương pháp quản lý chất lượng. Khi ấy việc tiêu chuẩn hoá chất lượng và các cơ chế quản lý sẽ trở thành nội dung trọng tâm. Những hệ thống này sẽ chỉ rõ quá trình sản xuất cũng như quá trình dịch vụ phải được tiến hành như thế nào. Đồng thời nhà quản lý có thể kiểm soát toàn bộ quá trình quản lý chất lượng sản xuất – dịch vụ bằng những phương pháp thống kê khoa học.
Khi sử dụng phương pháp những tiêu chuẩn về chất lượng sẽ được giao cụ thể cho mỗi người chứ không phải chỉ riêng cho những người phụ trách quản lý từ đó tạo nên sự đồng bộ trong cả khâu quản lý lẫn sản xuất.
4. Kiểm soát chất lượng toàn diện
Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ không chỉ được áp dụng trong khâu sản xuất mà còn phải ứng dụng cả trong những khâu kiểm tra quản lý. Để từ đó có thể nâng cao chất lượng được diễn ra đồng bộ trong tất cả các khâu.
Phương pháp này hướng tới việc phải kiểm soát chất lượng từ việc nghiên cứu, tiến hành khảo sát, thiết kế, mua hàng rồi lưu kho và đóng gói. Ngay cả việc phân phối bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng cần phải được kiểm soát về chất lượng phục vụ,…
Chính tất cả những yếu tố đó góp phần hình thành nên sự chất lượng của một sản phẩm. Và chúng đóng vai trò tương hỗ với nhau nhằm giúp định hình thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
5. Quản lý chất lượng toàn diện
Việc quản lý chất lượng toàn diện chính là phương pháp quản lý tập trung vào sự tham gia của mọi thành viên.
Phương pháp này sẽ kế thừa những thành tựu từ việc tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa trong quản lý. Nhờ thế mà việc quản lý bớt độc tài, đề cao tinh thần dân chủ, nhân văn. Yếu tố con người trong doanh nghiệp nhờ vậy mà được phát huy tối đa.
Mục đích phương pháp này là hướng tới việc tạo ra một nền văn hoá chất lượng trong doanh nghiệp. Mọi thành viên đều là một mảnh ghép trong quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp để đưa tới những sản phẩm chất lượng cao, đạt chuẩn.
Như vậy trên đây chính là những phương pháp hiệu quả nhất giúp quản lý chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Nhờ những phương pháp tối ưu trên, doanh nghiệp có thể ứng dụng rộng rãi trong các khâu. Từ đó quá trình kiểm định chất lượng sản phẩm cũng trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết. Quy trình ấy sẽ giúp sản phẩm bán ra không những đảm bảo được chất lượng mà còn khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và yêu thích những thành phẩm của doanh nghiệp.