5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể là gì? Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực là yêu cầu gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Thư Viện Hỏi Đáp.
Phẩm chất và năng lực của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
1. 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
1.1. 5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Yêu nước:
Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày.
- Nhân ái:
Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng.
- Chăm chỉ:
Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.
Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này.
- Trung thực:
Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ.
- Trách nhiệm:
Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn
Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân trẻ, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội.
1.2. 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm các năng lực sau:
10 năng lực này được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:
- Tự chủ và tự học
- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
- Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là:
- Ngôn ngữ
- Tính toán
- Tin học
- Thể chất
- Thẩm mỹ
- Công nghệ
- Tìm hiểu tự nhiên và xã hội
2. Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong chương trình phổ thông
2.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực là những yêu cầu gì?
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực là yêu cầu gì?
Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất, về năng lực sau mỗi lớp học, cấp học và mỗi hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học lại có những yêu cầu riêng đối với học sinh cần phải đạt được.
2.2. Yêu cầu cần đạt trong chương trình phổ thông
Trong chương trình giáo dục phổ thông, cần đạt được yêu cầu về phẩm chất, năng lực,… như sau:
– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
Để biết thêm những yêu cầu khác, mời các bạn tham khảo bài: Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông mới
3. Đánh giá 5 phẩm chất của học sinh như thế nào?
Theo quy định thì thông qua việc theo dõi, quan sát, trao đổi hằng ngày với các em, giáo viên sẽ thu thập thêm thông tin. Từ đó, sẽ đưa ra những nhận xét để đánh giá phẩm chất học sinh trong học bạ.
Tuy nhiên, việc đánh giá phẩm chất của học sinh chủ yếu vẫn đang dựa vào thành phần điểm của một số môn (chủ yếu 2 môn Toán, tiếng Việt) và dựa vào lực học của học sinh đạt được.
Ví dụ, nếu học sinh có học lực yếu kém, giáo viên không thể nhận xét phẩm chất chăm chỉ của em học sinh ấy là tốt, dù có thể em học sinh này rất chăm chỉ học tập nhưng không đạt được điểm số cao.
Do đó, những học sinh có kết quả học tập yếu kém thì nhận xét về phẩm chất của các em chỉ có thể ở mức đạt hoặc chưa đạt. Còn đối với những học sinh có kết quả học tập tốt thì hầu như sẽ được đánh giá phẩm chất ở mức tốt.
Có thể nói, việc đánh giá phẩm chất và năng lực của các em học sinh không thể luôn luôn chính xác tuyệt đối, đôi khi có sự thiệt thòi cho những em chăm chỉ nhưng không đạt kết quả tốt. Có lẽ đây cũng là một trong những bất cập mà ngành giáo dục cần quan tâm giải quyết để có những quy định đánh giá khách quan hơn cho các em học sinh.
Trên đây, Thư Viện Hỏi Đáp đã cung cấp cho bạn đọc 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu
Các bài viết liên quan:
- Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
- Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì?
- Quan điểm của thầy cô về thuật ngữ kiểm tra và đánh giá là gì?
- Năng lực học sinh được thể hiện như thế nào?
- Thế nào là đánh giá định kỳ?
- Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
- Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
Xem thêm
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể là gì? Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực là yêu cầu gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Thư Viện Hỏi Đáp.
Phẩm chất và năng lực của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể1. 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
1.1. 5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Yêu nước:
Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày.
Nhân ái:
Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng.
Chăm chỉ:
Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.
Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này.
Trung thực:
Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ.
Trách nhiệm:
Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn
Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân trẻ, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội.
1.2. 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm các năng lực sau:
10 năng lực này được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:
Tự chủ và tự học
Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là:
Ngôn ngữ
Tính toán
Tin học
Thể chất
Thẩm mỹ
Công nghệ
Tìm hiểu tự nhiên và xã hội
2. Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong chương trình phổ thông
2.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực là những yêu cầu gì?
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực là yêu cầu gì?Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất, về năng lực sau mỗi lớp học, cấp học và mỗi hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học lại có những yêu cầu riêng đối với học sinh cần phải đạt được.
2.2. Yêu cầu cần đạt trong chương trình phổ thông
Trong chương trình giáo dục phổ thông, cần đạt được yêu cầu về phẩm chất, năng lực,… như sau:
– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
Để biết thêm những yêu cầu khác, mời các bạn tham khảo bài: Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông mới
3. Đánh giá 5 phẩm chất của học sinh như thế nào?
Theo quy định thì thông qua việc theo dõi, quan sát, trao đổi hằng ngày với các em, giáo viên sẽ thu thập thêm thông tin. Từ đó, sẽ đưa ra những nhận xét để đánh giá phẩm chất học sinh trong học bạ.
Tuy nhiên, việc đánh giá phẩm chất của học sinh chủ yếu vẫn đang dựa vào thành phần điểm của một số môn (chủ yếu 2 môn Toán, tiếng Việt) và dựa vào lực học của học sinh đạt được.
Ví dụ, nếu học sinh có học lực yếu kém, giáo viên không thể nhận xét phẩm chất chăm chỉ của em học sinh ấy là tốt, dù có thể em học sinh này rất chăm chỉ học tập nhưng không đạt được điểm số cao.
Do đó, những học sinh có kết quả học tập yếu kém thì nhận xét về phẩm chất của các em chỉ có thể ở mức đạt hoặc chưa đạt. Còn đối với những học sinh có kết quả học tập tốt thì hầu như sẽ được đánh giá phẩm chất ở mức tốt.
Có thể nói, việc đánh giá phẩm chất và năng lực của các em học sinh không thể luôn luôn chính xác tuyệt đối, đôi khi có sự thiệt thòi cho những em chăm chỉ nhưng không đạt kết quả tốt. Có lẽ đây cũng là một trong những bất cập mà ngành giáo dục cần quan tâm giải quyết để có những quy định đánh giá khách quan hơn cho các em học sinh.
Trên đây, Thư Viện Hỏi Đáp đã cung cấp cho bạn đọc 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu
Các bài viết liên quan:
Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì?
Quan điểm của thầy cô về thuật ngữ kiểm tra và đánh giá là gì?
Năng lực học sinh được thể hiện như thế nào?
Thế nào là đánh giá định kỳ?
Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
#phẩm #chất #và #năng #lực #cốt #lõi #của #học #sinh #trong #chương #trình #giáo #dục #tổng #thể
- Tổng hợp: Thư Viện Hỏi Đáp
- #phẩm #chất #và #năng #lực #cốt #lõi #của #học #sinh #trong #chương #trình #giáo #dục #tổng #thể