5 nguyên tắc vàng khi giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là điều vô cùng cần thiết, bởi vì khi trẻ có đủ sức khỏe thì trẻ mới có thể học tập tốt. Hơn thế nữa, giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển đầy đủ và hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoàn thiện nhận thức cùng nhân cách của bé trong tương lai.
Lợi ích của việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non từ sớm
Một đứa trẻ được bố mẹ cùng thầy cô giáo hướng dẫn, giáo dục thể chất sẽ phát triển một cách khác biệt so với những đứa trẻ khác:
- Cơ thể của bé sẽ phát triển một cách cân đối, không bị béo hay thừa cân, hay suy dinh dưỡng, còi xương, sức khỏe tốt, mỗi giai đoạn đều tăng chiều cao và cân nặng tốt.
- Bé sẽ có sức đề kháng tốt trước mọi bệnh tật: Trong giai đoạn này, bé rất dễ bị những vi khuẩn tấn công, nhưng khi được giáo dục thể chất giúp cho bé tăng cường hệ miễn dịch.
- Phát triển toàn bộ hệ xương, hệ cơ, hình thành lên khung cơ thể cân đối, chuẩn
- Đồng thời các hệ trong cơ thể được phát triển một cách tối ưu, gồm hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, cơ quan nội tạng, hô hấp
- Đặc biệt, bé sẽ linh hoạt, vui tươi hơn nhờ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh.
>> Xem thêm những lời chia sẻ về tầm quan trọng của giáo dục thể chất mầm non tại video sau:
Một chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non tốt cần dựa theo tiêu chí gì?
Bất kỳ cha mẹ, gia đình cần theo sát các chương trình giáo dục thể chất của nhà trường dành cho bé, không thể phó mặc mọi sự phát triển của bé cho nhà trường bằng cách giám sát dựa theo những tiêu chí sau:
- Khi các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường học, cần biết những chương trình giáo dục thể chất của bé có phù hợp với độ tuổi của bé không, có tạo nên sự hứng thú, quan tâm cho bé không, để từ đó đề xuất cho giáo viên và nhà trường để điều chỉnh cho phù hợp. Tránh những trường hợp giáo dục thể chất quá sức đối với bé, hoặc quá nhàm chán, không lôi cuốn bé tham gia.
- Những bài tập về giáo dục thể chất cần có tác dụng toàn bộ trên cơ thể của bé, hỗ trợ cho xương khớp, cơ thể bé phát triển, thúc đẩy mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bé.
- Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý điều này, ngoài việc hướng dẫn, dạy các bé những bài tập về vận động, chúng ta cần quan tâm đến những kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp để bé biết những cách cư xử đúng mực hàng ngày.
- Với mỗi bé, các bậc phụ huynh cần góp ý cho giáo viên: điểm mạnh, điểm yếu của bé, để giáo viên có hướng giáo dục thể chất phù hợp với bé, những bài tập thể chất hỗ trợ cho cơ bắp, xương của bé được tốt, chỉ cho bé những tư thế đứng, đi đúng cho bé, giúp bé có một thân hình chắc chắn, cân đối.
- Các bài tập giáo dục thể chất cần sự đa dạng, phong phú, nên kết hợp giữa các trò chơi vận động, thể dục vào buổi sáng, trong các tiết học thể dục hàng tuần, cùng với trò chơi thể thao. Nếu có thể hãy kết hợp âm nhạc để bé cảm nhận được sự vui vẻ khi tham gia, hiểu được lợi ích của các bài tập như này.
5 nguyên tắc vàng khi giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Áp dụng 5 nguyên tắc vàng sau khi giáo dục thể chất cho trẻ mầm non để đảm bảo mang lại sự phát triển tốt nhất cho trẻ:
1. Xây dựng tính tự giác và thói quen giáo dục thể chất cho trẻ
Giáo dục thể chất cho bé ngay từ thời gian mẫu giáo là cả một quá trình cần có sự hướng dẫn chi tiết từ giáo viên (bố mẹ), để bé có thể bắt chước làm theo, làm dúng, đồng thời trong quá trình dạy giáo viên (bố mẹ) cần nói rõ cho bé biết, tác dụng của việc tập giáo dục thể chất như thế nào, nếu không tập thì sẽ có vấn đề gì, nên khuyến khích bé tự giác tập, không nản, không bỏ cuộc, cần có ý chí, quyết tâm.
Mỗi lần bé tự tập hãy hoan hô, cổ vũ bé, quan sát dõi theo bé, để bé hiểu được sự động viên của bố mẹ (giáo viên)… Khi bé bỏ cuộc, không muốn tập, hãy nói chuyện, tìm nguyên nhân vì sao bé không thích tập nữa, có thể bé bị quên, bị mệt, hoặc bị bạn bè chê cười vì tập sai… Tìm hiểu được những nguyên nhân cụ thể, thì mới có hướng để giải quyết vấn đề của bé, để bé thông suất và tiếp tục tham gia các bài tập giáo dục thể chất.
2. Hướng dẫn trực quan cho trẻ.
Khi bé đang trong giai đoạn mầm non, bé chưa nhận thức được hết tất cả, đôi khi từ ngữ cũng không hiểu được hết. Vì vậy mọi thứ bố mẹ (giáo viên) cần có những hình mẫu trực tiếp, hướng dẫn cụ thể, chi tiết, đặc biệt yêu cầu sự kiên trì dạy cho bé, sự lắng nghe mong muốn của bé. Giáo dục thể chất ở trường mầm non cũng không yêu cầu quá nhiều, chỉ cần hướng dẫn cho bé cách đi, chạy, nhảy, tung, ném, những trò vận động nhẹ nhàng, vui chơi với bạn bè, tham gia các hoạt động ngoài trời, tập thể dục buổi sáng và giữa giờ…
- Trực quan trực tiếp: Làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát
- Trực quan gián tiếp: Những lời mô tả các động tác, kết hợp với phim, ảnh, và mô hình để bé hình dùng, hiểu được
Cần sự kết hợp giữa 2 loại trực quan này, để bé làm quen, hiểu, biết và học theo các động tác trong giáo dục thể chất, để bé có thể thực hiện tốt.
3. Đảm bảo tính khoa học trong chương trình giáo dục thể chất
Để xây dựng chương trình giáo dục thể chất, đảm bảo tâm sinh lý, trình độ, khả năng tiếp thu của bé mầm non. Chương trình giáo dục thể chất cần được xây dựng một cách hệ thống, toàn diện, đồng thời cần tạo sự hứng thú, nâng dần độ khó, để bé quen dần với việc vận động từ ít đến nhiều của toàn bộ hệ thống cơ thể. Đồng thời cần luyện tập thường xuyên, bài bản.
- Thầy cô giáo: Cần chỉ cho bé những cách tập luyện bài bản từ dễ đến khó
- Phụ huynh: Cần theo sát việc dạy dỗ của nhà trường, để hướng dẫn nếu bé không biết cách tập luyện, đồng thời cần sự động viên kịp thời nếu bé có tư tưởng bỏ cuộc, chán nản.
4. Nguyên tắc vừa sức, phù hợp với từng bé
Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm của từng bé, để áp dụng chương trình vận động một cách linh hoạt, phù hợp với sức khỏe từng bé. Nêu chương trình vận động quá nhẹ nhàng, đơn giản không thu hút được sự tham gia của các bé, đồng thời không có nhiều tác dụng rèn luyện cơ thể, các cơ bắp, xương khớp. Còn nếu chương trình vận động quá sức với các bé, gây ra phản tác dụng và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Trong một lớp học, trình độ và sức khỏe các bé không được đồng đều vì vậy cần có sự sát sao, thấu hiểu, quan tâm của giáo viên, và cần sự hợp tác từ các bậc phụ huynh.
5. Nguyên tắc an toàn trong luyện tập
Sự rủi ro có cơ hội xuất hiện chỉ khi do chủ quan, lơ là trong việc: kiểm tra các dụng cụ tập giáo dục thể chất, sân bãi, không khởi động đúng cách… Vì vậy cần có sự nghiêm túc, cẩn thận từ những người thầy cô giáo trong việc đảm bảo an toàn trong luyện tập. Hơn nữa, cần nắm rõ tình hình sức khỏe của trẻ bằng việc kiểm tra sức khỏe cho bé định kỳ, rồi xác định chính xác, phù hợp khối lượng bài tập với thể lực của bé. Khi quan sát, thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, thì cần điều chỉnh lại khối lượng
>> Nhiều bậc cha mẹ, giáo viên chưa biết cách xây dựng những bài học giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thì video dưới đây sẽ là một ví dụ cơ bản để làm mẫu khi giáo dục thể chất cho trẻ.
https://www.youtube.com/watch?v=jlEIkOR5W7o
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong những hoạt động cần có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh. Cần đề cao trách nhiệm của người dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, vì cần rất nhiều kỹ năng, kiến thức, và cả sự kiên nhẫn. Đặc biệt hơn, những bậc phụ huynh cần động viên, quan tâm kịp thời đến suy nghĩ và cảm nhận của bé, để phản hồi với phía nhà trường, để có sự điều chỉnh kịp thời. Tất cả những điều trên nhằm giúp bé có sự phát triển toàn diện cơ thể, sức khỏe và kỹ năng sống.
4.8
/
5
(
13
bình chọn
)