5 Mẹo Dân Gian Cho Bé Ăn Dặm Nhàn Tênh | Cleanipedia
Mục Lục
1. Chọn người dễ ăn đút bé ăn muỗng đầu tiên:
Đây là mẹo dân gian cho bé ăn dặm được truyền lại từ bao đời nay. Khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên, mẹ hãy chọn người dễ ăn đút cho bé muỗng đầu tiên. Việc chọn người dễ ăn như một cách “xin vía” ăn uống của người đó để bé không kén ăn. Sau đó, mẹ có thể tự tin trổ tài nấu nướng cho bé ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm chỉ huy hay truyền thống,… thỏa thích.
2. Mọc răng không sốt:
Thời điểm bé bắt đầu tập tành ăn dặm cũng là lúc bé bước vào giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, khi mọc răng trẻ rất dễ bị sốt, bỏ ăn, bỏ bú sữa và cơ thể trở nên mệt mỏi. Vì vậy, có một mẹo dân gian cho bé mọc răng không sốt, đó là dùng giá đỗ và hẹ rơ qua nướu của con.
Cách làm như sau: bạn lấy một ít hẹ và giá ngâm trong nước nóng để an toàn hơn cho bé. Sau đó, giã nát hẹ và giá rồi dùng gạc rơ lưỡi thấm một ít hỗn hợp. Tiếp đến, bạn rơ đều ở phần nướu trên và nướu dưới của bé.
Thời điểm mẹ rơ nướu cho bé lúc bé được 100 ngày nghĩa là bé tròn 3 tháng và 10 ngày.
Lưu ý: Khi đang rơ nướu cho bé, bạn hãy đọc câu thần chú “Răng mọc như giá, mọc răng không sốt”.
3. Bé bị táo bón khi ăn dặm
Sữa mẹ ngoài kháng thể còn có những hợp chất, lợi khuẩn giúp bé dễ dàng đi ngoài. Tuy nhiên, khi bước đến giai đoạn ăn dặm, trẻ sẽ phải dung nạp thêm lượng thức ăn khác ngoài sữa mẹ khiến trẻ dễ bị táo bón và đầy bụng. Tình trạng đầy bụng, không đi ngoài được dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, cáu gắt và làm trẻ biếng ăn.
Một mẹo dân gian cho bé ăn dặm nhàn tênh được các bà tin dùng đó là dùng cọng rau mồng tơi giúp bé dễ đi ngoài.
Cách thực hiện như sau:
-
Bạn mua mồng tơi và rửa rau đúng cách sao cho thật sạch.
-
Tước vỏ ngoài cọng mồng tơi
-
Đưa cọng mồng tơi vào lỗ hậu môn trẻ và xoay nhẹ nhàng
-
Bạn cứ lặp lại động tác đẩy vào, rút ra nhiều lần và không lâu sau bé sẽ đi ngoài được ngay.
Th ân mồng tơi sau khi tước vỏ sẽ có chất nhờn bao xung quanh và dễ dàng bôi trơn thành hậu môn giúp bé dễ đi ngoài. Ngược lại, nếu dùng đồ bơm hậu môn, không cẩn thận sẽ khiến bé bị chảy máu, tổn thương thành hậu môn, bởi hậu môn của trẻ còn non yếu.
4. Mẹo dân gian cho bé không sốt khi chích ngừa
Có lẽ rất nhiều mẹ đang đau đầu không biết có cách nào giúp bé không bị sốt khi tiêm phòng. Thực tế, việc tiêm phòng, chích ngừa cho bé thường có lịch trình cụ thể, nhiều nhất là dưới 2 tuổi.
Số lượng mũi có thể lên đến hơn 10 mũi. Bạn thấy đó, với số lượng mũi tiêm như vậy thì việc bị sốt nhiều lần sẽ không khỏi khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc và bỏ ăn dặm. Vì vậy, Cleanipedia sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo giúp bé không sốt:
-
Dành cho bé bú sữa mẹ: Mẹ mua rau tía tô về rửa sạch và ăn khoảng 10 lá. Tiếp đến, mẹ cho con bú nhiều nhất có thể. Điều này giúp các kháng thể tía tô thông qua đường sữa mẹ nạp vào cơ thể bé.
-
Dành cho bé bú sữa công thức: Mẹ giá lá tía tô rồi hòa với nước ấm cho bé uống một ít.
5. Bé bị rôm sảy
Tình trạng bị rôm sảy có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào trong sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là khi ăn dặm, các loại thức ăn sẽ chảy xuống cổ của bé, nếu không vệ sinh tắm trẻ sơ sinh ngay lập tức sẽ khiến trẻ dễ bị hăm, nổi rôm sảy.
Một gợi ý từ Cleanipedia đó là, bạn hãy pha nước khổ qua khi tắm cho trẻ sơ sinh. Khổ qua với các thành phần dịu nhẹ, lành tính và kháng khuẩn sẽ giúp làm xẹp nốt rôm sảy và cung cấp độ ẩm cho làn da trẻ.
Cách làm như sau: Bạn dùng ½ quả mướp đắng tươi, xay nhuyễn. Tiếp đến hòa mướp đắng đã xay nhuyễn vào nước rồi tắm cho bé.
Nếu bạn không thích mướp đắng thì có thể tìm hiểu thêm các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh.
Hy vọng với những mẹo dân gian cho bé ăn dặm nhàn tênh mà Cleanipedia bật mí sẽ giúp không còn lo lắng khi chuẩn bị cho bé ăn dặm. Và đừng quên theo dõi Cleanipedia thường xuyên để đón đọc những tin tức mới nhất trong việc chăm sóc nhà cửa bạn nhé.
>>> Xem thêm: