5 loại câu hỏi giáo viên có thể sử dụng trong giờ dạy Văn
GD&TĐ – Phương pháp dạy học hiện đại hướng tới lối dạy tinh – nghĩa là chỉ tập trung vào những điểm sáng thẩm mỹ, những chi tiết tiờu biểu, những chi tiết hàm chứa sự khác biệt, xác định năng lượng và ý nghĩa của “sự có mặt” – sự tồn tại của tác phẩm (gọi chung là “những tín hiệu nghệ thuật đặc biệt”).
Và nếu chúng ta thành công trong việc làm rõ vai trò, ý nghĩa quan trọng của chi tiết đó trong nội dung của lời giảng giải, phân tích, chắc chắn chúng ta sẽ thành công trong việc tạo và duy trì hứng thú, sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn.
Để thực hiện biện pháp này, theo tôi giáo viên có thể sử dụng một cách hiệu quả năm loại câu hỏi :
Một là, câu hỏi nhận biết: Chúng ta biết rằng, một vấn đề nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng suy tư của một người khi chớnh người đú phỏt hiện ra tinh chất đặc biệt của vấn đề (hay núi cách khác, tính chất đặc biệt của vấn đề đó thu hút được sự chú ý của người đó).
Nhận thức như vậy nờn để bước đầu tạo được sự chú ý của học sinh đối với “những tín hiệu nghệ thuật đặc biệt” của tác phẩm, giáo viên sử dụng và phát huy một cách tối đa hiệu quả của loại câu hỏi phát hiện. Bởi loại câu hỏi này có vai trò rất quan trọng trong việc hướng các em chú ý vào tình tiết và tự phát hiện ra “những tín hiệu nghệ thuật đặc biệt của tác phẩm”.
Hai là, câu hỏi thông hiểu: Sau câu hỏi nhận biết, đây là loại câu hỏi hướng cỏc em vào tìm hiểu ý nghĩa của của các chi tiết. “Thông hiểu” là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đó học hoặc biết. Phần nội dung được làm ở những câu hỏi này giúp các em hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của các chi tiết và rộng ra là giá trị của toàn tác phẩm.
Các câu hỏi hiểu thông hiểu thường ở dạng như: Em hiểu như thế nào về…? Em giải thớch như thế nào…? Em cảm nhận ra sao …?
Ba là, câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái cũ với cái mới, thậm chí giữa cái đúng với cái sai…
Có thể nói một cách ngắn gọn: Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi chứa tình huống có vấn đề. Và những tình huống có vấn đề ở câu hỏi nêu vấn đề thường rất nhạy cảm thích cắt nghĩa lời giải để chinh phục, để giải tỏa thắc mắc hay đơn giản chỉ là thỏa trí tò mò của học sinh hiện nay.
Hơn nữa vấn đề của bài giảng được lật đi lật lại như thế sẽ giúp các em hiểu được một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn chứ không chỉ dừng lại ở những kiến thức cơ bản qua những câu hỏi hiểu.
Xuất phát từ những nhận thức như vậy, theo tôi, để tạo và duy trì được hứng thú, sự chú ý cho học sinh qua việc hướng học sinh vào cách phát hiện – phân tích “những tín hiệu nghệ thuật đặc biệt “của tác phẩm thì việc xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề cho bài giảng là cực kì quan trọng .
Khi ra câu hỏi nêu vấn đề giáo viên cần lưu ý:
– Câu hỏi nêu vấn đề làm sao phải thể hiện được nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các sự kiện nhằm gúp phần làm sáng tỏ những ý nghĩa sâu sắc của chi tiết, của tác phẩm, tạo được ấn tượng sâu đậm trong học sinh.
– Tình huống có vấn đề của câu hỏi nêu vấn đề sao cho phải “đánh trúng” vào giao điểm của tuyến phát triển logic của tác phẩm với niềm hứng thú của học sinh
– Một điểm nữa chỳng tụi cũng muốn lưu ý thờm: cõu hỏi cú kớch thớch được tớnh tũ mũ, đỏnh trỳng được tõm lớ hướng tỡm những cỏi mới lạ độc đỏo của học sinh hay khụng cũn phải tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết về những “tín hiệu nghệ thuật đặc biệt” của tỏc phẩm và nghệ thuật nờu vấn đề của người thầy.
Bố là, câu hỏi gợi mở: Trước vấn đề thầy, cô đưa ra, không phải học sinh nào cũng biết. Theo tôi, khi đưa ra câu hỏi, đồng thời sẽ có cả những lời động viên của em khác phát biểu và cũng nên mạnh dạn gọi cả những em không giơ tay.
Khi các em ấp úng hoặc không trả lời được, lúc ấy thường một số thầy cô vẫn sợ mất thời gian nên vội vàng cho các em ngồi xuống, như thế là chúng ta chưa thể hiện rõ được vai trò của người “nhạc trưởng”. Những lúc như thế, chúng ta nên sử dụng những câu hỏi gợi mở, vừa hỏi vừa gợi ý từ dễ đến khú. Như thế học sinh sẽ cảm thấy được trân trọng và đáp ứng đúng tinh thần đổi mới phương pháp.
Trong quá trình hướng học sinh vào cùng phát hiện – phân tích “những tín hiệu nghệ thuật đặc biệt” của tác phẩm, giáo viên phải có sự phối kết hợp liên hoàn và liền mạch giữa câu hỏi gợi mở với ba loại câu hỏi trên.
Khi đưa ra câu hỏi phát hiện và câu hỏi nêu vấn đề, cần có những câu hỏi gợi mở kèm theo sau (khi thấy các em có biểu hiện không trả lời được). Điều này tránh được không khí căng thẳng, nặng nề khi giáo viên phỏng vấn, nhất là với những lớp cú nhiều học sinh yếu.
Năm là câu hỏi vận dụng: “Vận dụng”” là khả năng sử dụng các kiến thức đó học vào một hoàn cảnh cụ thể, vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra.
Điều này đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp , nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Câu hỏi vận dụng là dạng câu hỏi có mức độ cao hơn những câu hỏi khi tìm hiểu nội dung tác phẩm văn học, do vậy, nó thường được sử dụng không quả nhiều trong một tiết đọc văn.
Có thể xen vào giữa những câu hỏi phát hiện và thông hiểu một câu hỏi vận dụng để nâng cao, hoặc thường xuyên hơn là dựng nó cho phần củng cố, luyện tập.
Loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải tư duy cao hơn, cần phải vận dụng cỏc kiến thức của bài vừa học, những bài đó học và cả những kiến thức tự bản thân thu nhặt được để lý giải hay vận dụng, các câu hỏi vận dụng cũng sẽ được sử dụng thường xuyên trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ.
Bài viết đã được biên tập, lược ghi từ báo cáo chuyên đề “Phương pháp dạy học giúp học sinh chuyên tự nhiên trường THPT chuyên Sơn La học tốt môn Ngữ văn” của cô giáo Nguyễn Thị Hương Giang – Trường THPT chuyên Sơn La.